Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Câu chuyện về một gã “đực rựa” mang bầu

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Câu chuyện về một gã “đực rựa” mang bầu



    Sống trên đời đã được 36 năm nhưng chưa một lần, anh nông dân Sanju Bhagat (ở Nagur, Ấn Độ) cảm thấy tự tin bởi chiếc bụng lúc nào cũng trương phềnh như đang chửa đẻ. Một đêm tháng 6 năm 1999, Sanju cảm thấy tức ngực đến ngẹt thở, rồi như có bọng nước trong dạ bục vỡ òa…

    [HIDE]Ngay lập tức, xe cấp cứu hối hả đưa anh tới bệnh viện Tata Memorial thành phố Mumbai. Chẩn đoán Bhagat mang trong mình một u nước khổng lồ, các bác sĩ liền nhanh chóng tiến hành ca mổ để đưa cắt bỏ gốc khối u và rửa sạch các chất cặn bầy nhầy trong bụng. “Thông thường, khối u lớn hay nằm đè lên cơ hoành khiến cho bệnh nhân thấy khó thở. Chúng tôi bụng bảo dạ đây sẽ là ca phẫu thuật khó, bởi kích thước khối u thuộc dạng trước nay chưa từng thấy” - tiến sĩ Ajay Mehta nhớ lại.

    Tuy nhiên những phát hiện trong bụng Bhagat nằm ngoài dự đoán của tất cả mọi người. Vết rạch mở miệng, không thấy khối u đâu. Tiến sĩ Mehta ấn sâu 1 vết cắt nữa vào dạ dày, dòng chất lỏng nhầy nhụa phun ra, và rồi… “Quá đỗi kinh hoàng, tôi cảm thấy như ai đó đang bắt tay mình”.

    “Tất cả chúng tôi lặng đi vì sửng sốt”.

    Thoạt nhìn, có vẻ như Bhagat vừa mới “sinh cháu”. Nhưng theo kiến giải của các chuyên gia đầu ngành, bào thai kỳ quái trong bụng Bhagat chính là người anh em sinh đôi không chịu “xuất đầu lộ diện” trong suốt 36 năm qua.

    Trường hợp của Bhagat là một trong những hiện tượng y học dị thường và lạ lùng nhất thế giới, gọi nôm na là “thai trong thai”. Nó là kết quả của hiện tượng một trong hai bào thai không may bị “mắc kẹt” vào người anh em sinh đôi nằm kế bên.

    Thậm chí ngay cả khi đứa bé chào đời, bào thai kẹt này vẫn tiếp tục tồn tại dưới dạng ký sinh, bằng cách hình thành 1 mạng lưới ống dẫn như dây rốn chuyên đi hút chất dinh dưỡng của cơ thể, cho đến khi nó trở thành quá lớn và gây những triệu chứng bất thường cho “vật chủ”.

    Theo tiến sĩ Mehta, trong lịch sử y học thế giới hiện tượng hiếm gặp này tới nay chưa vượt quá con số 90.

    Hiện tượng “thai trong thai” xảy ra từ giai đoạn phát triển rất sớm của ca mang bầu sinh đôi, khi đó 1 trong 2 bào thai bao quanh rồi dần “ôm trọn” cả bào thai kia vào lòng. Bào thai ngoài vẫn lớn mạnh như thường, trong khi người anh em nằm bên trong cũng không chết nhờ hút dinh dưỡng như 1 kẻ kí sinh. Thường thì ngay trước thời điểm sinh nở, cả hai anh em sẽ cùng chết khi nhau thai chung căng ra và đứt phựt.

    Trường hợp của Bhagat được xét vào hàng độc nhất vô nhị bởi “hai bé” vẫn sống sót và chào đời an toàn. Càng lạ hơn nữa khi suốt 36 năm, không một ai nghi ngờ phải chăng Bhagat có người em trai trong bụng.

    Sau ca phẫu thuật, chứng tức ngực khó thở và những cơn đau của Bhagat nhanh chóng biến mất. Bhagat cho biết, anh không cần quan tâm các bác sĩ đã đào bới gì trong bụng anh, cũng không muốn nhìn mặt di vật gớm ghiếc của người anh em sinh đôi bị chối bỏ.

    Điều khiến Bhagat vui mừng nhất hiện giờ: anh sẽ không còn bị dân làng ác ý trêu ghẹo bằng cái tên “thằng cha mang thai” nữa. Nhưng dù sao xét trên 1 khía cạnh nào đó, họ cũng có phần đúng đấy chứ. (theo Dan tri)
    [/HIDE]

  • #2
    duc rua mang bau

    Comment


    • #3
      thanks

      Comment


      • #4
        cam on

        Comment


        • #5
          Thank

          Comment


          • #6
            thanks

            Comment


            • #7
              thank

              Comment


              • #8
                thank you

                Comment


                • #9
                  xin cho mot ve cam on

                  Comment


                  • #10
                    thank you!

                    Comment


                    • #11
                      cam on cho share.

                      Comment


                      • #12
                        cam on

                        Comment


                        • #13

                          Comment


                          • #14
                            ths

                            Comment


                            • #15
                              thá

                              Comment

                              Working...
                              X