Lạ kỳ một làng có tới 60 cặp song sinh
Làng “sinh đôi” (ấp Hưng Hiệp, xã Hưng Lộc, H.Thống Nhất) được nhiều người biết đến bởi có hơn 60 cặp song sinh. Nhiều đơn vị chức năng đã đến tận nơi nghiên cứu tìm nguyên nhân nhưng đến nay giải mã về làng “sinh đôi” vẫn còn là ẩn số.
Sinh đôi hàng loạt
Tìm đến làng “sinh đôi” vào giờ tan trường, chạy dọc Quốc lộ 1A, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi thấy hàng chục cặp song sinh tung tăng trên những chiếc xe đạp về hướng ấp Hưng Hiệp. Người dân ở đây cho biết, trước giải phóng mới có vài cặp sinh đôi nhưng sau đó đến năm 2005, hiện tượng này diễn ra ồ ạt đến mức bất thường. Hàng chục cặp song sinh liên tiếp ra đời và cái tên làng “sinh đôi” cũng xuất hiện từ ấy.
Điều lạ là càng ra xa nhà ông Thường, số lượng các cặp sinh đôi giảm dần. Ngoài trường hợp sinh ba có một em tử vong do bệnh sốt rét, số còn lại đều phát triển khỏe mạnh, chăm ngoan. Cặp song sinh lớn tuổi nhất là hai bà Trương Huỳnh Yến và Trương Huỳnh Nga (SN 1947) hiện đang sống chung dưới một mái nhà; cặp nhỏ nhất SN 2005, con gái của chị Nguyễn Thị Tuyết, đang học mẫu giáo.
“Không hiểu sao khu vực ấp Hưng Hiệp lại có quá nhiều trẻ sinh đôi đến vậy? Tuy nhiên đây cũng là điều tạo nên nét đặc trưng cho làng, tất cả những đứa trẻ đều phát triển bình thường, chăm học, là niềm hãnh diện cho các bậc cha mẹ. Trong làng còn có hai cặp song sinh nên duyên vợ chồng (cặp nam lấy cặp nữ – NV)” – ông Nguyễn Văn Hiển, Bí thư xã Hưng Lộc nói.
Tìm đến nhà ông Trần Đình Danh, Trưởng ấp Hưng Hiệp, để hỏi thực hư về làng “sinh đôi” thì từ trong nhà, hai đứa trẻ giống nhau như hai giọt nước cùng bước ra chào khách. Đó là hai cậu con trai song sinh Trần Duy Khang và Trần Trang Khang (12 tuổi) của vợ chồng ông.
Đưa mắt nhìn các con, ông Danh bộc bạch: “Thú thật, tôi là trưởng tộc mà sinh hạ liền lúc bốn người con gái nên dòng họ ai cũng buồn. Một hôm vợ tôi nằm mơ thấy sinh được hai người con trai, đem chuyện kể lại nhưng tôi không tin vì cho đó là chuyện mộng mị vớ vẩn. Không ngờ vài tháng sau cô ấy mang thai, đi siêu âm bác sĩ nói song thai nam, cả họ cùng mừng. Ít lâu sau, nhà sát bên cạnh tôi cũng sinh đôi”.
Hai đứa con của ông Danh có vóc dáng to lớn hơn các bạn cùng trang lứa, chúng giống nhau đến mức mọi người trong nhà thường xuyên bị nhầm lẫn, phải phân biệt chúng bằng cách đếm… nốt ruồi trên mặt!
Do nguồn nước?
Nhiều người cho rằng nguyên nhân khiến làng có nhiều cặp song sinh như vậy là do nguồn nước mà nên. Thế là, câu chuyện về làng “sinh đôi” ngày càng trở nên kỳ bí, nhanh chóng lan xa với nhiều tình tiết hư cấu, thêu dệt.
Ông Ngô Thành Nhân – Chủ tịch UBND xã Hưng Lộc – cho biết: Ngoài những người trong nước, làng “sinh đôi” còn đón tiếp cả trăm người Hàn Quốc, Nhật Bản… đi thành từng đoàn, xin vài trăm lít nước giếng về uống. “Mấy năm nay, lượng người xin nước đông đến mức tôi phải dành rất nhiều thời gian cho việc tiếp khách, dẫn họ đi, lắm lúc không thể làm ăn gì được.
Nhiều người rất đáng thương, họ tìm đến với những dòng nước mắt kể về sự thèm khát con cái của mình và hy vọng” – bà Nguyễn Thị Liên, Bí thư chi bộ ấp Hưng Hiệp bày tỏ. Năm 2004, Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) đã cử y, bác sĩ có kinh nghiệm mang máy móc xuống, khám phụ khoa cho 400 phụ nữ, lấy mẫu nước về xét nghiệm, nghiên cứu nhưng đến nay vẫn chưa thể xác định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sinh đôi hàng loạt.
Theo TTXL
Làng “sinh đôi” (ấp Hưng Hiệp, xã Hưng Lộc, H.Thống Nhất) được nhiều người biết đến bởi có hơn 60 cặp song sinh. Nhiều đơn vị chức năng đã đến tận nơi nghiên cứu tìm nguyên nhân nhưng đến nay giải mã về làng “sinh đôi” vẫn còn là ẩn số.
Sinh đôi hàng loạt
Tìm đến làng “sinh đôi” vào giờ tan trường, chạy dọc Quốc lộ 1A, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi thấy hàng chục cặp song sinh tung tăng trên những chiếc xe đạp về hướng ấp Hưng Hiệp. Người dân ở đây cho biết, trước giải phóng mới có vài cặp sinh đôi nhưng sau đó đến năm 2005, hiện tượng này diễn ra ồ ạt đến mức bất thường. Hàng chục cặp song sinh liên tiếp ra đời và cái tên làng “sinh đôi” cũng xuất hiện từ ấy.
Gia đình ông Danh rất khó phân biệt giữa Trang Khang và Duy Khang
Tính đến nay, toàn xã Hưng Lộc có gần 100 cặp song sinh, riêng ấp Hưng Hiệp chiếm đến 2/3 với 60 cặp. Khu vực nhà ông Nguyễn Thường (77 tuổi) được xem là tâm điểm của làng “sinh đôi” vì chỉ trong khoảng vài trăm mét vuông đã có hơn 10 cặp, thậm chí bốn gia đình liền kề nhau đều có các cô, cậu song sinh. Điều lạ là càng ra xa nhà ông Thường, số lượng các cặp sinh đôi giảm dần. Ngoài trường hợp sinh ba có một em tử vong do bệnh sốt rét, số còn lại đều phát triển khỏe mạnh, chăm ngoan. Cặp song sinh lớn tuổi nhất là hai bà Trương Huỳnh Yến và Trương Huỳnh Nga (SN 1947) hiện đang sống chung dưới một mái nhà; cặp nhỏ nhất SN 2005, con gái của chị Nguyễn Thị Tuyết, đang học mẫu giáo.
“Không hiểu sao khu vực ấp Hưng Hiệp lại có quá nhiều trẻ sinh đôi đến vậy? Tuy nhiên đây cũng là điều tạo nên nét đặc trưng cho làng, tất cả những đứa trẻ đều phát triển bình thường, chăm học, là niềm hãnh diện cho các bậc cha mẹ. Trong làng còn có hai cặp song sinh nên duyên vợ chồng (cặp nam lấy cặp nữ – NV)” – ông Nguyễn Văn Hiển, Bí thư xã Hưng Lộc nói.
Tìm đến nhà ông Trần Đình Danh, Trưởng ấp Hưng Hiệp, để hỏi thực hư về làng “sinh đôi” thì từ trong nhà, hai đứa trẻ giống nhau như hai giọt nước cùng bước ra chào khách. Đó là hai cậu con trai song sinh Trần Duy Khang và Trần Trang Khang (12 tuổi) của vợ chồng ông.
Đưa mắt nhìn các con, ông Danh bộc bạch: “Thú thật, tôi là trưởng tộc mà sinh hạ liền lúc bốn người con gái nên dòng họ ai cũng buồn. Một hôm vợ tôi nằm mơ thấy sinh được hai người con trai, đem chuyện kể lại nhưng tôi không tin vì cho đó là chuyện mộng mị vớ vẩn. Không ngờ vài tháng sau cô ấy mang thai, đi siêu âm bác sĩ nói song thai nam, cả họ cùng mừng. Ít lâu sau, nhà sát bên cạnh tôi cũng sinh đôi”.
Hai đứa con của ông Danh có vóc dáng to lớn hơn các bạn cùng trang lứa, chúng giống nhau đến mức mọi người trong nhà thường xuyên bị nhầm lẫn, phải phân biệt chúng bằng cách đếm… nốt ruồi trên mặt!
Do nguồn nước?
Nhiều người cho rằng nguyên nhân khiến làng có nhiều cặp song sinh như vậy là do nguồn nước mà nên. Thế là, câu chuyện về làng “sinh đôi” ngày càng trở nên kỳ bí, nhanh chóng lan xa với nhiều tình tiết hư cấu, thêu dệt.
Hai anh em sinh đôi cùng học chung ở trường Hưng Lộc
Hàng ngàn người dân hiếu kỳ từ khắp nơi như TPHCM, Bình Thuận, Hà Nội, Cần Thơ… tìm đến, làm cho làng “sinh đôi” trở nên nhộn nhịp. Có người chỉ để thấy tận mắt các cặp trẻ giống hệt nhau, nhưng cũng không ít quý bà hiếm muộn đường con cái, tin vào lời đồn thổi, lặn lội tới để… xin nước, gạo về ăn, hy vọng có thể được làm mẹ. Ông Ngô Thành Nhân – Chủ tịch UBND xã Hưng Lộc – cho biết: Ngoài những người trong nước, làng “sinh đôi” còn đón tiếp cả trăm người Hàn Quốc, Nhật Bản… đi thành từng đoàn, xin vài trăm lít nước giếng về uống. “Mấy năm nay, lượng người xin nước đông đến mức tôi phải dành rất nhiều thời gian cho việc tiếp khách, dẫn họ đi, lắm lúc không thể làm ăn gì được.
Nhiều người rất đáng thương, họ tìm đến với những dòng nước mắt kể về sự thèm khát con cái của mình và hy vọng” – bà Nguyễn Thị Liên, Bí thư chi bộ ấp Hưng Hiệp bày tỏ. Năm 2004, Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) đã cử y, bác sĩ có kinh nghiệm mang máy móc xuống, khám phụ khoa cho 400 phụ nữ, lấy mẫu nước về xét nghiệm, nghiên cứu nhưng đến nay vẫn chưa thể xác định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sinh đôi hàng loạt.
Theo TTXL
Comment