“trang lịch sử đã dầy thêm lớp bụi
ngăn kéo đời vùi kín mộ phần riêng"
"Bây giờ, nhiều người trở lại nói thành phố đã đổi khác. Hết rồi, những con đường cũ, những ngõ hẻm xưa. Hết rồi, những tâm tình thuở nào, của một thời trong một đời người..."
Subject: Fw: SÀI GÒN MỘT THỜI CỦA MỘT ĐỜI - Tác giả: Nguyễn Mạnh Trinh
Có nhiều bài thơ về Sài Gòn. Thành phố ấy, với nhiều người, là thánh địa của kỷ niệm. Với Nguyên Sa, là Tám Phố Sài Gòn, là “Sài Gòn đi rất chậm buổi chiều”, là “Sài Gòn phóng solex rất nhanh” “Sài Gòn ngồi thư viện rất ngoan” là “Sài Gòn tối đi học một mình”, là “Sài Gòn cười đôi môi rất tròn”, là “Sài Gòn gối đầu trên cánh tay”… Với Quách Thoại buổi sáng, là “sáng nay tôi bước ra giữa thị thành - để nghe phố nói nỗi niềm mới lạ - tiếng xe tiếng còi tôi nghe đường xá - cả âm thanh của cuộc sống mọi người - một nụ cười chạy ẩn giữa môi tươi/trên tim nóng trong linh hồn tất cả…” Với Trần Dạ Từ là buổi trưa, về Thị Nghè: “vẫn một mặt trời trên mỗi chúng ta - và mỗi chúng ta trên một bóng hình - tôi vô giác như mặt đường nhựa ẩm - trũng nỗi sầu đau náo nức lưu thông - mùa hạ đi qua tựa hồ giấc mộng - tôi chạy điên trong một bánh xe tròn - và đứa trẻ hít còi người đàn bà bước xuống - ôi chiếc cầu, ôi sở thú. ôi giòng sông…” Với Cung Trầm Tưởng, là mưa, là “mưa rơi đêm lạnh Sài Gòn - mưa hay trời khóc đêm tròn tuổi tôi - mưa hay trời cũng thế thôi - đời nay biển lạnh mai bồi đất hoang…” Với Luân Hoán, là ngồi quán, là “ngồi La Pagode ngắm người - thấy em nhức nhối nói cười lượn qua - mini-jupe trắng nõn nà - vàng thu gió lộng chiều sa gót giày - ngẩn theo tóc, tuyệt vời bay - hồn thơ thức mộng trọn ngày bình yên” Với Bùi Chí Vinh, là ngày bãi trường mùa hạ “những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng - em chở mùa hè của tôi đi đâu - chùm phượng vĩ là tuổi tôi mười tám - tuổi thơ ngây khờ dại mối tình đầu…”.
Và với nhiều thi sĩ khác, Sài Gòn là phố cây xanh, là đêm cúp điện, là chiều mưa giọt, là trưa nắng đỏ. Ôi Sài Gòn, của cõi thơ không cùng, của những chân trời thi ca bao la, của những trái tim lúc nào cũng dồn dập nhịp thở của tháng ngày tuy náo động nhưng chẳng thể nào quên.
Với riêng tôi, Sài Gòn là muôn vàn kỷ niệm. Là những con đường quen thân, nhắc lại một thuở ấu thời. Là ngôi trường Chu văn An, nơi tôi miệt mài suốt bảy năm trung học. Là trường Khoa Học, là trường Luật trước khi vào lính. Là cổng Phi Long vào phi trường Tân Sơm Nhứt khi vừa nhập ngũ. Là những mơ mộng tuổi trẻ, lúc vừa bước vào đời sống quân đội trong một đất nước đang trong tình trạng chiến tranh.
Buổi trưa, nằm dài trên sân cỏ mượt nhìn lên nóc nhà thờ Ngã Sáu, dưới bóng cây dầu cao vút, nghĩ về tương lai nhìn theo những sợi mây bay qua. Nghe xôn xao trong lòng những sợi nắng lung linh. Ôi, thuở còn đi học, mấy ai tiên đoán được số mệnh mình. Mây bay đi, như đời trôi qua.
“nằm trên cỏ nhìn trời cao
lung linh sợi nắng thuở nào phai phai
nhìn tượng Chúa dưới tàng cây
giơ vai chĩu nặng tháng ngày chiến tranh
mùa hạ mấy bước đi quanh
cổng trường đóng những đoạn đành thế thôi
ngày mai đi bốn phương trời
mây phiêu lãng chợt thương đời phù du…”
Sài Gòn những mùa thu. Có những con đường xôn xao áo lụa. Có những buổi tan học nhìn tà áo trắng mà mơ ước vu vơ. Để đêm về, trên trang vở học trò, vẽ bâng quơ đôi mắt ai, mái tóc ai:
“Thành phố ấy, xôn xao tà áo trắng
nắng hanh vàng trải lụa những mùa thu
guốc chân sáo để hồn ai ngơ ngẩn
bước mênh mang nghe quẩn sợi sương mù
mây vào áo lồng lộng bay chiều gió
lụa trắng trong e ấp buổi hẹn hò
sợi mi cong tưởng chập chờn ngực thở
tóc ai buông dài xoã những câu thơ.
Thành phố ấy, mấy ngã tư đèn đỏ
Ai chờ ai khi kẻng đánh tan trường
Bài thơ trao còn nguyên trong cuốn vở
Thuở ngại ngùng lần bước đến yêu thương…”
Sài Gòn của một thời mặc áo lính. Khi ở xứ biên trấn xa xôi, nhớ về thành phố với người thương, với phố quen, trên máy bay lượn vòng thành phố, nghe như mình đã trỡ về quê hương mình. Khi đổi về đơn vị ở phi trường Biên Hoà, mỗi buổi sáng tinh sương ghé phở Tàu Bay, ăn tô phở đầu ngày trong cái không khí trong veo buổi sớm, nay nhớ lại còn trong dư vị miếng ăn ngon của một thời tuổi trẻ.
Năm 1968, lệnh tổng động viên nên vào lính nhập khoá với những người cùng trang lứa. Lúc ấy, với hăng hái của người nhập cuộc, hiểu được bổn phận của một công dân thi hành nghĩa vụ quân sự với đất nước. Lúc ấy, mắt trong veo và tâm hồn như tờ giấy trắng:
“Bọn ta ba trăm thằng tuổi trẻ
Chọn không gian tổ quốc mênh mông
Mắt sáng môi tươi như tranh vẽ
Vào lửa binh không chút nao lòng
Chia sẻ với nhau thời bão gió
Đời muôn nhánh rẽ ngược xuôi nguồn
Cánh chim phiêu bạc ngàn cổ độ
Tử sinh ai luận chuyện mất còn?
Ngồi uống cùng nhau các hảo hán
Tưởng ngày xưa rượu tiễn lên đường
Sách vở giảng đường thành dĩ vãng
Những chàng trai dệt mộng muôn phương…”
Rồi, vận nước đến thời, gia đình ly tán, đi vào trại tù, nếm đủ những cay đắng của đời cải tạo. Khi trở về, Sài Gòn, cảnh vẫn cũ nhưng người xưa đã khác. Như Từ Thức về trần, cả một thế thời thay đổi. Người về, từ trại tù nhỏ sang qua nhà giam lớn, vẫn những con mắt công an cú vọ rập rình, vẫn những lý lịch trích dọc, trích ngang đeo đuổi. Tạm trú, tạm ngụ, ở chính ngôi nhà của mình. Nơi sẽ định cư của những người tù cải tạo, là những vùng kinh tế mới xa xăm, những nơi chốn đầy ải của ngày tuyệt lộ. Trở về xóm cũ, làm người lạ mặt:
“Đỏ bầm mặt nhựt cơn mê
lạnh tanh khuôn mặt người về dửng dưng
vào ra lối rẽ ngập ngừng
mấy năm sao lạ, nỗi mừng chợt xa
cầu thang quẩn dấu chân qua
đời như hạt nước mưa sa bóng chiều
từ rừng máu giọt gót xiêu
thảm thương phố cũ nắng thiêu mộng người
đỏ bầm ánh điện đường soi
cây nhân sinh chợt nẩy chồi cuồng điên
nhìn soi mói nụ cười đen
mắt hằn dấu đóng chao nghiêng một ngày.”
Về trình diện công an khu vực, nhìn nụ cười gằn vừa mỉa mai vừa soi mói, nhìn đôi mắt cú đóng dấu vào một ngày thất thế của người bại binh, ôi đau xót cho một đời ngã ngựa.
Ở Sài Gòn những ngày giặc chiếm, vẫn còn âm hưởng của một cuộc chiến chưa tàn. Trên chuyến xe bus nội ô, một người lính què dẫn dắt người lính mù hát những bài hát ngày xưa ngày còn chiến đấu dưới cờ. Quân lực VNCH là tập thể của những người lính tin tưởng vào công việc làm của mình. Dù thua trận nhưng họ không muốn làm hèn binh nhục tướng…
“trang lịch sử đã dầy thêm lớp bụi
ngăn kéo đời vùi kín mộ phần riêng
Và lãnh đạm chẳng còn người nhắc đến
Người trở về từ cuộc chiến lãng quên
Đôi mắt đục nhìn mỏi mòn kiếp khác
Dắt dìu nhau khập khiễng chuyến xe đời
Người thua trận phần thịt xương bỏ lại
Trên ruộng đồng sầu quê mẹ rã rời
Chuyến xe vang lời thơ nào năm cũ
Nhắc chặng đường binh lửa thuở xa xưa
khói mịt mù thời chiến tranh bụi phủ
Nghe bàng hoàng giọt nắng hắt giữa trưa
Tiếng thê thiết gọi địa danh quen thuộc
Thuở dọc ngang mê mải ngọn cờ bay
Cuộc thánh chiến gió muộn phiền thổi ngược
Dấu giày buồn còn vết giữa sình lầy
Nghe lời hát tưởng đến người gục ngã
Cả chuyến xe chia sẻ một nỗi niềm
Âm thanh cao xoáy tròn dù gỗ đá
Thức hồn người vào nhịp thở chưa quên
Ơi tiếng hát vinh danh đời lính chiến
Cho máu xương không uổng phí ngày mai
Có sương khói từ mắt thầm cầu nguyện
Cho lỡ làng không trĩu nặng bờ vai
Người thản nhiên những tia nhìn cú vọ
Đây thịt xương còn sót lại một đời
Còn ngôn ngữ của Việt Nam đổ vỡ
Dù rã rời nhưng vẫn thắm nụ cười
Ta nghe rực trong hồn trăm bó đuốc
Mặt trời lên xua tăm tối cho đời…”
Ở Sài Gòn năm 1980, là những ngày tôi cựa quậy trong nan lồng.
Nghèo đói, bất công, đe doạ, bắt bớ, đủ thứ khổ nạn đổ lên đầu người dân nhất là những người được thả về từ trại tù. Mỗi ngày trình diện công an, rồi mỗi tuần, mỗi tháng nhưng áp lực thì càng ngày càng tăng. Tạm trú, từng tháng, từng ngày. Không có một chỗ nào ở thành phố cho các anh, người thua trận. Tôi, không có hộ khẩu, ở tạm trong nhà của mình. Rồi tham gia tổ chức vượt biên ở Bến Tre bị công an tỉnh này lên Sai Gòn tìm bắt. May là thoát được nên sau đó là phải sống lang thang đêm ngủ chỗ này tối ở chỗ khác. Những buổi tối trời mưa, đạp xe đi tìm chỗ tạm trú, mới thấy ngậm ngùi cho câu than thở trời đất bao la rộng lớn mà sao ta chẳng có chốn dung thân.
Những buổi chiều nắng quái, đi trong thành phố, mới thấy cảm giác của một kẻ cô đơn như con chuột đang cuống cuồng trong lồng giữa cơn mạt lộ. Thấy đi tới đâu cũng gặp những cặp mắt ngại ngùng của những người thân, từ chối thì không nỡ mà chứa chấp thì bị liên lụy nên tôi phải tìm một phương cách để cho qua đêm dài. Thuê phòng trọ hay khách sạn cực kỳ nguy hiểm, nên chỉ có một cách là trà trộn vào những người ngủ ngoài đường. Lúc ấy, ở Sài gòn đầy những người ngủ ở hè phố, Họ là những người từ kinh tế mới về chịu không kham sự khổ cực hay những người vượt biên hụt trở về nhà bị chiếm. Mà chỗ an toàn nhất là bến xe Ngã Bảy. Ở đây là đường ranh của nhiều phường nên chỉ có một quãng ngắn, ở chỗ này bố ráp thì chỗ kia vẫn bình thường như không có gì xảy ra.
Tôi có xem một video của trung tâm Asia có ghi lại hình ảnh của nhạc sĩ Trúc Phương cũng hoàn cảnh phải ra xa cảng để ngủ qua đêm mà chạnh lòng. Thì ra, ở lúc ấy, có nhiều người chung cảnh ngộ, phải lang thang ngủ đầu đường xó chợ một cách bất đắc dĩ. Bao nhiêu chuyện trái tai gai mắt, công an lộng hành, bắt người không cần lý do, kinh tế thì lụn bại, ngăn sông cấm chợ, cả nước nghèo đói không đủ gạo ăn, kỹ nghệ trì trệ không sản xuất được gì đáng kể. Rồi chính sách phân biệt đối xử, giáo dục thì nhồi sọ, hồng nhiều hơn chuyên, thi cử tuyển chọn theo lý lịch hơn là thực tài, y tế thì thiếu thuốc men phương tiện và y sĩ trình độ kém lại làm việc tắc trách. Thật là một thời tệ mạt nhất trong lịch sử dân tộc ta.
Ngủ ở bến xe Ngã Bảy, mướn cái chiếu 1 đồng, kiếm một chỗ qua đêm, tôi đã chứng kiến nhiều chuyện. Có những bà mẹ góp nhóp tiền bạc đi thăm con ở một trại tù nào đó, chờ xe ba bốn ngày, sống lang thang lếch thếch chờ đợi. Cũng có những người không nhà, nằm la liệt dưới mái hiên, sinh sống ăn ngủ và làm tình một cách thản nhiên như đang sống trong nhà mình. Cũng có những trai tứ chiếng, những gái giang hồ quanh quẩn kiếm ăn. Những anh lơ xe, những chị buôn hàng chuyến, những mối tình, hừng hực xác thịt cứ diễn ra hàng đêm. Rồi những đêm mưa gió, ướt át, những tiếng chửi than trời trách đất cứ dòn dã. Hình như, ở gần nỗi khổ, tâm hồn họ bị chai sạn đi. Công an từ phường này qua phường kia luôn luôn bố ráp nhưng như một trò chơi cút bằt. Áo vàng mũ cối đi qua, chỉ ít lâu sau là đâu vẫn đấy.
“ … hè phố rác lạc loài hoa dại
nở buồn tênh phiến gạch ngậm ngùi
cỏ đớn hèn hạt sầu kết trái
ươm bao năm dầu dãi nụ cười
ngủ chợp mắt đèn khuya vụn vỡ
ho khan ai quằn quại phổi khô
tiếng còi hú nhát đinh vỡ sọ
nghiến xe lăn tim nhịp chày vồ
rưng não tủy bầu trời tháng chạp
cành cỏ khô héo mãi phận mình
ở vu vơ ngỡ ngàng tiếng khóc
đêm bến xe tưởng chốn u minh
đường bảy nhánh chỗ nào phải lối
ngủ nơi đâu còi rúc giới nghiêm
như tiếng cú rúc trong huyệt tối
người lao xao cõi tạm cuồng điên
gió nhọn hoắt ngon lành da thịt
mưa giọt soi mộng dữ chân người
ánh đèn pin mắt ai tội nghiệp
bờ đá xanh lạnh buốt chăn đời…”
Ở một đất nước vào thời kỳ mà cây cột đèn nếu đi được cũng muốn vượt biển, thì còn con đường nào khác hơn là thách đố với định mệnh.
Những lần sửa soạn ra đi, tự nhủ hãy đi một vòng thành phố thân yêu để rồi vĩnh biệt không còn gặp lại. Những khúc sông, những cây cầu, những dãy phố, mỗi mỗi đều nhắc đến kỷ niệm và khi sắp sửa ra đi như mất mát một phần đời sống mình. Có buổi tối, đi trong mưa, để tưởng nhớ lại lúc xa xưa, khi bềnh bồng trong cảm giác lãng mạn của một người đi tìm vần thơ.
Mai ta đi xa. Thôi giã từ thành phố. Lòng đau như cắt trong lúc giã từ “ ta thắp nến đọc hoài trang sách kể.
Chuyện người tù vượt ngục suốt một đời
Ta hùng hực cánh buồm chờ gió đẩy
Sống một ngày thêm thúc giục khôn nguôi
Đã đắp xoá bao lần cơn mộng biếc
đường phải đi cho đến lúc xuôi tay
sóng loạn cuồng con thuyền trôi biền biệt
giăng buồm lên phương viễn xứ một ngày
Ta cũng biết còn xa vùng đất hứa
Phải đi qua địa ngục chín mươi tầng
Đời hiện tại xích xiềng thêu bão lửa
Nỗi niềm riêng còn khoé mắt thương thân
Đã thấm thía ngày qua ngày tù tội
Chim trong lồng mơ vùng vẫy trời cao
Cười khinh mạn những chão thừng buộc trói
Về phương đông nơi bến đỗ tay chào
Mộng ước mãi chiều nao rời cố quận
Chim sẻ ngoan còn ríu rít phố phường
Loài ác điểu vẫn gây căm tạo hận
Bẫy gai chông ngầm phục ở quê hương
Ta tin tưởng có quỉ thần dẫn lối
Dù giặc thù vây bủa cả không trung
Còn một chén nốc ngụm men vời vợi
Gió chuyển rồi thôi đến lúc lên đường
Chuyện sinh tử dỡn chơi thêm ván cuối
cạn láng rồi thử thách với phong ba
ngôi tinh đẩu dẫn ta về bến đợi
đường biển vẽ rối tay lái thẳng lối qua.”
Bây giờ, nhiều người trở lại nói thành phố đã đổi khác. Hết rồi, những con đường cũ, những ngõ hẻm xưa. Hết rồi, những tâm tình thuở nào, của một thời trong một đời người. Tôi, có lúc đọc những bài viết cũ, ngắm lại những hình ảnh xưa, lại nhói đau như vừa đánh mất một điều gì trân quí. Thôi vĩnh biệt sài Gòn, tiếng kêu thảng thốt của người vừa đánh mất một phần đời sống mình…
Nguyễn Mạnh Trinh
ngăn kéo đời vùi kín mộ phần riêng"
"Bây giờ, nhiều người trở lại nói thành phố đã đổi khác. Hết rồi, những con đường cũ, những ngõ hẻm xưa. Hết rồi, những tâm tình thuở nào, của một thời trong một đời người..."
Subject: Fw: SÀI GÒN MỘT THỜI CỦA MỘT ĐỜI - Tác giả: Nguyễn Mạnh Trinh
Có nhiều bài thơ về Sài Gòn. Thành phố ấy, với nhiều người, là thánh địa của kỷ niệm. Với Nguyên Sa, là Tám Phố Sài Gòn, là “Sài Gòn đi rất chậm buổi chiều”, là “Sài Gòn phóng solex rất nhanh” “Sài Gòn ngồi thư viện rất ngoan” là “Sài Gòn tối đi học một mình”, là “Sài Gòn cười đôi môi rất tròn”, là “Sài Gòn gối đầu trên cánh tay”… Với Quách Thoại buổi sáng, là “sáng nay tôi bước ra giữa thị thành - để nghe phố nói nỗi niềm mới lạ - tiếng xe tiếng còi tôi nghe đường xá - cả âm thanh của cuộc sống mọi người - một nụ cười chạy ẩn giữa môi tươi/trên tim nóng trong linh hồn tất cả…” Với Trần Dạ Từ là buổi trưa, về Thị Nghè: “vẫn một mặt trời trên mỗi chúng ta - và mỗi chúng ta trên một bóng hình - tôi vô giác như mặt đường nhựa ẩm - trũng nỗi sầu đau náo nức lưu thông - mùa hạ đi qua tựa hồ giấc mộng - tôi chạy điên trong một bánh xe tròn - và đứa trẻ hít còi người đàn bà bước xuống - ôi chiếc cầu, ôi sở thú. ôi giòng sông…” Với Cung Trầm Tưởng, là mưa, là “mưa rơi đêm lạnh Sài Gòn - mưa hay trời khóc đêm tròn tuổi tôi - mưa hay trời cũng thế thôi - đời nay biển lạnh mai bồi đất hoang…” Với Luân Hoán, là ngồi quán, là “ngồi La Pagode ngắm người - thấy em nhức nhối nói cười lượn qua - mini-jupe trắng nõn nà - vàng thu gió lộng chiều sa gót giày - ngẩn theo tóc, tuyệt vời bay - hồn thơ thức mộng trọn ngày bình yên” Với Bùi Chí Vinh, là ngày bãi trường mùa hạ “những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng - em chở mùa hè của tôi đi đâu - chùm phượng vĩ là tuổi tôi mười tám - tuổi thơ ngây khờ dại mối tình đầu…”.
Và với nhiều thi sĩ khác, Sài Gòn là phố cây xanh, là đêm cúp điện, là chiều mưa giọt, là trưa nắng đỏ. Ôi Sài Gòn, của cõi thơ không cùng, của những chân trời thi ca bao la, của những trái tim lúc nào cũng dồn dập nhịp thở của tháng ngày tuy náo động nhưng chẳng thể nào quên.
Với riêng tôi, Sài Gòn là muôn vàn kỷ niệm. Là những con đường quen thân, nhắc lại một thuở ấu thời. Là ngôi trường Chu văn An, nơi tôi miệt mài suốt bảy năm trung học. Là trường Khoa Học, là trường Luật trước khi vào lính. Là cổng Phi Long vào phi trường Tân Sơm Nhứt khi vừa nhập ngũ. Là những mơ mộng tuổi trẻ, lúc vừa bước vào đời sống quân đội trong một đất nước đang trong tình trạng chiến tranh.
Buổi trưa, nằm dài trên sân cỏ mượt nhìn lên nóc nhà thờ Ngã Sáu, dưới bóng cây dầu cao vút, nghĩ về tương lai nhìn theo những sợi mây bay qua. Nghe xôn xao trong lòng những sợi nắng lung linh. Ôi, thuở còn đi học, mấy ai tiên đoán được số mệnh mình. Mây bay đi, như đời trôi qua.
“nằm trên cỏ nhìn trời cao
lung linh sợi nắng thuở nào phai phai
nhìn tượng Chúa dưới tàng cây
giơ vai chĩu nặng tháng ngày chiến tranh
mùa hạ mấy bước đi quanh
cổng trường đóng những đoạn đành thế thôi
ngày mai đi bốn phương trời
mây phiêu lãng chợt thương đời phù du…”
Sài Gòn những mùa thu. Có những con đường xôn xao áo lụa. Có những buổi tan học nhìn tà áo trắng mà mơ ước vu vơ. Để đêm về, trên trang vở học trò, vẽ bâng quơ đôi mắt ai, mái tóc ai:
“Thành phố ấy, xôn xao tà áo trắng
nắng hanh vàng trải lụa những mùa thu
guốc chân sáo để hồn ai ngơ ngẩn
bước mênh mang nghe quẩn sợi sương mù
mây vào áo lồng lộng bay chiều gió
lụa trắng trong e ấp buổi hẹn hò
sợi mi cong tưởng chập chờn ngực thở
tóc ai buông dài xoã những câu thơ.
Thành phố ấy, mấy ngã tư đèn đỏ
Ai chờ ai khi kẻng đánh tan trường
Bài thơ trao còn nguyên trong cuốn vở
Thuở ngại ngùng lần bước đến yêu thương…”
Sài Gòn của một thời mặc áo lính. Khi ở xứ biên trấn xa xôi, nhớ về thành phố với người thương, với phố quen, trên máy bay lượn vòng thành phố, nghe như mình đã trỡ về quê hương mình. Khi đổi về đơn vị ở phi trường Biên Hoà, mỗi buổi sáng tinh sương ghé phở Tàu Bay, ăn tô phở đầu ngày trong cái không khí trong veo buổi sớm, nay nhớ lại còn trong dư vị miếng ăn ngon của một thời tuổi trẻ.
Năm 1968, lệnh tổng động viên nên vào lính nhập khoá với những người cùng trang lứa. Lúc ấy, với hăng hái của người nhập cuộc, hiểu được bổn phận của một công dân thi hành nghĩa vụ quân sự với đất nước. Lúc ấy, mắt trong veo và tâm hồn như tờ giấy trắng:
“Bọn ta ba trăm thằng tuổi trẻ
Chọn không gian tổ quốc mênh mông
Mắt sáng môi tươi như tranh vẽ
Vào lửa binh không chút nao lòng
Chia sẻ với nhau thời bão gió
Đời muôn nhánh rẽ ngược xuôi nguồn
Cánh chim phiêu bạc ngàn cổ độ
Tử sinh ai luận chuyện mất còn?
Ngồi uống cùng nhau các hảo hán
Tưởng ngày xưa rượu tiễn lên đường
Sách vở giảng đường thành dĩ vãng
Những chàng trai dệt mộng muôn phương…”
Rồi, vận nước đến thời, gia đình ly tán, đi vào trại tù, nếm đủ những cay đắng của đời cải tạo. Khi trở về, Sài Gòn, cảnh vẫn cũ nhưng người xưa đã khác. Như Từ Thức về trần, cả một thế thời thay đổi. Người về, từ trại tù nhỏ sang qua nhà giam lớn, vẫn những con mắt công an cú vọ rập rình, vẫn những lý lịch trích dọc, trích ngang đeo đuổi. Tạm trú, tạm ngụ, ở chính ngôi nhà của mình. Nơi sẽ định cư của những người tù cải tạo, là những vùng kinh tế mới xa xăm, những nơi chốn đầy ải của ngày tuyệt lộ. Trở về xóm cũ, làm người lạ mặt:
“Đỏ bầm mặt nhựt cơn mê
lạnh tanh khuôn mặt người về dửng dưng
vào ra lối rẽ ngập ngừng
mấy năm sao lạ, nỗi mừng chợt xa
cầu thang quẩn dấu chân qua
đời như hạt nước mưa sa bóng chiều
từ rừng máu giọt gót xiêu
thảm thương phố cũ nắng thiêu mộng người
đỏ bầm ánh điện đường soi
cây nhân sinh chợt nẩy chồi cuồng điên
nhìn soi mói nụ cười đen
mắt hằn dấu đóng chao nghiêng một ngày.”
Về trình diện công an khu vực, nhìn nụ cười gằn vừa mỉa mai vừa soi mói, nhìn đôi mắt cú đóng dấu vào một ngày thất thế của người bại binh, ôi đau xót cho một đời ngã ngựa.
Ở Sài Gòn những ngày giặc chiếm, vẫn còn âm hưởng của một cuộc chiến chưa tàn. Trên chuyến xe bus nội ô, một người lính què dẫn dắt người lính mù hát những bài hát ngày xưa ngày còn chiến đấu dưới cờ. Quân lực VNCH là tập thể của những người lính tin tưởng vào công việc làm của mình. Dù thua trận nhưng họ không muốn làm hèn binh nhục tướng…
“trang lịch sử đã dầy thêm lớp bụi
ngăn kéo đời vùi kín mộ phần riêng
Và lãnh đạm chẳng còn người nhắc đến
Người trở về từ cuộc chiến lãng quên
Đôi mắt đục nhìn mỏi mòn kiếp khác
Dắt dìu nhau khập khiễng chuyến xe đời
Người thua trận phần thịt xương bỏ lại
Trên ruộng đồng sầu quê mẹ rã rời
Chuyến xe vang lời thơ nào năm cũ
Nhắc chặng đường binh lửa thuở xa xưa
khói mịt mù thời chiến tranh bụi phủ
Nghe bàng hoàng giọt nắng hắt giữa trưa
Tiếng thê thiết gọi địa danh quen thuộc
Thuở dọc ngang mê mải ngọn cờ bay
Cuộc thánh chiến gió muộn phiền thổi ngược
Dấu giày buồn còn vết giữa sình lầy
Nghe lời hát tưởng đến người gục ngã
Cả chuyến xe chia sẻ một nỗi niềm
Âm thanh cao xoáy tròn dù gỗ đá
Thức hồn người vào nhịp thở chưa quên
Ơi tiếng hát vinh danh đời lính chiến
Cho máu xương không uổng phí ngày mai
Có sương khói từ mắt thầm cầu nguyện
Cho lỡ làng không trĩu nặng bờ vai
Người thản nhiên những tia nhìn cú vọ
Đây thịt xương còn sót lại một đời
Còn ngôn ngữ của Việt Nam đổ vỡ
Dù rã rời nhưng vẫn thắm nụ cười
Ta nghe rực trong hồn trăm bó đuốc
Mặt trời lên xua tăm tối cho đời…”
Ở Sài Gòn năm 1980, là những ngày tôi cựa quậy trong nan lồng.
Nghèo đói, bất công, đe doạ, bắt bớ, đủ thứ khổ nạn đổ lên đầu người dân nhất là những người được thả về từ trại tù. Mỗi ngày trình diện công an, rồi mỗi tuần, mỗi tháng nhưng áp lực thì càng ngày càng tăng. Tạm trú, từng tháng, từng ngày. Không có một chỗ nào ở thành phố cho các anh, người thua trận. Tôi, không có hộ khẩu, ở tạm trong nhà của mình. Rồi tham gia tổ chức vượt biên ở Bến Tre bị công an tỉnh này lên Sai Gòn tìm bắt. May là thoát được nên sau đó là phải sống lang thang đêm ngủ chỗ này tối ở chỗ khác. Những buổi tối trời mưa, đạp xe đi tìm chỗ tạm trú, mới thấy ngậm ngùi cho câu than thở trời đất bao la rộng lớn mà sao ta chẳng có chốn dung thân.
Những buổi chiều nắng quái, đi trong thành phố, mới thấy cảm giác của một kẻ cô đơn như con chuột đang cuống cuồng trong lồng giữa cơn mạt lộ. Thấy đi tới đâu cũng gặp những cặp mắt ngại ngùng của những người thân, từ chối thì không nỡ mà chứa chấp thì bị liên lụy nên tôi phải tìm một phương cách để cho qua đêm dài. Thuê phòng trọ hay khách sạn cực kỳ nguy hiểm, nên chỉ có một cách là trà trộn vào những người ngủ ngoài đường. Lúc ấy, ở Sài gòn đầy những người ngủ ở hè phố, Họ là những người từ kinh tế mới về chịu không kham sự khổ cực hay những người vượt biên hụt trở về nhà bị chiếm. Mà chỗ an toàn nhất là bến xe Ngã Bảy. Ở đây là đường ranh của nhiều phường nên chỉ có một quãng ngắn, ở chỗ này bố ráp thì chỗ kia vẫn bình thường như không có gì xảy ra.
Tôi có xem một video của trung tâm Asia có ghi lại hình ảnh của nhạc sĩ Trúc Phương cũng hoàn cảnh phải ra xa cảng để ngủ qua đêm mà chạnh lòng. Thì ra, ở lúc ấy, có nhiều người chung cảnh ngộ, phải lang thang ngủ đầu đường xó chợ một cách bất đắc dĩ. Bao nhiêu chuyện trái tai gai mắt, công an lộng hành, bắt người không cần lý do, kinh tế thì lụn bại, ngăn sông cấm chợ, cả nước nghèo đói không đủ gạo ăn, kỹ nghệ trì trệ không sản xuất được gì đáng kể. Rồi chính sách phân biệt đối xử, giáo dục thì nhồi sọ, hồng nhiều hơn chuyên, thi cử tuyển chọn theo lý lịch hơn là thực tài, y tế thì thiếu thuốc men phương tiện và y sĩ trình độ kém lại làm việc tắc trách. Thật là một thời tệ mạt nhất trong lịch sử dân tộc ta.
Ngủ ở bến xe Ngã Bảy, mướn cái chiếu 1 đồng, kiếm một chỗ qua đêm, tôi đã chứng kiến nhiều chuyện. Có những bà mẹ góp nhóp tiền bạc đi thăm con ở một trại tù nào đó, chờ xe ba bốn ngày, sống lang thang lếch thếch chờ đợi. Cũng có những người không nhà, nằm la liệt dưới mái hiên, sinh sống ăn ngủ và làm tình một cách thản nhiên như đang sống trong nhà mình. Cũng có những trai tứ chiếng, những gái giang hồ quanh quẩn kiếm ăn. Những anh lơ xe, những chị buôn hàng chuyến, những mối tình, hừng hực xác thịt cứ diễn ra hàng đêm. Rồi những đêm mưa gió, ướt át, những tiếng chửi than trời trách đất cứ dòn dã. Hình như, ở gần nỗi khổ, tâm hồn họ bị chai sạn đi. Công an từ phường này qua phường kia luôn luôn bố ráp nhưng như một trò chơi cút bằt. Áo vàng mũ cối đi qua, chỉ ít lâu sau là đâu vẫn đấy.
“ … hè phố rác lạc loài hoa dại
nở buồn tênh phiến gạch ngậm ngùi
cỏ đớn hèn hạt sầu kết trái
ươm bao năm dầu dãi nụ cười
ngủ chợp mắt đèn khuya vụn vỡ
ho khan ai quằn quại phổi khô
tiếng còi hú nhát đinh vỡ sọ
nghiến xe lăn tim nhịp chày vồ
rưng não tủy bầu trời tháng chạp
cành cỏ khô héo mãi phận mình
ở vu vơ ngỡ ngàng tiếng khóc
đêm bến xe tưởng chốn u minh
đường bảy nhánh chỗ nào phải lối
ngủ nơi đâu còi rúc giới nghiêm
như tiếng cú rúc trong huyệt tối
người lao xao cõi tạm cuồng điên
gió nhọn hoắt ngon lành da thịt
mưa giọt soi mộng dữ chân người
ánh đèn pin mắt ai tội nghiệp
bờ đá xanh lạnh buốt chăn đời…”
Ở một đất nước vào thời kỳ mà cây cột đèn nếu đi được cũng muốn vượt biển, thì còn con đường nào khác hơn là thách đố với định mệnh.
Những lần sửa soạn ra đi, tự nhủ hãy đi một vòng thành phố thân yêu để rồi vĩnh biệt không còn gặp lại. Những khúc sông, những cây cầu, những dãy phố, mỗi mỗi đều nhắc đến kỷ niệm và khi sắp sửa ra đi như mất mát một phần đời sống mình. Có buổi tối, đi trong mưa, để tưởng nhớ lại lúc xa xưa, khi bềnh bồng trong cảm giác lãng mạn của một người đi tìm vần thơ.
Mai ta đi xa. Thôi giã từ thành phố. Lòng đau như cắt trong lúc giã từ “ ta thắp nến đọc hoài trang sách kể.
Chuyện người tù vượt ngục suốt một đời
Ta hùng hực cánh buồm chờ gió đẩy
Sống một ngày thêm thúc giục khôn nguôi
Đã đắp xoá bao lần cơn mộng biếc
đường phải đi cho đến lúc xuôi tay
sóng loạn cuồng con thuyền trôi biền biệt
giăng buồm lên phương viễn xứ một ngày
Ta cũng biết còn xa vùng đất hứa
Phải đi qua địa ngục chín mươi tầng
Đời hiện tại xích xiềng thêu bão lửa
Nỗi niềm riêng còn khoé mắt thương thân
Đã thấm thía ngày qua ngày tù tội
Chim trong lồng mơ vùng vẫy trời cao
Cười khinh mạn những chão thừng buộc trói
Về phương đông nơi bến đỗ tay chào
Mộng ước mãi chiều nao rời cố quận
Chim sẻ ngoan còn ríu rít phố phường
Loài ác điểu vẫn gây căm tạo hận
Bẫy gai chông ngầm phục ở quê hương
Ta tin tưởng có quỉ thần dẫn lối
Dù giặc thù vây bủa cả không trung
Còn một chén nốc ngụm men vời vợi
Gió chuyển rồi thôi đến lúc lên đường
Chuyện sinh tử dỡn chơi thêm ván cuối
cạn láng rồi thử thách với phong ba
ngôi tinh đẩu dẫn ta về bến đợi
đường biển vẽ rối tay lái thẳng lối qua.”
Bây giờ, nhiều người trở lại nói thành phố đã đổi khác. Hết rồi, những con đường cũ, những ngõ hẻm xưa. Hết rồi, những tâm tình thuở nào, của một thời trong một đời người. Tôi, có lúc đọc những bài viết cũ, ngắm lại những hình ảnh xưa, lại nhói đau như vừa đánh mất một điều gì trân quí. Thôi vĩnh biệt sài Gòn, tiếng kêu thảng thốt của người vừa đánh mất một phần đời sống mình…
Nguyễn Mạnh Trinh