Khủng hoảng tài chính tạo ra lớp “người nghèo mới” trên thế giới. Họ là những người có xe, có nhà và nhiều tiện nghi khác, nhưng không có tiền mua thức ăn.
Chị Vicky Gardner 44 tuổi, một y tá chuyên ngành lão khoa sống tại Washington D.C, Mỹ, mỗi sáng lại diện đồ tươm tất, chạy chiếc xe hơi hạng trung, đưa hai con đến trường. Nhìn chị như thế, không ai nghĩ chị chuẩn bị ghé một cơ sở cứu tế, nhận lương thực miễn phí trước khi đi làm. Chị nói: “Tôi phải đến sớm mới có rau tươi. Ngày càng nhiều gia đình không thể cho con cái ăn no nếu không được giúp đỡ”. Chồng chị làm thợ mộc. Hai vợ chồng kiếm được 3.500 USD một tháng, thanh toán tiền nhà cửa, xe cộ, nhiên liệu và học phí cho hai con, chị không còn khoản nào để mua thức ăn.
Đủ tiện nghi nhưng đói
Khoảng 25% số người thuộc tầng lớp trung lưu ở Mỹ đang lâm vào tình cảnh như chị Vicky Gardner, và khái niệm nghèo đối với những người này bị thay đổi. Những “người nghèo mới” này có nhà, xe hơi, ti vi, có công việc, đúng với tiêu chuẩn một gia đình bình thường tại Mỹ, chỉ khác là tủ lạnh thì trống rỗng, không có tí thức ăn nào, tài khoản âm một khoản nợ khó trả. Ông Reuben Gist, giám sát tổ chức ngân hàng thực phẩm vùng thủ đô của Mỹ (CAFB) nói: “Người nghèo mới nhìn giống như chúng ta, họ ăn mặc tươm tất, lái xe đưa trẻ đi học rồi đi làm. Nhưng khi về nhà, họ không có thức ăn”.
Họ là nạn nhân của các vụ phá sản, giảm lao động, giảm giờ làm, bớt lương, cắt thưởng của hàng loạt nhà máy, dịch vụ, công ty thuộc các ngành nghề, lĩnh vực trong khủng hoảng tài chính, kinh tế hiện nay. Sybil D. Smith, một người hưu trí Mỹ viết trên greenvilleonline ngày 30.11 rằng: “Tôi phải giảm 35% lượng nước dùng hàng tháng. Số tiền hưu trí dành dụm của tôi cạn dần. Trước đây, cuối tuần tôi mới phải đến những nơi cứu trợ, nhưng nay, tôi đến đó hàng ngày”.
Châu Âu cũng bị tình trạng tương tự. Anh Darren Maughan, 34 tuổi, người Ireland, từng là thợ hồ, tài xế xe đổ đất suốt 15 năm qua, mới thất nghiệp tháng 10.2008 và đang tìm việc mới. Anh nói: “Chưa bao giờ tôi vướng vào tình trạng này. Trước đây, mỗi lần xin việc chỉ từ 2 đến 4 tuần, và tôi luôn biết sẽ có việc làm. Nhưng lần này, tôi chưa nhận một hồi đáp nào dù hồ sơ tốt, tôi làm việc chăm chỉ, không nghỉ một ngày làm việc nào và chưa hề có tiền sử đi muộn về sớm”.
Ở Italy, tình trạng này có vẻ bi đát hơn. Con số chính thức của chính phủ cho biết 6,8% dân số Italy hiện nay bị thất nghiệp. Tổ chức từ thiện Công giáo Caritas cho biết 13% trong tổng số 58 triệu dân Ý bị rơi vào ngưỡng nghèo. Anh Stefano G., một trong số đó, lúc đứng xếp hàng trong hàng dài cả trăm người chờ nhận thực phẩm cứu trợ tại tổ chức Pane Quotidiano, ở Milan, nói: “Mọi thứ càng lúc càng tồi tệ hơn. Khủng hoảng mà. Giá tăng như thế, tôi có thể làm gì ngoài việc đến đây. Tôi không thể ăn cắp”. Một nữ sinh viên 28 tuổi, đến đây nhận thức ăn nói: “Tôi không còn lựa chọn nào khác”.
Cuộc suy thoái đầu tiên của giới trung lưu
Ở Mỹ số lượng người nghèo mới này tăng vọt. Ông Reuben Gist cho biết 1/4 số người đến CAFB nhận thực phẩm cứu tế có thu nhập lên đến 80.000 USD/năm. Chỉ riêng ở ngay thủ đô Washington, có ít nhất 400.000 người cần CAFB giúp đỡ.
Tổ chức từ thiện Thánh Vinh Sơn Phaolô tại Athlone, tỉnh Leinster & Connacht, Ireland cho biết, số người đến nhờ hỗ trợ tăng nhanh trong năm nay. Theo ông John Monaghan, phó chủ tịch tổ chức Thánh Vinh Sơn Phaolô, 1/4 số người nhận hỗ trợ hiện nay là những người đến lần đầu, là lớp “người nghèo mới”. Ercole Polline, một tư vấn viên ở Pane Quotidiano, nơi phân phát thức ăn cho khoảng 2.000 người mỗi ngày, cho biết hồi năm ngoái mỗi ngày chỉ có khoảng 80 người Italy đến nhận thức ăn, năm nay con số đó là 350”.
Liên minh châu Âu (EU), lâu nay mang lương thực cứu trợ nước kém phát triển nay quay về chăm sóc người trong nhà. EU muốn tăng trợ cấp lương thực nội khối lên 67%/năm. Hiện khoảng 43 triệu người tại EU, chiếm 8,5% dân số, không nạp đủ dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Hay như tại Bồ Đào Nha, một khảo sát của EU trong tháng 7, có đến 71% dân số nước này gặp khó khăn về chi trả hoá đơn hàng tháng. Người dân cũng phải xếp hàng dài nhận cứu trợ từ nhiều tổ chức tôn giáo và từ thiện trong nước. Bà Isabel Jonet, lãnh đạo ngân hàng lương thực (Food Bank) của EU cho biết: “Ngân hàng này ban đầu được thành lập để giúp đỡ người già. Nhưng nay, ngân hàng phải giúp cả những người nghèo mới”.
Ông Monaghan nhận định: “Chắc chắn các tổ chức còn phải giúp đỡ nhiều người nữa trong thời gian tới, nhất là sau mùa Giáng sinh. Tôi chưa từng thấy điều này. Đây có lẽ là suy thoái tầng lớp trung lưu lần đầu chúng tôi chứng kiến”.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị
*****************************
Đúng là chuyện lạ, Quo tui chưa hề thấy tiền lệ bao giờ....
Chị Vicky Gardner 44 tuổi, một y tá chuyên ngành lão khoa sống tại Washington D.C, Mỹ, mỗi sáng lại diện đồ tươm tất, chạy chiếc xe hơi hạng trung, đưa hai con đến trường. Nhìn chị như thế, không ai nghĩ chị chuẩn bị ghé một cơ sở cứu tế, nhận lương thực miễn phí trước khi đi làm. Chị nói: “Tôi phải đến sớm mới có rau tươi. Ngày càng nhiều gia đình không thể cho con cái ăn no nếu không được giúp đỡ”. Chồng chị làm thợ mộc. Hai vợ chồng kiếm được 3.500 USD một tháng, thanh toán tiền nhà cửa, xe cộ, nhiên liệu và học phí cho hai con, chị không còn khoản nào để mua thức ăn.
Đủ tiện nghi nhưng đói
Khoảng 25% số người thuộc tầng lớp trung lưu ở Mỹ đang lâm vào tình cảnh như chị Vicky Gardner, và khái niệm nghèo đối với những người này bị thay đổi. Những “người nghèo mới” này có nhà, xe hơi, ti vi, có công việc, đúng với tiêu chuẩn một gia đình bình thường tại Mỹ, chỉ khác là tủ lạnh thì trống rỗng, không có tí thức ăn nào, tài khoản âm một khoản nợ khó trả. Ông Reuben Gist, giám sát tổ chức ngân hàng thực phẩm vùng thủ đô của Mỹ (CAFB) nói: “Người nghèo mới nhìn giống như chúng ta, họ ăn mặc tươm tất, lái xe đưa trẻ đi học rồi đi làm. Nhưng khi về nhà, họ không có thức ăn”.
Họ là nạn nhân của các vụ phá sản, giảm lao động, giảm giờ làm, bớt lương, cắt thưởng của hàng loạt nhà máy, dịch vụ, công ty thuộc các ngành nghề, lĩnh vực trong khủng hoảng tài chính, kinh tế hiện nay. Sybil D. Smith, một người hưu trí Mỹ viết trên greenvilleonline ngày 30.11 rằng: “Tôi phải giảm 35% lượng nước dùng hàng tháng. Số tiền hưu trí dành dụm của tôi cạn dần. Trước đây, cuối tuần tôi mới phải đến những nơi cứu trợ, nhưng nay, tôi đến đó hàng ngày”.
Châu Âu cũng bị tình trạng tương tự. Anh Darren Maughan, 34 tuổi, người Ireland, từng là thợ hồ, tài xế xe đổ đất suốt 15 năm qua, mới thất nghiệp tháng 10.2008 và đang tìm việc mới. Anh nói: “Chưa bao giờ tôi vướng vào tình trạng này. Trước đây, mỗi lần xin việc chỉ từ 2 đến 4 tuần, và tôi luôn biết sẽ có việc làm. Nhưng lần này, tôi chưa nhận một hồi đáp nào dù hồ sơ tốt, tôi làm việc chăm chỉ, không nghỉ một ngày làm việc nào và chưa hề có tiền sử đi muộn về sớm”.
Ở Italy, tình trạng này có vẻ bi đát hơn. Con số chính thức của chính phủ cho biết 6,8% dân số Italy hiện nay bị thất nghiệp. Tổ chức từ thiện Công giáo Caritas cho biết 13% trong tổng số 58 triệu dân Ý bị rơi vào ngưỡng nghèo. Anh Stefano G., một trong số đó, lúc đứng xếp hàng trong hàng dài cả trăm người chờ nhận thực phẩm cứu trợ tại tổ chức Pane Quotidiano, ở Milan, nói: “Mọi thứ càng lúc càng tồi tệ hơn. Khủng hoảng mà. Giá tăng như thế, tôi có thể làm gì ngoài việc đến đây. Tôi không thể ăn cắp”. Một nữ sinh viên 28 tuổi, đến đây nhận thức ăn nói: “Tôi không còn lựa chọn nào khác”.
Cuộc suy thoái đầu tiên của giới trung lưu
Ở Mỹ số lượng người nghèo mới này tăng vọt. Ông Reuben Gist cho biết 1/4 số người đến CAFB nhận thực phẩm cứu tế có thu nhập lên đến 80.000 USD/năm. Chỉ riêng ở ngay thủ đô Washington, có ít nhất 400.000 người cần CAFB giúp đỡ.
Tổ chức từ thiện Thánh Vinh Sơn Phaolô tại Athlone, tỉnh Leinster & Connacht, Ireland cho biết, số người đến nhờ hỗ trợ tăng nhanh trong năm nay. Theo ông John Monaghan, phó chủ tịch tổ chức Thánh Vinh Sơn Phaolô, 1/4 số người nhận hỗ trợ hiện nay là những người đến lần đầu, là lớp “người nghèo mới”. Ercole Polline, một tư vấn viên ở Pane Quotidiano, nơi phân phát thức ăn cho khoảng 2.000 người mỗi ngày, cho biết hồi năm ngoái mỗi ngày chỉ có khoảng 80 người Italy đến nhận thức ăn, năm nay con số đó là 350”.
Liên minh châu Âu (EU), lâu nay mang lương thực cứu trợ nước kém phát triển nay quay về chăm sóc người trong nhà. EU muốn tăng trợ cấp lương thực nội khối lên 67%/năm. Hiện khoảng 43 triệu người tại EU, chiếm 8,5% dân số, không nạp đủ dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Hay như tại Bồ Đào Nha, một khảo sát của EU trong tháng 7, có đến 71% dân số nước này gặp khó khăn về chi trả hoá đơn hàng tháng. Người dân cũng phải xếp hàng dài nhận cứu trợ từ nhiều tổ chức tôn giáo và từ thiện trong nước. Bà Isabel Jonet, lãnh đạo ngân hàng lương thực (Food Bank) của EU cho biết: “Ngân hàng này ban đầu được thành lập để giúp đỡ người già. Nhưng nay, ngân hàng phải giúp cả những người nghèo mới”.
Ông Monaghan nhận định: “Chắc chắn các tổ chức còn phải giúp đỡ nhiều người nữa trong thời gian tới, nhất là sau mùa Giáng sinh. Tôi chưa từng thấy điều này. Đây có lẽ là suy thoái tầng lớp trung lưu lần đầu chúng tôi chứng kiến”.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị
*****************************
Đúng là chuyện lạ, Quo tui chưa hề thấy tiền lệ bao giờ....
Comment