Dù bị lũ cuốn trôi bao xa, khúc gỗ đen ấy cũng biết… tìm đường quay về. Bao nhiêu người tham lam muốn chiếm nó làm của riêng đều gặp những chuyện không may…
Người dân Yên Lạc coi khúc gỗ đen này như một báu vật của quá khứ, gắn liền với cuộc sống hiện tại.
Cách Hà Nội chưa đầy 40km, làng Yên Lạc (xã Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Tây) vẫn lặng yên nép mình dưới những bờ tre yên ả, mặc cho trên những con đường vào làng còn ngổn ngang những công trình, dự án nhà máy, khu công nghiệp đang thi công, cát bụi mù mịt.
Câu chuyện nửa thực, nửa hư về khúc gỗ đen nơi đây mà cho đến bây giờ, người dân Yên Lạc vẫn tự hào kể cho nhau nghe khiến không ít người tò mò.
Khúc gỗ "kỳ bí" hiện nay vẫn đang ở bến sông Tích.
Khúc gỗ biết… tìm đường về "nhà"?
Khúc gỗ đen nằm trên bến nước sông Tích ngay trước cửa đình, nơi cây đa cổ thụ 9 gốc toả bóng mát. Khúc gỗ có từ bao giờ không ai rõ. Ngay cả những bậc bô lão lớn tuổi nhất trong làng còn bảo rằng, từ ngày bé, họ đã được ông cha kể cho nghe những câu chuyện về nó.
Chuyện kể rằng, xưa khi dân làng làm đình, còn thừa một khúc gỗ thông, mọi người đem ra bến nước làm cái bàn giặt. Cái thời ấy từ mấy trăm năm trước rồi, khi dân làng làm lại đình là đâu năm 1452 gì đó. Trước đây, khúc gỗ to và rất chắc. Qua bao nhiêu năm dập vùi sóng nước, nó mòn đi và trở nên đen kịt như bây giờ.
Cụ Từ trông đình năm nay đã ngoại bát tuần, râu tóc bạc phơ. Nhấp chén nước chè, cụ gật gù kể về sự thần bí, linh thiêng của khúc gỗ. Khi nước dâng lên cao, khúc gỗ bị cuốn trôi theo dòng nước. Nhưng sau một thời gian, dân làng lại thấy nó ở nguyên chỗ cũ! Khi con nước lên xuống, khúc gỗ cũng lên xuống theo, lúc nào cũng ở gần mép nước, không hề lên quá gần bờ hay ngập chìm trong nước.
Trẻ con vẫn vô tư trêu đùa "ông kỳ bí"
Đi khắp làng Yên Lạc, ở đâu chúng tôi cũng được nghe những câu chuyện về sự thần kì của khúc gỗ. Lão chài năm nay đã 87 tuổi thì kể rằng, đêm khuya, lão đi thả lưới về, thỉnh thoảng lại bắt gặp hai nàng tiên nữ mặc áo trắng xoá đang ngồi chơi trên khúc gỗ(?).
Cụ Đồng mấy năm trước cũng từng trông đình thì lại bảo, đêm nằm ngủ, cụ nghe thấy tiếng trẻ con nô đùa, chạy ra thì thấy hai đứa trẻ trần truồng đang vật nhau trên khúc gỗ. Có người đến là chúng biến mất luôn!
Mọi người còn truyền tai nhau câu chuyện về những người tham lam, mang khúc gỗ đó về làm của riêng, đã gặp những chuyện không may, phải mang trả khúc gỗ về lại bến sông. Có người bị tâm thần, có người làm ăn thất bát phải tha hương đi nơi khác.
Anh Kiều Quang Long thì "doạ" chúng tôi bằng câu chuyện anh nghe kể về mấy người bạn anh ở xã bên. Lâu rồi, hơn hai chục năm trước, họ lấy khúc gỗ về định xẻ ra làm cánh tủ. Nhưng xẻ ba lần không được, lần nào cũng gặp tai nạn. Lần đầu gãy cưa, lần thứ hai một người bị khúc gỗ rơi vào gẫy chân, lần thứ ba chính tay ông chủ làm thì máy cưa đã "ăn đứt" năm ngón tay ông!
Không biết những câu chuyện đó có thật không hay chỉ do người lớn tưởng tượng ra để "doạ" trẻ con, khiến chúng sợ không dám ra bờ sông nghịch nước. Bác Tuyết, bố anh Long, còn kể rằng, từ xưa đến nay, bến sông này chưa bao giờ có người chết đuối. Bao nhiêu người rơi xuống, tưởng chết mà vẫn vớt được và được cứu sống.
Câu chuyện tâm linh răn dạy con người
Người dân Yên Lạc vẫn truyền miệng nhau những câu chuyện nửa thực nửa hư ấy và vẫn tin bằng một niềm tin tâm linh không cần lời giải thích.
Cũng có nhiều người cố gắng lý giải cho sự "kỳ bí" của khúc gỗ đen. Người thì cho rằng đó là "khúc gỗ thần"; người thì bảo khúc gỗ ấy lấy từ trong đình ra, được các Thánh đã "yểm bùa", không ai được phạm… Tất cả những lời giải thích ấy thực chất chỉ mang nhiều màu sắc tưởng tượng và không có tính khoa học.
Mấy cụ trong hội người cao tuổi của làng thì cho rằng sự linh thiêng của khúc gỗ đen có liên quan đến bãi đá đen phía cuối làng, cách đình làng và bến nước không xa. Tương truyền rằng, vào cuối thế kỷ thứ IX, một nhà phù thuỷ cao tay của Trung Quốc là Cao Biền đã đến đây trấn yểm. Hiện nay, trên các hòn đá vẫn có hình bước chân trấn yểm của Cao Biền xưa. Trong Bảo tàng tỉnh Hà Tây còn lưu giữ một tấm đồ có đánh dấu những vùng đất trên tỉnh bị Cao Biền yểm mạch.
Cụ Từ trông đình vui vẻ kể chuyện về khúc gỗ "kỳ bí"
Bao nhiêu lời lý giải, song có lẽ thuyết phục nhất là sự giải thích của ông Nguyễn Văn Dậu, Trưởng Ban quản lý khu di tích làng Yên Lạc. Theo ông Dậu, khúc gỗ ấy là gỗ thông, một loại gỗ có khối lượng riêng vào loại trung bình. Khi thả xuống nước, nó không chìm hẳn, cũng không nổi hẳn, chỉ là là mặt đất, mặt nước. Hơn nữa, bến sông bên này lại thoai thoải vì là bên bồi. Chính những điều đó khiến cho khúc gỗ lên xuống cùng dòng nước.
Người dân Yên Lạc vẫn giữ gìn và kể cho con cháu nghe những câu chuyện ấy, không phải để nuôi dưỡng sự mê tín dị đoan mà coi chúng như những câu chuyện dân gian dạy con người biết trọng quá khứ, nhớ tới tổ tiên, không nên tham lam, lấy của chung đem về làm của riêng.
Bao đời nay, người dân Yên Lạc đã quen với sự hiện diện của khúc gỗ đen ấy, gắn bó mật thiết với nó như một thứ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Các mẹ, các chị vẫn dùng nó làm bàn giặt quần áo.
Về thăm Yên Lạc bây giờ, chúng tôi vẫn bắt gặp hình ảnh những người đi làm đồng về, qua bến sông để chân lên khúc gỗ kỳ cọ; những đám trẻ nhỏ nô đùa với sóng nước, lấy khúc gỗ đen làm cầu, lao mình xuống dòng nước trong veo...
Nơi đây đang chuẩn bị khoác lên mình chiếc áo hào nhoáng "đất thủ đô". Liệu rằng khúc gỗ đen cùng những câu chuyện kì bí có còn "sống" được trong cái ồn ã của cuộc sống thành thị đang ập đến?
Quốc Cường - Tiến Nguyên
Người dân Yên Lạc coi khúc gỗ đen này như một báu vật của quá khứ, gắn liền với cuộc sống hiện tại.
Cách Hà Nội chưa đầy 40km, làng Yên Lạc (xã Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Tây) vẫn lặng yên nép mình dưới những bờ tre yên ả, mặc cho trên những con đường vào làng còn ngổn ngang những công trình, dự án nhà máy, khu công nghiệp đang thi công, cát bụi mù mịt.
Câu chuyện nửa thực, nửa hư về khúc gỗ đen nơi đây mà cho đến bây giờ, người dân Yên Lạc vẫn tự hào kể cho nhau nghe khiến không ít người tò mò.
Khúc gỗ "kỳ bí" hiện nay vẫn đang ở bến sông Tích.
Khúc gỗ biết… tìm đường về "nhà"?
Khúc gỗ đen nằm trên bến nước sông Tích ngay trước cửa đình, nơi cây đa cổ thụ 9 gốc toả bóng mát. Khúc gỗ có từ bao giờ không ai rõ. Ngay cả những bậc bô lão lớn tuổi nhất trong làng còn bảo rằng, từ ngày bé, họ đã được ông cha kể cho nghe những câu chuyện về nó.
Chuyện kể rằng, xưa khi dân làng làm đình, còn thừa một khúc gỗ thông, mọi người đem ra bến nước làm cái bàn giặt. Cái thời ấy từ mấy trăm năm trước rồi, khi dân làng làm lại đình là đâu năm 1452 gì đó. Trước đây, khúc gỗ to và rất chắc. Qua bao nhiêu năm dập vùi sóng nước, nó mòn đi và trở nên đen kịt như bây giờ.
Cụ Từ trông đình năm nay đã ngoại bát tuần, râu tóc bạc phơ. Nhấp chén nước chè, cụ gật gù kể về sự thần bí, linh thiêng của khúc gỗ. Khi nước dâng lên cao, khúc gỗ bị cuốn trôi theo dòng nước. Nhưng sau một thời gian, dân làng lại thấy nó ở nguyên chỗ cũ! Khi con nước lên xuống, khúc gỗ cũng lên xuống theo, lúc nào cũng ở gần mép nước, không hề lên quá gần bờ hay ngập chìm trong nước.
Trẻ con vẫn vô tư trêu đùa "ông kỳ bí"
Đi khắp làng Yên Lạc, ở đâu chúng tôi cũng được nghe những câu chuyện về sự thần kì của khúc gỗ. Lão chài năm nay đã 87 tuổi thì kể rằng, đêm khuya, lão đi thả lưới về, thỉnh thoảng lại bắt gặp hai nàng tiên nữ mặc áo trắng xoá đang ngồi chơi trên khúc gỗ(?).
Cụ Đồng mấy năm trước cũng từng trông đình thì lại bảo, đêm nằm ngủ, cụ nghe thấy tiếng trẻ con nô đùa, chạy ra thì thấy hai đứa trẻ trần truồng đang vật nhau trên khúc gỗ. Có người đến là chúng biến mất luôn!
Mọi người còn truyền tai nhau câu chuyện về những người tham lam, mang khúc gỗ đó về làm của riêng, đã gặp những chuyện không may, phải mang trả khúc gỗ về lại bến sông. Có người bị tâm thần, có người làm ăn thất bát phải tha hương đi nơi khác.
Anh Kiều Quang Long thì "doạ" chúng tôi bằng câu chuyện anh nghe kể về mấy người bạn anh ở xã bên. Lâu rồi, hơn hai chục năm trước, họ lấy khúc gỗ về định xẻ ra làm cánh tủ. Nhưng xẻ ba lần không được, lần nào cũng gặp tai nạn. Lần đầu gãy cưa, lần thứ hai một người bị khúc gỗ rơi vào gẫy chân, lần thứ ba chính tay ông chủ làm thì máy cưa đã "ăn đứt" năm ngón tay ông!
Không biết những câu chuyện đó có thật không hay chỉ do người lớn tưởng tượng ra để "doạ" trẻ con, khiến chúng sợ không dám ra bờ sông nghịch nước. Bác Tuyết, bố anh Long, còn kể rằng, từ xưa đến nay, bến sông này chưa bao giờ có người chết đuối. Bao nhiêu người rơi xuống, tưởng chết mà vẫn vớt được và được cứu sống.
Câu chuyện tâm linh răn dạy con người
Người dân Yên Lạc vẫn truyền miệng nhau những câu chuyện nửa thực nửa hư ấy và vẫn tin bằng một niềm tin tâm linh không cần lời giải thích.
Cũng có nhiều người cố gắng lý giải cho sự "kỳ bí" của khúc gỗ đen. Người thì cho rằng đó là "khúc gỗ thần"; người thì bảo khúc gỗ ấy lấy từ trong đình ra, được các Thánh đã "yểm bùa", không ai được phạm… Tất cả những lời giải thích ấy thực chất chỉ mang nhiều màu sắc tưởng tượng và không có tính khoa học.
Mấy cụ trong hội người cao tuổi của làng thì cho rằng sự linh thiêng của khúc gỗ đen có liên quan đến bãi đá đen phía cuối làng, cách đình làng và bến nước không xa. Tương truyền rằng, vào cuối thế kỷ thứ IX, một nhà phù thuỷ cao tay của Trung Quốc là Cao Biền đã đến đây trấn yểm. Hiện nay, trên các hòn đá vẫn có hình bước chân trấn yểm của Cao Biền xưa. Trong Bảo tàng tỉnh Hà Tây còn lưu giữ một tấm đồ có đánh dấu những vùng đất trên tỉnh bị Cao Biền yểm mạch.
Cụ Từ trông đình vui vẻ kể chuyện về khúc gỗ "kỳ bí"
Bao nhiêu lời lý giải, song có lẽ thuyết phục nhất là sự giải thích của ông Nguyễn Văn Dậu, Trưởng Ban quản lý khu di tích làng Yên Lạc. Theo ông Dậu, khúc gỗ ấy là gỗ thông, một loại gỗ có khối lượng riêng vào loại trung bình. Khi thả xuống nước, nó không chìm hẳn, cũng không nổi hẳn, chỉ là là mặt đất, mặt nước. Hơn nữa, bến sông bên này lại thoai thoải vì là bên bồi. Chính những điều đó khiến cho khúc gỗ lên xuống cùng dòng nước.
Người dân Yên Lạc vẫn giữ gìn và kể cho con cháu nghe những câu chuyện ấy, không phải để nuôi dưỡng sự mê tín dị đoan mà coi chúng như những câu chuyện dân gian dạy con người biết trọng quá khứ, nhớ tới tổ tiên, không nên tham lam, lấy của chung đem về làm của riêng.
Bao đời nay, người dân Yên Lạc đã quen với sự hiện diện của khúc gỗ đen ấy, gắn bó mật thiết với nó như một thứ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Các mẹ, các chị vẫn dùng nó làm bàn giặt quần áo.
Về thăm Yên Lạc bây giờ, chúng tôi vẫn bắt gặp hình ảnh những người đi làm đồng về, qua bến sông để chân lên khúc gỗ kỳ cọ; những đám trẻ nhỏ nô đùa với sóng nước, lấy khúc gỗ đen làm cầu, lao mình xuống dòng nước trong veo...
Nơi đây đang chuẩn bị khoác lên mình chiếc áo hào nhoáng "đất thủ đô". Liệu rằng khúc gỗ đen cùng những câu chuyện kì bí có còn "sống" được trong cái ồn ã của cuộc sống thành thị đang ập đến?
Quốc Cường - Tiến Nguyên
Comment