Có bao giờ bạn giật mình nhận ra đôi khi mình hay cau có, khó chịu và bực bội người thương chỉ vì người ấy không làm đúng ý bạn, hoặc làm một điều gì đó có lỗi? Có bao giờ bạn bất giác cảm thấy bạn chỉ nhìn thấy điều tiêu cực từ đối phương trong khi với những người khác, bạn luôn tỏ ra dễ thương, lịch thiệp và dễ chịu?
Chúng ta thường hay cư xử khác biệt giữa người xa lạ và những người thân yêu mà thậm chí đôi khi chính bản thân cũng không nhận thức được điều này. Các nhà nghiên cứu từ lâu đã tranh cãi về cơ chế “kiểm soát” những gì bạn nói và làm, và gần đây, Giáo Sư Deborah South Richardson, hiện đang công tác tại trường Đại Học Georgia Regents University, đã tìm ra lý do tại sao hành vi của bạn thay đổi tùy thuộc vào những người xung quanh, theo trang mạng Brightside.
Chúng ta thường hay nghĩ rằng mối quan hệ gần gũi đủ sức để thể hiện bản chất bản thân mình
Bạn dành phần lớn thời gian của mình với những người bạn ngẫu nhiên gặp gỡ, dù là ở nơi làm việc hay trường học, và bạn thường phải giữ vẻ mặt vui vẻ trước mặt người khác cũng như cư xử lịch sự nhất. Vì sao? Vì bạn muốn chứng tỏ sự tử tế và có văn hóa trước mặt người khác.
Nhưng khi trở về nhà hoặc khi ở cùng những người thân thiết, bạn được phép thả lỏng ra và cảm thấy thoải mái hơn khi được là chính mình. Điều đó có nghĩa rằng bạn cho phép bản thân thể hiện mọi mặt trong tính cách, kể cả mặt xấu.
Một cuộc nghiên cứu được thực hiện năm 2017 xác nhận rằng con người có xu hướng vô thức giải tỏa cơn giận của mình đối với những người mà họ cảm thấy gần gũi nhất vì họ tin rằng mối quan hệ đôi bên đủ mạnh để chịu đựng điều đó. Khi càng thân thiết với ai đó và càng có niềm tin sâu sắc vào mối quan hệ hai bên, con người càng cảm thấy mình có thể vượt qua giới hạn của mối quan hệ đó.
Bạn cảm thấy thoải mái và an toàn thể hiện bản thân khi ở gần người thân thiết
Khi gặp những người mới, bạn không thực sự thể hiện bản chất thực sự của mình. Chỉ khi mối quan hệ có sự phát triển sâu sắc, con người mới bộc lộ bản chất thực. Nhưng trái lại, đối với những mối quan hệ gần gũi, khi những người thân yêu làm điều gì đó mà bạn cảm thấy khó chịu, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn để nói ra. Trên thực tế, vì sự thân thiết với các thành viên trong gia đình hoặc những người gần gũi với mình, bạn dễ cởi mở hơn về những điều bạn không thích ở họ.
Bạn không chấp nhận những điều tiêu cực từ những người mà bạn dành nhiều thời gian nhất
Bạn không đột nhiên bắt đầu ghét một số đặc điểm nhất định của các thành viên trong gia đình hoặc bạn thân của mình. Càng dành nhiều thời gian cho ai đó, bạn càng trở nên ít khoan dung hơn với những lời lẽ tiêu cực của họ. Điều này không xảy ra với người lạ vì bạn không dành đủ thời gian cho họ để không khoan dung với các đặc điểm cá nhân của họ. Ngay cả khi có điều gì đó khiến bạn khó chịu về họ, bạn cũng không nói ra vì bạn biết rằng điều đó không quan trọng do bạn sẽ không dành nhiều thời gian cho họ.
Làm sao để luôn trân trọng mối quan hệ gần gũi, thân thiết?
Như bạn có thể thấy, có nhiều lý do tại sao bạn đối xử với người xa lạ tử tế hơn với những người mà bạn yêu thương. Vậy thì bạn có thể làm gì để ngăn chặn loại hành vi này trong tương lai?
Nếu bạn dành quá nhiều thời gian cho những người bạn yêu thương, bạn có thể thấy mình ngày càng ít khoan dung hơn với những điều kỳ quặc của họ. Khi bạn dành thời gian xa họ, nó sẽ cho phép bạn nhìn lại mối quan hệ với một góc nhìn mới mẻ và đánh giá cao những điều tốt đẹp ở những người thân yêu.
Bên cạnh đó, bạn cũng hãy học cách dành thời gian cho những người thân yêu cũng như những người khác. Khi ở cùng những người mà bạn có mối quan hệ ngắn ngủi và hời hợt, bạn thấy mình cư xử lịch sự và tử tế hơn, và điều này cũng nên áp dụng cho những người yêu thương của mình. Bằng cách đó, cả hai bạn có thể quan sát nhau khi đang thể hiện mặt tốt nhất trong hành vi ứng xử của bản thân.
Bằng cách tìm hiểu lý do đằng sau các hành vi cư xử của bản thân, bạn sẽ có thể kiểm soát phản ứng của mình khi muốn đả kích những người thân yêu và thật lòng biết ơn vì sự có mặt của họ trong cuộc sống của bạn. (K.D)
Chúng ta thường hay cư xử khác biệt giữa người xa lạ và những người thân yêu mà thậm chí đôi khi chính bản thân cũng không nhận thức được điều này. Các nhà nghiên cứu từ lâu đã tranh cãi về cơ chế “kiểm soát” những gì bạn nói và làm, và gần đây, Giáo Sư Deborah South Richardson, hiện đang công tác tại trường Đại Học Georgia Regents University, đã tìm ra lý do tại sao hành vi của bạn thay đổi tùy thuộc vào những người xung quanh, theo trang mạng Brightside.
Chúng ta thường hay nghĩ rằng mối quan hệ gần gũi đủ sức để thể hiện bản chất bản thân mình
Bạn dành phần lớn thời gian của mình với những người bạn ngẫu nhiên gặp gỡ, dù là ở nơi làm việc hay trường học, và bạn thường phải giữ vẻ mặt vui vẻ trước mặt người khác cũng như cư xử lịch sự nhất. Vì sao? Vì bạn muốn chứng tỏ sự tử tế và có văn hóa trước mặt người khác.
Nhưng khi trở về nhà hoặc khi ở cùng những người thân thiết, bạn được phép thả lỏng ra và cảm thấy thoải mái hơn khi được là chính mình. Điều đó có nghĩa rằng bạn cho phép bản thân thể hiện mọi mặt trong tính cách, kể cả mặt xấu.
Một cuộc nghiên cứu được thực hiện năm 2017 xác nhận rằng con người có xu hướng vô thức giải tỏa cơn giận của mình đối với những người mà họ cảm thấy gần gũi nhất vì họ tin rằng mối quan hệ đôi bên đủ mạnh để chịu đựng điều đó. Khi càng thân thiết với ai đó và càng có niềm tin sâu sắc vào mối quan hệ hai bên, con người càng cảm thấy mình có thể vượt qua giới hạn của mối quan hệ đó.
Bạn cảm thấy thoải mái và an toàn thể hiện bản thân khi ở gần người thân thiết
Khi gặp những người mới, bạn không thực sự thể hiện bản chất thực sự của mình. Chỉ khi mối quan hệ có sự phát triển sâu sắc, con người mới bộc lộ bản chất thực. Nhưng trái lại, đối với những mối quan hệ gần gũi, khi những người thân yêu làm điều gì đó mà bạn cảm thấy khó chịu, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn để nói ra. Trên thực tế, vì sự thân thiết với các thành viên trong gia đình hoặc những người gần gũi với mình, bạn dễ cởi mở hơn về những điều bạn không thích ở họ.
Bạn không chấp nhận những điều tiêu cực từ những người mà bạn dành nhiều thời gian nhất
Bạn không đột nhiên bắt đầu ghét một số đặc điểm nhất định của các thành viên trong gia đình hoặc bạn thân của mình. Càng dành nhiều thời gian cho ai đó, bạn càng trở nên ít khoan dung hơn với những lời lẽ tiêu cực của họ. Điều này không xảy ra với người lạ vì bạn không dành đủ thời gian cho họ để không khoan dung với các đặc điểm cá nhân của họ. Ngay cả khi có điều gì đó khiến bạn khó chịu về họ, bạn cũng không nói ra vì bạn biết rằng điều đó không quan trọng do bạn sẽ không dành nhiều thời gian cho họ.
Làm sao để luôn trân trọng mối quan hệ gần gũi, thân thiết?
Như bạn có thể thấy, có nhiều lý do tại sao bạn đối xử với người xa lạ tử tế hơn với những người mà bạn yêu thương. Vậy thì bạn có thể làm gì để ngăn chặn loại hành vi này trong tương lai?
Nếu bạn dành quá nhiều thời gian cho những người bạn yêu thương, bạn có thể thấy mình ngày càng ít khoan dung hơn với những điều kỳ quặc của họ. Khi bạn dành thời gian xa họ, nó sẽ cho phép bạn nhìn lại mối quan hệ với một góc nhìn mới mẻ và đánh giá cao những điều tốt đẹp ở những người thân yêu.
Bên cạnh đó, bạn cũng hãy học cách dành thời gian cho những người thân yêu cũng như những người khác. Khi ở cùng những người mà bạn có mối quan hệ ngắn ngủi và hời hợt, bạn thấy mình cư xử lịch sự và tử tế hơn, và điều này cũng nên áp dụng cho những người yêu thương của mình. Bằng cách đó, cả hai bạn có thể quan sát nhau khi đang thể hiện mặt tốt nhất trong hành vi ứng xử của bản thân.
Bằng cách tìm hiểu lý do đằng sau các hành vi cư xử của bản thân, bạn sẽ có thể kiểm soát phản ứng của mình khi muốn đả kích những người thân yêu và thật lòng biết ơn vì sự có mặt của họ trong cuộc sống của bạn. (K.D)