Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Gần 60 năm sống nhờ “phổi sắt”

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Gần 60 năm sống nhờ “phổi sắt”

    Một phụ nữ Mỹ bị mắc bệnh bại liệt may mắn sống sót nhờ có sự giúp đỡ của cỗ máy thở trong gần 60 năm đã vừa qua đời tại bang Tennessee. Nguyên nhân là do sự cố mất điện khiến chiếc máy trợ thở ngưng hoạt động.



    Cuộc đời Dianne Odell đã gắn liền với chiếc máy dài 2,1m và nặng 340kg kể từ khi bà bị bại liệt năm lên 3 tuổi. Bà sống ở đó trong gần 60 năm do không thể thở được nếu ở môi trường bên ngoài.



    Tuy nhiên, Odell đã xác định không để cuộc sống bại liệt hủy hoại tinh thần của bà. Từ chiếc máy thở, Odell đã hoàn thành tấm bằng trung học, tham gia các khóa học cao đẳng và viết một cuốn sách dành cho trẻ em về một “ngôi sao mơ ước” có tên là Blinky.



    Odell đã bằng lòng chấp nhận cuộc sống trong chiếc máy thở với một tinh thần lạc quan. Câu chuyện về nghị lực phi thường của bà Dianne Odell đã được người dân Mỹ và thế giới cảm phục.



    “Tôi có một cuộc sống rất tuyệt, tràn đầy tình yêu và niềm tin bên gia đình. Bạn là người quyết định cuộc sống của chính bạn”, Odell nói trong một cuộc phỏng vấn năm 1994.


    Bà Odell giao tiếp với mọi người thông qua một chiếc gương phản chiếu.



    Nhưng rồi Odell đã qua đời hôm thứ 4 ở tuổi 61 do một sự cố mất điện cố tại khu dân cư của gia đình Odell khiến máy thở cung cấp khí cho phổi của bà đã ngừng hoạt động. Các thành viên gia đình đã không thể khởi động chiếc máy phát điện sau đó.



    Odell sống cùng cha mẹ Freeman và Geneva Odell tại Jackson, một thị trấn với khoảng 50.000 dân và nhà của họ luôn được trang bị một máy phát điện để phòng trong trường hợp mất điện. Nhưng không rõ vì một lý nào đó, chiếc máy đã gặp trục trặc đúng lúc Odell cần nó.



    Anh rể Will Beyer cho hay: “Chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng không thể giúp cô ấy thở được. Odell đã yếu đi nhiều trong vài tháng gần đây và bà ấy đã không còn đủ sức khỏe để tiếp tục cuộc sống”.


    Cựu Phó tổng thống Mỹ Al Gore hôn bà Odell trong một lần tới thăm bà năm 2001.



    Cảnh sát địa phương cho hay, đội cứu hộ khẩn cấp đã không giúp được gì cho gia đình. Công ty điện địa phương thông báo, sự cố mất điện là do bão khiến cây đổ vào một đường dây điện.



    Odell mắc bệnh bại liệt năm lên 3 tuổi trước khi vắcxin phòng bại liệt được tìm ra. Bà sống trong chiếc máy hỗ trợ thở đặc biệt với sự chăm sóc của cha mẹ, các thành viên khác của gia đình và tiền hỗ trợ từ một tổ chức phi lợi nhuận.



    “Odell là một trong những người tử tế và chu đáo nhất mà tôi từng gặp. Bà ấy luôn luôn lo lắng cho những người khác và hạnh phúc của họ”, Frank McMeen, chủ tịch Tổ chức chăm sóc sức khỏe Tây Tennessee, nơi đã gây quĩ để hỗ trợ máy móc và chăm sóc cho Odell, nói.



    “Mọi người mà Odell gặp đều thăm bà vì họ lo cho sức khỏe của bà. Vì thế, Odell đã sống trong chiếc máy đó gần 60 năm với suy nghĩ rằng mọi người ai cũng tốt”.


    Odell trong một lần được đi chơi!



    “Phổi sắt” của Odell, giống như những chiếc được sử dụng khi dịch bại liệt bùng phát ở Mỹ vào những năm1950, là một khối máy hình trụ với một chiếc triện ở cổ. Cả thân người bà Odell nằm trọn trong đó, chỉ trừ cái đầu. Người sử dụng “phổi sắt” liên lạc với mọi người thông qua gương phải chiếu. Trong máy còn được lắp một thiết bị đặc biệt để điều khiển tivi và một máy vi tính điều khiển bằng giọng nói, giúp Dianne sáng tác truyện.



    “Phổi sắt” phần lớn đã được thay thế bằng một máy hô hấp nhân tạo tiên tiến hơn vào cuối những năm 1950, cho phép người sử dụng di chuyển linh hoạt hơn. Tuy nhiên, Odell lại không thể thay thế được cỗ máy cồng kềnh do mắc phải một căn bệnh liên quan tới xương sống.



    Theo Joan Headley, chuyên gia về bệnh bại liệt tại St. Louis cho hay, hiện nước Mỹ chỉ còn khoảng 30 người sử dụng “phổi sắt”. Bà Odell là người thọ lâu nhất sử dụng loại máy trợ thở này.



    Odell thỉnh thoảng cũng có dịp được ra ngoài chiếc máy để được chăm sóc nhưng thời gian không nhiều.



    Mặc dù bà Odell không thể rời “phổi sắt” nhưng bà vẫn có thể di chuyển với sự trợ giúp của một chiếc máy. Hồi tháng 2/2007, vào dịp sinh nhật lần thứ 60, bạn bè và gia đình đã tổ chức một bữa tiệc cho bà, với khoảng 200 khách mời tại một khách sạn ở Jackson.



    Frank McMeen, chủ tịch Tổ chức chăm sóc sức khỏe Tây Tennessee, nhớ lại: “Bà ấy đã được tặng một chiếc bánh sinh nhật cao 2,7m và những lá thư chúc mừng từ khắp cả nước”.



    Lưu Ly
    Theo AP
    Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:


  • #2
    Hay quá, một người giàu nghị lực.
    Thanks bác Nah
    Thân,
    VT
    Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý
    Đồng Khởi vùng lên mất Tự do

    Comment


    • #3
      thiện tai, thiện tai D
      Cái đáng sợ nhất của con người là cái ngã :think:

      :gun: La vie est tout simplement un mauvais quart d'heure composé d'instants exquis
      Oscar Wilde

      Comment

      Working...
      X