Cảnh tượng trong bộ phim bom tấn Avatar dường như được tái hiện nhờ một loại tảo phát sáng đặc biệt.
Nhà nhiếp ảnh Phil Hart đã chớp được khoảnh khắc kỳ lạ này ở Hồ Gippsland, bang Victoria (Australia) trong một lần đi tắm đêm.
Màu xanh làm sáng cả một vùng biển rộng lớn. Giữa khung cảnh đêm tối, trông nó càng trở nên lung linh, huyền ảo. Hình ảnh này gợi nhắc người xem tới bộ phim bom tấn Avatar.
Nồng độ cao bất thường của Noctiluca scintillans, một loại vi sinh vật có khả năng phát sáng, đã biến mặt nước thành một vùng xanh ngọc sáng lấp lánh.
Hồ Gippsland phát sáng
Noctiluca scintillans còn được gọi là ma biển, lửa biển, sự lấp lánh của biển cả… và nhiều cái tên vô cùng thơ mộng khác. Đây vốn là một loài tảo đặc biệt thích ăn sinh vật phù du, sinh vật và các loại tảo khác.
Nhìn như 2 dải sao trời đang giao nhau vậy
Người phát hiện ra sự khác thường này đầu tiên là nhiếp ảnh gia Phil Hart và bạn bè ông. Khi đang thực hiện chuyến nghỉ hàng năm của mình tại hồ, ông và bạn bè mình phát hiện ra hiện tượng phát quang màu xanh trong nước không hề giống bình thường, khi họ đang định bơi vào buổi tối.
Halt và bạn bè càng đùa nghịch trong nước bao nhiêu, nó càng sáng bấy nhiêu
Thực ra hiện tượng này là do Noctiluca scintillans phát quang để tự bảo vệ mình, mỗi khi nó cảm nhận được kẻ thù tới gần. Ngay lập tức, nhiếp ảnh gia này đã chụp ngay với vài tấm độc đáo.
Ông và bạn bè vẫy vùng thật nhiều trong nước, thậm chí là ném sỏi , đá trên mặt nước để thu hút thêm nhiều sự chú ý của tảo phát quang, nhờ đó mà chúng càng sáng và ông có những tấm ảnh tâm đắc.
Càng ném sỏi đá lên mặt nước, hồ Gippsland càng tỏa sáng.
Hiện tượng này, thực ra không diễn ra phổ biến. Chính vì thế chúng được xem như một màn ngoạn mục của sắc đẹp thiên nhiên. Hart thật may mắn khi chụp được bộ ảnh này.
Không phải ai cũng có may mắn được thưởng thức vẻ đẹp ngoạn mục
của thiên nhiên như Halt và bạn bè.
Nhà nhiếp ảnh Phil Hart đã chớp được khoảnh khắc kỳ lạ này ở Hồ Gippsland, bang Victoria (Australia) trong một lần đi tắm đêm.
Màu xanh làm sáng cả một vùng biển rộng lớn. Giữa khung cảnh đêm tối, trông nó càng trở nên lung linh, huyền ảo. Hình ảnh này gợi nhắc người xem tới bộ phim bom tấn Avatar.
Nồng độ cao bất thường của Noctiluca scintillans, một loại vi sinh vật có khả năng phát sáng, đã biến mặt nước thành một vùng xanh ngọc sáng lấp lánh.
Hồ Gippsland phát sáng
Noctiluca scintillans còn được gọi là ma biển, lửa biển, sự lấp lánh của biển cả… và nhiều cái tên vô cùng thơ mộng khác. Đây vốn là một loài tảo đặc biệt thích ăn sinh vật phù du, sinh vật và các loại tảo khác.
Nhìn như 2 dải sao trời đang giao nhau vậy
Người phát hiện ra sự khác thường này đầu tiên là nhiếp ảnh gia Phil Hart và bạn bè ông. Khi đang thực hiện chuyến nghỉ hàng năm của mình tại hồ, ông và bạn bè mình phát hiện ra hiện tượng phát quang màu xanh trong nước không hề giống bình thường, khi họ đang định bơi vào buổi tối.
Halt và bạn bè càng đùa nghịch trong nước bao nhiêu, nó càng sáng bấy nhiêu
Thực ra hiện tượng này là do Noctiluca scintillans phát quang để tự bảo vệ mình, mỗi khi nó cảm nhận được kẻ thù tới gần. Ngay lập tức, nhiếp ảnh gia này đã chụp ngay với vài tấm độc đáo.
Ông và bạn bè vẫy vùng thật nhiều trong nước, thậm chí là ném sỏi , đá trên mặt nước để thu hút thêm nhiều sự chú ý của tảo phát quang, nhờ đó mà chúng càng sáng và ông có những tấm ảnh tâm đắc.
Càng ném sỏi đá lên mặt nước, hồ Gippsland càng tỏa sáng.
Hiện tượng này, thực ra không diễn ra phổ biến. Chính vì thế chúng được xem như một màn ngoạn mục của sắc đẹp thiên nhiên. Hart thật may mắn khi chụp được bộ ảnh này.
Không phải ai cũng có may mắn được thưởng thức vẻ đẹp ngoạn mục
của thiên nhiên như Halt và bạn bè.
Comment