Người dân Indonesia gọi một cậu bé 9 tuổi ở tỉnh Đông Java là “thầy lang phù thủy”, sau khi có tin đồn cậu chữa khỏi nhiều bệnh nan y nhờ một viên đá. Mỗi ngày khoảng 5.000 người tìm đến "thầy" và xếp hàng rồng rắn hàng km để đợi đến lượt chữa bệnh.
Mohammad Ponari thả viên đá vào nước để chữa bệnh
Mohammad Ponari, 9 tuổi, bị sét đánh trúng khi đang ngồi chơi trước ngôi nhà của cậu ở làng Balongsari vào tháng 1. Cậu ngã lăn ra đất, nhưng sau đó ngồi dậy như chưa hề có cú sét. Sau đó Ponari nhặt một viên đá to có hình dạng giống quả trứng gà gần chỗ cậu ngã và nói rằng nó có khả năng chữa mọi bệnh.
Theo lời kể của người dân thì bệnh nhân đầu tiên của Ponari là một đứa trẻ bị sốt cao gần nhà cậu. Ponari cho viên đá vào một cốc nước và bảo đứa trẻ uống. Một lúc sau thân nhiệt của đứa bé giảm và cơn sốt biến mất.
Một phụ nữ 30 tuổi bị trầm cảm hơn 10 năm tìm tới Ponari. Chị uống nước mà Ponari nhúng hòn đá và khỏi bệnh. Trưởng làng Nila Retno cũng từng tới gặp Ponari. Bà kể: “Cánh tay tôi bị bong gân. Thằng bé nhúng hòn đá vào một bát nước rồi đưa cho tôi. Sau khi bôi nước trong bát lên tay tôi thấy hết đau và tay không còn sưng nữa”.
Sutikno, người đứng đầu cảnh sát huyện, khẳng định ông từng chứng kiến cảnh Ponari chữa bệnh cho một cậu bé bị câm suốt 5 năm ở làng Balongsari, Đông Java. Ông kể: “Ponari lay người thằng bé câm. Đột nhiên thằng bé vùng dậy và túm tóc Ponari. Hai đứa đánh lộn và vật nhau một lúc, sau đó thằng bé câm nói được”.
Tiếng lành đồn xa. Hàng trăm người dân trong làng kéo đến nhà Ponari để nhờ cậu chữa bệnh. Chỉ trong vòng nửa tháng kể từ khi cậu bị sét đánh, câu chuyện về hòn đá chữa bách bệnh bay sang tận Malaysia. Hàng nghìn người xếp hàng trước cửa nhà Ponari mỗi ngày. Họ mang theo túi nước để Ponari nhúng viên đá. Đôi khi hàng người dài tới vài km.
Muhammad Indra, một cảnh sát địa phương, cho biết: “Họ phải xếp hàng trong nhiều giờ vì có quá nhiều người. Phần lớn người tìm tới Ponari mắc các bệnh về hô hấp”.
Hàng nghìn người tập trung trước nhà Ponari để nhờ cậu chữa bệnh.
Cảnh chen lấn, xô đẩy thường xuyên xảy ra. 4 bệnh nhân đã chết và vài chục người bị thương trong những cuộc giẫm đạp vào giữa tháng 2. Tình trạng lộn xộn khiến các giáo sĩ địa phương lo ngại. Họ yêu cầu chính quyền can thiệp để Ponari ngừng chữa bệnh. Cảnh sát đã đưa Ponari tới một nơi bí mật, nhưng hàng nghìn người vẫn đổ xô tới nhà “thầy thuốc phù thủy” mỗi ngày. Nhiều người khẳng định họ sẽ tiếp tục đến làng Balongsari cho đến khi “thầy lang phù thủy” trở về.
Kể từ khi Ponari tìm thấy viên đá, khoảng 50.000 người đã tìm tới nhà cậu. Các dịch vụ y tế hiện đại có mức phí quá cao so với thu nhập của hàng triệu người dân trên đảo Java của Indonesia, buộc họ phải tìm tới các thầy lang mỗi khi mắc bệnh.
Tính tới đầu tháng 3, người ta đã thả khoảng 1 tỉ rupiah (gần 77.000 USD) vào chiếc hòm trước cửa nhà Ponari. Theo quy tắc của đạo Hồi, Ponari không được nhận tiền của bệnh nhân vì khả năng chữa bệnh của cậu là món quà mà thần thánh ban tặng. Trưởng thôn Retno cho biết, Ponari thường than phiền với bà rằng cậu bị đau khắp người.
“Thằng bé có cảm giác như bị ai đó quất bằng roi da. Nó cũng hay bị sốt và nôn mửa. Liệu đó có phải là sự trừng phạt của thần linh đối với hành vi nhận tiền của nó?”, Retno nói.
Theo Wordpress, The Sun
Mohammad Ponari thả viên đá vào nước để chữa bệnh
Mohammad Ponari, 9 tuổi, bị sét đánh trúng khi đang ngồi chơi trước ngôi nhà của cậu ở làng Balongsari vào tháng 1. Cậu ngã lăn ra đất, nhưng sau đó ngồi dậy như chưa hề có cú sét. Sau đó Ponari nhặt một viên đá to có hình dạng giống quả trứng gà gần chỗ cậu ngã và nói rằng nó có khả năng chữa mọi bệnh.
Theo lời kể của người dân thì bệnh nhân đầu tiên của Ponari là một đứa trẻ bị sốt cao gần nhà cậu. Ponari cho viên đá vào một cốc nước và bảo đứa trẻ uống. Một lúc sau thân nhiệt của đứa bé giảm và cơn sốt biến mất.
Một phụ nữ 30 tuổi bị trầm cảm hơn 10 năm tìm tới Ponari. Chị uống nước mà Ponari nhúng hòn đá và khỏi bệnh. Trưởng làng Nila Retno cũng từng tới gặp Ponari. Bà kể: “Cánh tay tôi bị bong gân. Thằng bé nhúng hòn đá vào một bát nước rồi đưa cho tôi. Sau khi bôi nước trong bát lên tay tôi thấy hết đau và tay không còn sưng nữa”.
Sutikno, người đứng đầu cảnh sát huyện, khẳng định ông từng chứng kiến cảnh Ponari chữa bệnh cho một cậu bé bị câm suốt 5 năm ở làng Balongsari, Đông Java. Ông kể: “Ponari lay người thằng bé câm. Đột nhiên thằng bé vùng dậy và túm tóc Ponari. Hai đứa đánh lộn và vật nhau một lúc, sau đó thằng bé câm nói được”.
Tiếng lành đồn xa. Hàng trăm người dân trong làng kéo đến nhà Ponari để nhờ cậu chữa bệnh. Chỉ trong vòng nửa tháng kể từ khi cậu bị sét đánh, câu chuyện về hòn đá chữa bách bệnh bay sang tận Malaysia. Hàng nghìn người xếp hàng trước cửa nhà Ponari mỗi ngày. Họ mang theo túi nước để Ponari nhúng viên đá. Đôi khi hàng người dài tới vài km.
Muhammad Indra, một cảnh sát địa phương, cho biết: “Họ phải xếp hàng trong nhiều giờ vì có quá nhiều người. Phần lớn người tìm tới Ponari mắc các bệnh về hô hấp”.
Hàng nghìn người tập trung trước nhà Ponari để nhờ cậu chữa bệnh.
Cảnh chen lấn, xô đẩy thường xuyên xảy ra. 4 bệnh nhân đã chết và vài chục người bị thương trong những cuộc giẫm đạp vào giữa tháng 2. Tình trạng lộn xộn khiến các giáo sĩ địa phương lo ngại. Họ yêu cầu chính quyền can thiệp để Ponari ngừng chữa bệnh. Cảnh sát đã đưa Ponari tới một nơi bí mật, nhưng hàng nghìn người vẫn đổ xô tới nhà “thầy thuốc phù thủy” mỗi ngày. Nhiều người khẳng định họ sẽ tiếp tục đến làng Balongsari cho đến khi “thầy lang phù thủy” trở về.
Kể từ khi Ponari tìm thấy viên đá, khoảng 50.000 người đã tìm tới nhà cậu. Các dịch vụ y tế hiện đại có mức phí quá cao so với thu nhập của hàng triệu người dân trên đảo Java của Indonesia, buộc họ phải tìm tới các thầy lang mỗi khi mắc bệnh.
Tính tới đầu tháng 3, người ta đã thả khoảng 1 tỉ rupiah (gần 77.000 USD) vào chiếc hòm trước cửa nhà Ponari. Theo quy tắc của đạo Hồi, Ponari không được nhận tiền của bệnh nhân vì khả năng chữa bệnh của cậu là món quà mà thần thánh ban tặng. Trưởng thôn Retno cho biết, Ponari thường than phiền với bà rằng cậu bị đau khắp người.
“Thằng bé có cảm giác như bị ai đó quất bằng roi da. Nó cũng hay bị sốt và nôn mửa. Liệu đó có phải là sự trừng phạt của thần linh đối với hành vi nhận tiền của nó?”, Retno nói.
Theo Wordpress, The Sun
Comment