Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Về hưu ở Việt Nam hay Mỹ?

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Về hưu ở Việt Nam hay Mỹ?

    Một anh bạn chuyển tiếp cho tôi email của ông Thanh Nguyên ở Mỹ hỏi nhà báo cố vấn về việc dự định về hưu ở Việt Nam và thư trả lời của một ông bên Pháp, Phan Kim Tài (?). Anh ấy muốn ý kiến thứ ba nên nhờ tôi viết đôi dòng. Tôi thấy đề mục này ảnh hưởng nhiều Việt Kiều ở hải ngoại nên nhận lời. Thư trả lời của ông bên Pháp thẳng thừng ruột tượng, đi thẳng vào vấn đề, thật dí dỏm. Những quan điểm của tôi, hy vọng làm sáng tỏ vấn đề hơn, sẽ không lập lại những điểm ông Phan Kim Tài đã đề cập đến.
    Đây là email của ông Thanh Nguyên:
    Thứ ba, 29 Tháng ba 2011
    v/v : Tôi dự định làm việc ba năm nữa thì về hưu ở tuổi 62. Tôi muốn về hưu ở Việt Nam dù không có họ hàng thân thuộc ở đây nữa.
    Kính thưa ban biên tập TS,
    Tôi ở Mỹ được 32 năm, đã và đang làm việc cho một hãng điện tử 30 năm. Năm nay tôi 59 tuổi, sức khỏe tốt. Các con tôi (3 đứa) đều lớn và đã sống riêng. Tôi dự định làm việc ba năm nữa thì về hưu ở tuổi 62. Tôi muốn về hưu ở Việt Nam . Hiện tại, tôi không còn ai ở Việt Nam, kể cả họ hàng thân thuộc. Tôi chỉ về hưu một mình.Vợ tôi không chịu về hưu ở ViệtNam vì vợ tôi là người Lào và thích ở bên Mỹ hơn. Tôi đã dẫn vợ về Việt Nam một lần. Vợ tôi không thích Việt Nam cho lắm.
    Về phần tài chính thì tôi được tiền hưu là 1.500 USD + 500 USD một tháng tiền 401K. Sau khi đọc rất nhiều ý kiến của những độc giả, khi về hưu tôi sẽ chọn Bến Tre hoặc Phan Thiết. Xin độc giả cho tôi ý kiến.
    Bến Tre hoặc Phan Thiết có tốt về khí hậu, thực phẩm, tình bà con hàng xóm có được không? Hay là ở chỗ nào khác tốt hơn như Nha Trang, Cần Thơ? Lúc còn ở Việt Nam tôi ở quận 1, TP HCM. Nay tôi không thích TP. Hồ Chí Minh cho lắm.
    Một lý do rất quan trọng là tại sao tôi muốn về hưu ở Việt Nam:
    - Tôi cần tình người (ở Việt Namtình người đậm đà hơn ở Mỹ).
    - Tôi cần bạn bè, hàng xóm người Việt Nam (tôi ít bạn Việt Nam ở Mỹ, hàng xóm người Mỹ) để hàn huyên tâm sự.
    - Tôi muốn chính tôi sẽ giúp đỡ những người nghèo, những người đã không may mắn trong cuộc đời. Với số tiền hưu, tôi sẽ trích ra một phần và chính tay sẽ giúp đỡ họ. Ở Mỹ vật chất rất là đầy đủ, dư thừa nhưng chỉ thiếu tình người giữa người Việt Nam với nhau. Đó là lý do chính tôi muốn về hưu ở Việt Nam.
    Xin quý tòa soạn cho đăng mẫu tin này.
    Thanh Nguyen

    Ở Việt Nam hay các nước nghèo đói, dân chúng thường không có sự lựa chọn khi về hưu, sinh tử phần lớn ở cùng trong một căn nhà. Về hưu 60 tuổi thành phần ưu tú của xã hội được nhà nước phát cho lương hưu trí hai triệu đồng Việt Nam, nhiều tiền quá làm gì cho hết nên nhiều người đem cất dưới đầu giường khỏi tiêu cho xong. Người nào giầu có hơn một tí thì ở căn nhà đầu xóm, lúc phát đạt mua căn nhà mới, chết đi ở căn nhà…cuối xóm.
    Ngược lại, ở nước Mỹ đời sống sung túc, nhiều người khi còn trẻ cất tiền vào quỹ hưu bổng 401K. Đến già rút tiền 401K, cộng với tiền an sinh xã hội, và nếu đã trả hết tiền nhà thì dư tiền, có sự lựa chọn nơi mình muốn về hưu.
    Tôi làm việc gì cũng phân tích kỹ lưỡng để khỏi hối hận (kinh nghiệm đau thương nhắm mắt nhẩy vào một tình yêu không suy xét với cô bồ cũ dậy tôi một bài học nhớ đời). Tuy rằng còn bốn mươi năm nữa mới về hưu, tôi muốn phân tích vấn đề này thật kỹ lưỡng cho ông Thanh Nguyên được tỏ tường.
    Đây là những yếu tố tôi nghĩ ông nên tìm hiểu ở một thành phố mình muốn về hưu:
    - Vật giá đắt đỏ.
    - Tỷ lệ thất nghiệp.
    - Thuế má cao bao nhiêu?
    - Khí hậu thế nào?
    - Cơ sở y tế ra sao?
    -Tuổi thọ trung bình là bao nhiêu.
    - Cướp bóc có đáng lo ngại?
    - Văn hóa, tập quán có phù hợp với mình?

    1.Vật giá đắt đỏ:
    Theo thư ông trình bày, một tháng ông được $2000 dollars. Nếu ông muốn về hưu ở Paris hay New York, $2000 đô-la chỉ đủ tiền cho ông mướn một cái nhà bếp, ban ngày ông phải ra đứng ở góc đường chìa tay xin tiền “Con cá nó sống vì nước, con sống nhờ ông bà”.Ngược lại, về SàiGòn ông mướn một căn nhà nhỏ, một tháng trả 500 đô-la là sang lắm. Còn $1500, dư cho ông một ngày đi đấm bóp hai lần, vẫn có tiền giúp người nghèo như ông nói, và mua thức ăn hằng ngày (đặc biệt ở ViệtNam chẳng ai kiểm soát khỉ gió gì hết, gà bệnh chết bán rẻ hơn gà sống, ông có thể tiết kiệm thêm tiền mua gà chết). Do đó quyết định về hưu ở Việt Namrất có lý, tôi một lòng ủng hộ.
    2.Tỷ lệ thất nghiệp:
    Tỷ lệ thất nghiệp của một thành phố rất quan trọng. Ở nước Mỹ tỷ lệ thất nghiệp trên 10% là kinh tế rục rịch khủng hoảng (hiện thời là 9%), dân chúng truất phế đảng đương nhiệm để bầu cho đảng đối lập. Thất nghiệp cao thì nhà nước bị mất tiền gấp đôi: dân không đóng thuế, nhà nước phải trả tiền thất nghiệp. Nhà nước không có tiền thì quân đội, trường học, cảnh sát, nhà thương, công viên, thư viện, xây cất đường xá…, tất cả bị cắt giảm. Ông có biết tại sao ở ViệtNam nhiều người đái bậy ngoài đường không? Tỷ lệ thất nghiệp trong thành phố hơn 30%:
    http://tintuc.timnhanh.com/xa-hoi/lao-dong/20101002/35AACBC8/Ty-le-that-nghiep-tai-thanh-thi-gap-doi-nong-thon.htm
    Thất nghiệp quá cao, nhà nước không đủ tiền xây cầu tiêu công cộng. Dân thất nghiệp không có việc làm đi ngông ngông ngoài đường nên đái bậy. Ở Mỹ sáng dậy ông ra trước nhà đứng hít thở không khí trong lành. Tôi bảo đảm sáng dậy mở cửa căn nhà ông mướn trong hẻm ở SàiGòn, thay vì ngửi mùi thơmcây cỏ thì ông sẽ ngửi mùi nước đái ở chân tường. Liệu ông có sức mỗi sáng ra viết lên trên tường nhà ông “Cấm đái bậy”, mỗi tuần viết 7 lần, một năm viết 365 lần không?
    3.Thuế má bao nhiêu:
    Thuế cao thì vật giá cũng cao. Trừ những hãng tư nhân ngoại quốc lớn ở Việt Nam, nếu ông muốn mở một doanh nghiệp và biết khôn khéo chọn mặt gửi vàng thì thuế của ông sẽ thấp hơn nhà nước ấn định. Thành ra ở điểm này, tôi đồng ý với ông về hưu ở Việt Nam.
    4. Khí hậu thế nào:
    Nếu ông ở các tiểu bang Bắc Mỹ , sợ tuyết quá thì tôi thông cảm ông muốn đi tìm nơi khác ở. Nhưng nếu ông ở California thì ông cần đi nhà thương khám xem mình có bị bệnh tâm thần hay không vì California có thời tiết ôn hòa nhất nhì thế giới. SàiGòn mưa nhiều, “Tháng Sáu trời mưa, trời mưa không dứt”, nếu ông thích nước, ông thuộc loại người caocấp thích sống kiểu thành phốVenice, Ý-Đại-Lợi, đầy những nuớc thì tôi tôn trọng sở thích riêng của ông khi chọn Việt Namlà nơi về hưu. Trong trường hợp ông không biết, tôi muốn nói cho ông biết là ở Venice, nước ngập người ta phải dùng ghe di chuyển. Thế nhưng họ dùng ghe trên đường phố, không như ở Việt Nam họ dùng ghe trong nhà như ảnh đính kèm.
    5. Cơ sở y tế ra sao:
    Ashville, North Carolina, được nhiều báo chí Mỹ xếp vào một trong mười thành phố lý tưởng nhất trên nước Mỹ để về hưu, tôi đã có dịp đến đây khảo sát khi tôi 10 tuổi để tìm nơi lý tưởng khi về già. Một trong những lý do lý tưởng là vì Ashville có nhiều nhà thương và cơ sở y tế. Khi mình về già, sức khoẻ không còn là Tarzan, chiều lòng vợ một đêm hai lần rất có thể là vượt quá chỉ tiêu y tế, bị tai biến mạch máu mông cần vào nhà thương cấp cứu đột xuất. Nếu ông ở Ashville thì với cơ sở y tế đầy dẫy, ông sẽ được cứu sống kịp thời. Còn ở Việt Nam, ông có bao giờ vào bệnh viện ở SàiGòn chưa? Ông phải lo tiền bồi dưỡng thì mới được ưu tiên khám nghiệm, nằm trên giường thay vì dưới đất.Thậm chí lên cầu thang máy phải trả tiền. Ấy là chưa nói về máy móc lạc hậu, môi trường nhà thương ô nhiễm, kiến thức bác sĩ, y tá giới hạn không như bên Mỹ. Chính vì thế mà ở Việt Nam ai chết cũng là tại vì… trúng gió, một cơn bệnh rất thông thường. Ở Mỹ có bao giờ ông biết ai chết vì trúng gió không?
    6. Tuổi thọ trung bình là bao nhiêu:
    Ở Mỹ thức ăn hay thuốc men cái gì cũng có quy củ, trật tự, sạch sẽ. Ông không để ý vì ông cứ tưởng tự nhiên nó được như vậy. Thật ra là tất cả phảitheo luật lệ của cơ quan chính phủ, FDA, và vì như thế, dân chúng ít bệnh hoạn, sống lâu. Ông về Việt Nam thì biết bao nhiêu là chuyện thức ăn sản xuất hay gặt hái trong môi trường ô nhiễm, và rồi cuối cùng vào bụng người tiêu thụ. Nếu được chết sớm thì không nói gì, nằm bệnh lây lất trong nhà thương ở SàiGòn mà không chết thì tiền đâu ông lo chạy chọt để được nằm trên giường? Đây là tin tức từ đài truyền hình ViệtNam:


    7. Cướp bóc có đáng lo ngại?
    Ở Mỹ ông muốn biết thành phố nào tỷ lệ trộm cướp là bao nhiêu thì có rất nhiều trang web cung cấp tin đó, chẳng hạn như
    http://www.areaconnect.com/
    (click tên thành phố, rồi click Crime Level bên phải ở giữa). Việt Nam không giữ tỷ lệ trộm cướp nên yếu tố này không biết được. Thế nhưng ở Mỹ ít ra ông chỉ lo có một loại cướp, trong khi ở Việt Nam thì ông phải lo đến hai loại cướp:
    Ông ơi hãy nhớ điều này
    Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
    Chắc ông còn nhớ ông Trần Văn Trường, một thương gia làm chủ tiệm sang băng video trên đường Bolsa, miền Nam California? Vào năm 1999, ông Trường có tinh thần yêu nước nên đã lập bàn thờ ông Hồ trong nhà, treo cờ đỏ sao vàng, thách thức Việt Kiều ở Mỹ, biết rằng không ai có thể làm gì được anh ta vì nước Mỹ bảo vệ quyền tự do bày tỏ ý kiến. Cộng đồng Việt Nam tổ chức biểu tình ngày qua ngày, đến một lúc số người quá đông, cảnh sát phải đến can thiệp để giữ gìn trật tự. Rồi không biết ai tố cáo mà cảnh sát vào tiệm anh ta, khám phá trong nhà có trăm máy video sang băng để bán.Ngu xuẩn chuốc hại vào thân, cảnh sát tịch thu máy video, bắt anh ta vì tội sang băng bất hợp pháp.http://www.vietbao.com/D_1-2_2-282_4-73460/
    Anh ta đóng cửa tiệm, dọn về tỉnh Đồng Tháp ở Việt Nam hợp vốn làm ăn nuôi cá rồi không hiểu thế nào vào năm 2006, nhà chức trách tỉnh Đồng Tháp phong tỏa doanh nghiệp, tịch biên tiền bán cá một tỷ đồng:

    Trần Trường tức tối, đã về ViệtNam làm ăn mà gặp phải tình người làm khó dễ chuyện tiền bạc nên giận như hỏa diệm sơn phun lửa trong video sau đây:
    Enjoy the videos and music you love, upload original content, and share it all with friends, family, and the world on YouTube.

    Tôi hy vọng là ông không lâm vào tình trạng của ông Trần Trường khi về hưu ở Việt Nam.
    8. Văn hóa, tập quán có phù hợp với mình?
    Khác với tất cả các nước trên thế giới, nước Mỹ là xứ hỗn tạp, quy tụ hơn 150 sắc dân ngoại quốc. Nơi nào cũng có cộng đồng người Mỹ nhưng gốc quốc gia khác như người Mỹ gốc Việt chẳng hạn. Do đó, chọn nơi phù hợp với tập quán của mình là quan trọng. Ông không muốn dọn vào ở với khu người Ấn-Độ vì hôm nào cũng phải ngửi mùi cà-ri, không muốn dọn vào khu Mỹ đen vì lúc nào cũng phải ngửi mùi hôi nách, không muốn dọn vào khu người Mễ vì em nào hơn 35 tuổi là bắp đùi bắt đầu trổ mã như cột đèn đường.
    Ông dĩ nhiên không phù hợp với đời sống bên Mỹ nên muốn về Việt Nam (“Tôi cần tình người, ở Việt Nam tình người đậm đà hơn ở Mỹ. Tôi cần bạn bè, hàng xóm người Việt Nam, tôi ít bạn Việt Nam ở Mỹ, hàng xóm người Mỹ để hàn huyên tâm sự”). Thư ông cho biết là ông sẵn sàng về ViệtNam một mình, bỏ vợ lại bên Mỹ, và tuy rằng ông còn ba người con ở đây. Nếu một người nhẫn tâm bỏ vợ sau mấy mươi năm chung sống, nếu một người có con tim lạnh lùng không cần gặp thăm con cháu mình thường xuyên, thì người không có tình thương đậm đà là ông, chứ chẳng phải người Mỹ. Ông về Việt Nam hàng xóm bạn bè nói chuyện với ông vì họ không biết quá khứ của ông ấy thôi; hoặc nếu họ biết, không quan tâm đến vì ông tung tiền mua chuộc họ. Ở bên Mỹ này không khác gì ViệtNam: ông tung tiền ra là sẽ có bạn, có gái. Sự khác biệt ở Mỹ là ông phải thành công, giầu có mới có thể mua chuộc “em” hay mua chuộc bạn bè bên này.“Em” đòi mua cái ví Chanel $2500 dollars, ông chỉ lãnh $2000 một tháng thì làm gì ông có tiền mua cho em? Vì thế, ông phải sửa mình, tề gia rồi mới trị quốc được. Tất cả bắt đầu từ ở nhà: Ông phải tỏ tình thuơng cho vợ, cho con. Nơi nào có gia đình là nơi ấy có tình thương, ông không cần phải về Việt Nam tìm kiếm làm gì cho xa xôi.
    Điểm cuối cùng ông nêu ra là “Tôi muốn chính tôi sẽ giúp đỡ những người nghèo, những người đã không may mắn trong cuộc đời”. Thứ nhất, người nghèo ở đâu cũng có, nếu giúp thì tại sao chỉ Việt Nam? Nếu ông theo Công Giáo hay Tin Lành, tôi sẽ phê bình ông thẳng tay: tất cả mọi người Phi, Âu, Mỹ, Úc, Á, đều là anh chị em ruột thịt vì tất cả đều là con cháu của ông Adam và bà Ê-Va. Chỉ giúp người nghèo Việt Nam mà không giúp người nghèo khác trên thế giới là ông có đầu óc kỳ thị. Thứ hai, tôi đọc bao nhiêu email thấy viên chức chính phủ và những người giầu ở Việt Nam. Để cho họ giúp người nghèo trước đã (bấm vào bảng NGƯỜI GIẦU ở bên dưới trang web để xem danh sách những người giầu)http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2007/01/3b9f294c/ . Thứ ba,điểm này quan trọng nhất: Nước Mỹ đã bỏ bao nhiêu tiền mang ông sang đây, ông đã trả cái ơn đó cho họ chưa mà ông đã đi lo chuyện trời ơi đất hỡi?Tại sao ông không giúp người nghèo ở Mỹ? 13% cho đến 17% dân số Mỹ sống dưới mức độ nghèo khó, tiêu chuẩn do Liên Bang ấn định, $22,350 đô-la mộtnăm, gia đình bốn người.http://en.wikipedia.org/wiki/Poverty_in_the_United_States. Tiền về hưu của ông $24,000/ một năm/ một người, ông sống phong phú hơn họ. Tại sao ông không trả ơn chính phủ Mỹ bằng cách giúp lại người Mỹ?
    Tiền mặt tôi dùng hàng tuần là do vợ tôi cấp phát. Tuần nào vợ tôi quên bỏ tiền vào ví là tuần đó đi làm tôi đói nhăn răng. Nếu ông nói ông muốn giúp người nghèo ở SàiGòn vì họ là người Việt thì thay vì cho họ, ông nên giúp tôi, cũng là người Việt. Ông sẽ được mang tiếng vẻ vang là giúp người nghèo ở Mỹ, mà tôi thì cũng được lợi không còn phải lo sợ nhồi máu cơ tim không tiền ăn trưa vì vợ quên bỏ tiền vào ví của mình.
    Nguyễn Tài Ngọc
    April 2011
    Bài trả lời của một ‘Việt kiều’ ở Pháp ký tên là ‘Ông Việt-kiều-yêu…. Xóm.’
    Thưa ông Thanh Nguyen.
    Không phải là một người trong “ban biên tập VnExpress” nhưng sau khi đọc được lá thư của ông thì tôi ngứa… tay quá nên xin đươc thưa chuyện cùng ông.
    Tôi ở Pháp được 31 năm, đã và đang làm việc cho một hãng điện tử 28 năm. Năm nay tôi… trẻ hơn ông, sức khỏe tốt. Con tôi lớn và đã sống riêng. Tôi dự định làm việc khoảng… 15 năm nữa thì về hưu. Tôi muốn về hưu ở... Pháp. Hiện tại, tôi không còn ai ở Việt Nam ngoài… họ hàng thân thuộc. Vợ tôi đã… dẫn tôi về Việt Nam hai lần. Dù yêu quê hương tha thiết như một người Việt Nam bình thường nào. tôi cũng không thích về hưu ở Việt Nam. Vì ở đó không có tự do, công bằng. dân chủ do một Đảng độc tài lãnh đạo từ 36 năm nay. Giản dị chỉ vì tôi không muốn ai “quản lý” đời sống TINH THẦN của tôi!
    Tôi không muốn phải tôn thờ một chủ nghĩa nào hay một ông già râu nào. Tôi muốn tự mình chọn người đại diện tôi vào quốc hội. làng xã… Tôi muốn đọc sách nào tôi thích. hát bài nào tôi ưa. muốn “yêu ai cứ bảo là yêu / ghét ai cử bảo là ghét.” Tôi không muốn thấy các em bé vô tư bị ép phải quàng khăn đỏ. ca múa những bài “nâng bi” để cuối cùng tương lai cũng bị đám chó sói ăn thịt! Tôi không muốn thấy các cô gái đua nhau “lấy chồng xứ lạ!!!” Không muốn nghe các cơ quan truyền thông. truyền hình che mắt, bịt tai về những tin tức xác thực ở ngoài kia: thế giới; ở ngay đây: đất nước.
    Tôi không muốn cứ phải lâu lâu lại bị nghe những bài hát tuyên truyền cũ rích kiểu “5 anh em trên một ‘chiệc’ – dấu nặng – xe tăng” hay “tiến về Sài Gòn, ta giết sạch giặc thù,” hay chỉ thấy đầy dẫy những hồi ký chính trị láo khoét khi bước vào một hiệu sách. Tôi không muốn lịch sử bị sửa sai. Tôi không muốn bị bắt buộc phải “bo” cho những công chức (công an, cảnh sát…) có bổn phận phải phục vụ tôi. Tôi không muốn phải cúng tiền cho những ông bà… “Nội” tự xưng là đầy tớ của tôi (Đảng là đầy tớ của nhân dân) khi tôi muốn tu sửa nhà, muốn mua “hộ” mới. Tôi muốn quyền lợi y tế phải được đồng đều cho mọi ngừoi dân. chứ không riêng gì cho các công thần chế độ… v.v.. Tôi không muốn đi đâu cũng phải nghe 2 tiếng đầu tiên “tiền đâu?”
    Và điều quan trọng nhất, tôi không muốn phải ngồi yên, nín khe trước cảnh ngoại nhân tung hoành khai thác đất nước! Sống như vậy, dù có “tình người” thì “tình người” cũng chưa đủ để nuôi tôi sống. Chưa nói rằng, đã gọi là tình NGƯỜI rồi thì ở đâu mà chả có. Ông có nhớ câu “bán anh em xa mua láng giềng gần” không?
    Thưa ông Thanh Nguyên,
    Tôi thấy những lý do ông đưa ra chỉ thích hợp với một mình ông thôi. Mục đích của ông, nếu tôi hiểu đúng, là ông đi tìm “tình người.”
    Nếu ông khộng là một người… kỳ thị hoặc “khép kín,” hay hàng xóm ông không “very nice” với ông thì có thể là ông còn ”yếu” ngoại ngữ? Ở Mỹ 32 năm mà “yếu” ngoại ngữ thì:
    - hoặc là cuộc sống ông thu hẹp trong cộng đồng Việt, như một số người Tàu ở Chợ Lớn không biết nói tiếng Việt. Điều này không phải vì ông xác định “tôi ít bạn Việt Nam ở Mỹ.”
    - hoặc ông không thích giao thiệp.
    Đi làm 30 năm liên tục thì thiết tưởng tiếng Mỹ của ông cũng không đến nổi nào. Mà cho dù yếu thì cái vốn ngữ vựng “my tailor is reach” cũng đủ để ông “hàn huyên tâm sự” với hàng xóm. Vậy thì có lẽ hàng xóm ông là kẻ “lạnh lùng” (kỳ thị?) Nếu vậy tại sao ông không đổi “xóm” khác?
    Hay ông là người không thích giao thiệp? Nếu đúng như vậy, thì tại sao ông cần “tình người” làm gì? Ông cần “tình người” mà ông cú ru rú trong nhà thì “tình có cũng như không” mà thôi!
    Có điều tôi không hiểu ông định nghĩa thế nào là “đậm đà” khi ông viết “ở Việt Nam tình người đậm đà hơn ở Mỹ?” Tôi không “sua” (sure) gì mấy chuyện này.
    Thứ nhất, Việt Nam bây giờ không phải là Việt Nam trước ngày ông rời nước. Ngày xưa không có cha mẹ nào đồng ý cho con mình “lấy Mỹ;” ngày nay người ta “hãnh diện” khi có con lấy ngoại quốc. Ngày xưa giỗ quảy gì chòm xóm cũng đến tiếp một tay; ngày nay, Việt kiều về cho “cadeau” (quà) dỏm là bị chê ngay. Ngày xưa nhà có người trúng gió, hàng xóm chạy qua cho mượn miếng dầu; ngày nay chòm xóm thưa kiện nhau, ấu đã, thậm chí chém giết nhau chỉ vì miếng… đất! Cái “tình” ông biết đó, nó thay đổi theo thời gian, theo “xã hội mới, con người mới” rồi! Đảng còn thay đổi “mở cửa” nữa, nói gì người dân bình thường!
    Thứ nhì, người Mỹ cũng là ngừoi như người Việt Nam, người Pháp… Nghĩa là có người “đậm đà” có người “nhạt nhẽo.” Ông trách Mỹ không “đậm” với ông. Thế còn ông? Ông có “đậm” với Mỹ không? Tôi thì tôi thấy ông… vô tình lắm. Nói chi xa, ông quyết định về Việt Nam sống một mình, để bà vợ người Lào ở lại Mỹ một mình vì bà “thích ở bên Mỹ hơn.” Thế thì ông lấy bà ấy làm chi? Người ta mong hưu trí để vợ chồng già hủ hỉ với nhau, có con, có cháu. Ông thì ông mong nghĩ hưu thì về Việt Nam một mình hàn huyên tâm sự với… hàng xóm, bỏ mặc vợ con ở lại Mỹ.
    Hoặc là ông không có hạnh phúc với vợ con (điều này không nghe ông nói!) hoặc là ông chán ăn “cơm nguội” với… nước Lèo; Muốn về Việt Nam sáng bia, chiều “phở?” Nếu vậy thì ông ích kỷ giống… “Bác” ông quá: Cả đời chỉ nghĩ đến “cách mạng,” có mấy đời vợ, mà bà nào cũng bị Bác cho ra rìa để “Bác làm cách mạng;” có khi lại bịt mắt làm ngơ như khi chú Hoàn (Trần quốc Hoàn, Bộ Trưởng Bộ Công An) thủ tiêu bồ nhí của Bác – cô Nông Thị Xuân, người đã đẻ cho Bác đứa con trai “Nguyễn Tất Trung” (theo Vũ thư Hiên trong cuốn “Đêm giữa ban ngày”).
    Người xưa có câu “tề gia – trị quốc – bình thiên hạ.” “Tình nhà” ông không để ý đến mà lại đòi người ta san sẽ “tình nước” thì tôi thấy… còn lâu! Trừ khi ông móc đô la!
    Nên tôi thấy mấy cái lý do ông đưa ra, cái nào cũng… vô duyên, không có “cơ sở” vững chắc trừ chuyện “Tôi muốn chính tôi sẽ giúp đỡ những người nghèo, những người đã không may mắn trong cuộc đời. Với số tiền hưu, tôi sẽ trích ra một phần và chính tay sẽ giúp đỡ họ…” Điều này thì tốt quá. Mai mốt ông có lên thiên đàng cho tôi nắm ké cái ống quần nhé. Vâng, cứ giúp người trước đi ông à. Tình người ông sẽ có sau.
    Còn chuyện “ở đâu cho tốt” thì tôi thấy ở đâu cũng tốt nhưng ở các làng quê hẻo lánh thì có lẽ tình người vẫn còn đậm đà như tô cá bống kho tiêu. Trừ … phở. Nghe nói “Phở Ta” của bà Đặng tuyết Mai nấu ở Sài Gòn bị Việt kiều Mỹ chê lên chê xuống đấy. Ông có biết không?
    Ông Việt-kiều-yêu… xóm
Working...
X