Chị Bình ngỡ ngàng khi ông Mike trịnh trọng cầu hôn bằng dòng chữ tiếng Việt không dấu: "Tôi muốn làm chồng em, em đồng ý không?".
Ông Michael W.Crisham (tên thường gọi là Mike, 64 tuổi, người Anh gốc Ireland) bắt đầu làm tình nguyện viên cho Ban Quản lý vịnh Hạ Long từ năm 2002. Hàng ngày, ông lưu trú tại một khách sạn trên phố Bến Đoan bên bờ vịnh Hạ Long.
Hồi đó, Hạ Long quán xá không nhiều như bây giờ, ông thường vào ăn tối ở quán phở lụp xụp của chị Bình (khi đó 44 tuổi) gần đó. Để nuôi 3 con ăn học sau cuộc hôn nhân tan vỡ, chị làm quần quật từ 14h hôm trước cho đến 2-3h sáng hôm sau, cho đến khi thực khách cuối cùng ra về.
Mike kể, ông không thích phở của Việt Nam, có chăng chỉ thích thịt bò. Nhưng, có lẽ vì cô chủ quán cuốn hút mà sau đó, chiều tối nào ông cũng ghé qua ăn phở bò hoặc gà. Rồi cũng một phần lớn vì cô chủ quán phở mà sau khi hết thời gian 2 năm làm tình nguyện viên ở Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Mike quyết định ở lại và tìm việc khác.
Thời điểm đó, đêm nào ông cũng ngồi rất lâu trong quán chị Bình, vừa ăn vừa nhâm nhi bia và suy tư. Thường rất khuya, ông mới cuốc bộ về khách sạn. Ngồi lâu thành quen thân, nhiều lần ông ra, gặp bữa cơm gia đình, biết ông thích món canh khoai tây, chị Bình mời ông cùng ăn. “Ông ấy không quen các món ăn Việt, nên thỉnh thoảng tôi lại nấu món canh khoai tây mời. Ông ấy thường ăn canh thì thôi phở, nhưng vẫn cứ trả tiền bằng bát phở”, chị Bình kể.
“Một năm sau, ông ấy xin ăn chung với gia đình, nhưng chỉ ăn bữa tối, với mức đóng góp 500.000 đồng một tháng với thực đơn là những món ăn đơn giản, gói gọn trong mâm cơm của một gia đình nghèo. Gọi thêm gì bên ngoài, ông móc túi trả tiền thêm món đó. Ông ấy rất sòng phẳng và rõ ràng”, chị kể tiếp.
Rồi chuyện gì đến cũng phải đến. Một hôm, Mike trịnh trọng ngỏ lời cầu hôn chị hàng phở bằng một dòng chữ tiếng Việt hoàn toàn không dấu viết trên một tờ giấy. Phải đánh vần rất lâu và dựa vào suy luận từ nghĩa tình đôi bên đã được ấp ủ từ lâu, cuối cùng chị Bình hiểu dòng chữ trên, mà theo chị, chắc do Mike mò mẫm qua từ điển để ghép thành, có nghĩa là: “Tôi muốn làm chồng em, em đồng ý không?”.
Chị Bình không trả lời ngay và tiếp tục giữ im lặng khi ông “đòi” chị câu trả lời một tuần sau đó. Một ngày thứ 7, ông mời chị đi ăn nhà hàng. Ăn xong, ông lại hỏi, rằng đồng ý hay không đồng ý lời cầu hôn thì chị cứ nói một câu ngắn gọn, không cần giải thích lý do. Thế nhưng chị vẫn không trả lời.
Chị lý giải: “Khi ấy, tôi không sợ sự khác biệt về văn hóa. Tâm trạng tôi lúc đó nửa thực, nửa mơ và không hiểu vì sao ông ấy lại sẵn sàng lấy một người phụ nữ đã qua một đời chồng, nghèo khó, lại có đến 3 đứa con. Đây là điều tôi lo lắng nhất, vì sợ không sống chung được với nhau lâu. Tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều và hỏi, tham khảo ý kiến của gia đình, bạn bè. Mấy hôm sau, sau bữa tối với gia đình tôi, ông ấy lặp lại câu hỏi. Và lần này, tôi... gật đầu”.
Sau quyết định lịch sử ấy, họ tổ chức lễ cưới đơn giản trên vịnh Hạ Long vào tháng 6/2003. Ông Mike bảo chị đi tìm mua ngôi nhà khác vì không thể ở chung trong một quán phở nhỏ và lụp xụp như thế. Chị ậm ừ vì trong túi chưa bao giờ có dư đến một triệu đồng, mà cũng không thể bảo ông bỏ tiền ra mua được. Hiểu ý, ông bảo chị cứ đi tìm nhà, ông lo chuyện tiền bởi đã là vợ chồng thì có gì phải ngại.
Căn nhà đầu tiên ở trung tâm thành phố chỉ có 19m2, một tầng, một gác xép, không đủ chỗ cho sinh hoạt, nên ban ngày ông ở với chị, đến tối lóc cóc đạp xe về khách sạn. Ông lại giục chị tìm mua nhà khác rộng hơn vì ngoài vợ chồng, còn có ba con của vợ, sau này còn thêm các cháu nội ngoại.
Ngôi nhà thứ hai khang trang, rộng rãi hiện vợ chồng chị đang ở tại phường Hồng Hải, TP Hạ Long có giá 525 triệu đồng. Tuy nhiên, thời gian đầu, chưa kịp làm giấy kết hôn, nên ban ngày ông về nhà với vợ, tối phải đến trường dân tộc nội trú, nơi ông dạy tiếng Anh, để ngủ.
Thời điểm đó, Mike không được phép đứng tên chủ ngôi nhà, nên khi làm giấy sang tên đổi chủ, cán bộ địa chính phường mời ông lên và khéo léo nói rằng ông viết cam kết sau này có chuyện gì thì không được tranh chấp tài sản. Chị Bình cảm thấy ái ngại vì tiền mua nhà là của ông; cán bộ địa chính cũng biết điều đó, nhưng lường trước những phức tạp sau này nên đành làm vậy. Nhưng Mike lại dửng dưng: “Vợ tôi đứng tên thì có sao đâu?”.
Sau khi lấy Mike, chị Bình bán phở thêm một thời gian ngắn nữa rồi nghỉ hẳn do quán phở bị giải phóng mặt bằng để xây các công trình lớn của thành phố, và quan trọng hơn, ông Mike không muốn vợ mình vất vả. Với 3 đứa con của chị (khi đó một học lớp 12, một học lớp 7, một học lớp 3), ông luôn động viên, khuyến khích phải học tiếp.
“Mike chu đáo chăm lo cho mấy đứa nhà tôi. Tiền ăn học toàn ông lo. Thậm chí, sau này lấy vợ, gả chồng cho cả 3 đứa cũng một tay ông làm. Ông bỏ tiền tổ chức đám cưới, tiền mừng ông cũng cho chúng nó luôn để làm vốn. Ba đứa con tôi trưởng thành như bây giờ có công rất lớn của Mike”, chị Bình nói, giọng đầy ngưỡng mộ và biết ơn người chồng ngoại quốc của mình.
Giờ chỉ có hai vợ chồng chị ở ngôi nhà ở phường Hồng Hải. Ba người con của chị sống và làm việc ở nơi khác, cùng 5 đứa cháu nội ngoại. Vài ba năm một lần, ông lại dẫn vợ về Anh và Ireland thăm họ hàng và bạn bè ở Anh. Bố mẹ ông đã mất cách đây nhiều năm.
Chị Bình vẫn gắn bó với nghề nấu ăn, đơn giản vì nghiên cứu các món ăn tây cho chồng do ông vẫn chưa quen với các món ăn Việt. “Vợ tôi nấu món tây cũng ngon lắm. Xem dạy nấu ăn trên TV, thử vài ba lần là cô ấy nấu thành công”, Mike khen vợ. Chiều chiều, chị Bình lại đi tập thể dục thẩm mỹ, hoặc tập luyện cùng đội văn nghệ phường. “Cô ấy hát hay và khiêu vũ cũng giỏi. Thỉnh thoảng giành giải nhất ở các cuộc thi văn nghệ đấy”, Mike khoe.
Với Mike, sau khi hết hợp đồng 5 năm làm việc cho Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, gần đây ông làm hiệu đính tiếng Anh cho Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh và dạy tiếng Anh trình độ nâng cao tại nhà. Mỗi ngày, ông vẫn dành khoảng thời gian nhất định để học tiếng Việt. Nên giờ, theo chị Bình, tiếng Việt của Mike khá hơn tiếng Anh của chị nhiều.
Tuy nhiên, hai vợ chồng chị thường nói chuyện với nhau bằng cả 2 thứ tiếng thì mới hết được câu chuyện. Dẫu vậy, mỗi khi bàn về việc gì hệ trọng của gia đình đôi bên, hai vợ chồng chị đều viết ra giấy như cái cách mà ngày nào Mike cầu hôn chị. “Thật ra là để không hiểu sai ý của nhau, chứ ông ấy là người sống vì mọi người, miễn là vợ con vui thì ông đều đồng ý hết”, chị Bình giải thích.
Thấm thoắt đã gần 15 năm kể từ ngày Mike sang làm tình nguyện viên ở Quảng Ninh. Mike bảo ngày rời quê hương đến Việt Nam, ông không nghĩ một ngày nào đó, đôi chân từng đi khắp nơi trên thế giới sẽ chọn nơi đây là bến đậu. Còn với chị Bình, dù đã sống với nhau hơn 10 năm, nhưng giờ nghĩ lại, nhiều khi chị vẫn có cảm giác như một giấc mơ, vì có người chồng sống tình nghĩa, giản dị, cùng con cháu thành đạt, mạnh khỏe.
Ông Michael W.Crisham (tên thường gọi là Mike, 64 tuổi, người Anh gốc Ireland) bắt đầu làm tình nguyện viên cho Ban Quản lý vịnh Hạ Long từ năm 2002. Hàng ngày, ông lưu trú tại một khách sạn trên phố Bến Đoan bên bờ vịnh Hạ Long.
Hồi đó, Hạ Long quán xá không nhiều như bây giờ, ông thường vào ăn tối ở quán phở lụp xụp của chị Bình (khi đó 44 tuổi) gần đó. Để nuôi 3 con ăn học sau cuộc hôn nhân tan vỡ, chị làm quần quật từ 14h hôm trước cho đến 2-3h sáng hôm sau, cho đến khi thực khách cuối cùng ra về.
Mike kể, ông không thích phở của Việt Nam, có chăng chỉ thích thịt bò. Nhưng, có lẽ vì cô chủ quán cuốn hút mà sau đó, chiều tối nào ông cũng ghé qua ăn phở bò hoặc gà. Rồi cũng một phần lớn vì cô chủ quán phở mà sau khi hết thời gian 2 năm làm tình nguyện viên ở Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Mike quyết định ở lại và tìm việc khác.
Thời điểm đó, đêm nào ông cũng ngồi rất lâu trong quán chị Bình, vừa ăn vừa nhâm nhi bia và suy tư. Thường rất khuya, ông mới cuốc bộ về khách sạn. Ngồi lâu thành quen thân, nhiều lần ông ra, gặp bữa cơm gia đình, biết ông thích món canh khoai tây, chị Bình mời ông cùng ăn. “Ông ấy không quen các món ăn Việt, nên thỉnh thoảng tôi lại nấu món canh khoai tây mời. Ông ấy thường ăn canh thì thôi phở, nhưng vẫn cứ trả tiền bằng bát phở”, chị Bình kể.
“Một năm sau, ông ấy xin ăn chung với gia đình, nhưng chỉ ăn bữa tối, với mức đóng góp 500.000 đồng một tháng với thực đơn là những món ăn đơn giản, gói gọn trong mâm cơm của một gia đình nghèo. Gọi thêm gì bên ngoài, ông móc túi trả tiền thêm món đó. Ông ấy rất sòng phẳng và rõ ràng”, chị kể tiếp.
Rồi chuyện gì đến cũng phải đến. Một hôm, Mike trịnh trọng ngỏ lời cầu hôn chị hàng phở bằng một dòng chữ tiếng Việt hoàn toàn không dấu viết trên một tờ giấy. Phải đánh vần rất lâu và dựa vào suy luận từ nghĩa tình đôi bên đã được ấp ủ từ lâu, cuối cùng chị Bình hiểu dòng chữ trên, mà theo chị, chắc do Mike mò mẫm qua từ điển để ghép thành, có nghĩa là: “Tôi muốn làm chồng em, em đồng ý không?”.
Chị Bình không trả lời ngay và tiếp tục giữ im lặng khi ông “đòi” chị câu trả lời một tuần sau đó. Một ngày thứ 7, ông mời chị đi ăn nhà hàng. Ăn xong, ông lại hỏi, rằng đồng ý hay không đồng ý lời cầu hôn thì chị cứ nói một câu ngắn gọn, không cần giải thích lý do. Thế nhưng chị vẫn không trả lời.
|
Đôi vợ chồng Anh-Việt chung sống hạnh phúc suốt 12 năm. |
Sau quyết định lịch sử ấy, họ tổ chức lễ cưới đơn giản trên vịnh Hạ Long vào tháng 6/2003. Ông Mike bảo chị đi tìm mua ngôi nhà khác vì không thể ở chung trong một quán phở nhỏ và lụp xụp như thế. Chị ậm ừ vì trong túi chưa bao giờ có dư đến một triệu đồng, mà cũng không thể bảo ông bỏ tiền ra mua được. Hiểu ý, ông bảo chị cứ đi tìm nhà, ông lo chuyện tiền bởi đã là vợ chồng thì có gì phải ngại.
Căn nhà đầu tiên ở trung tâm thành phố chỉ có 19m2, một tầng, một gác xép, không đủ chỗ cho sinh hoạt, nên ban ngày ông ở với chị, đến tối lóc cóc đạp xe về khách sạn. Ông lại giục chị tìm mua nhà khác rộng hơn vì ngoài vợ chồng, còn có ba con của vợ, sau này còn thêm các cháu nội ngoại.
Ngôi nhà thứ hai khang trang, rộng rãi hiện vợ chồng chị đang ở tại phường Hồng Hải, TP Hạ Long có giá 525 triệu đồng. Tuy nhiên, thời gian đầu, chưa kịp làm giấy kết hôn, nên ban ngày ông về nhà với vợ, tối phải đến trường dân tộc nội trú, nơi ông dạy tiếng Anh, để ngủ.
Thời điểm đó, Mike không được phép đứng tên chủ ngôi nhà, nên khi làm giấy sang tên đổi chủ, cán bộ địa chính phường mời ông lên và khéo léo nói rằng ông viết cam kết sau này có chuyện gì thì không được tranh chấp tài sản. Chị Bình cảm thấy ái ngại vì tiền mua nhà là của ông; cán bộ địa chính cũng biết điều đó, nhưng lường trước những phức tạp sau này nên đành làm vậy. Nhưng Mike lại dửng dưng: “Vợ tôi đứng tên thì có sao đâu?”.
Sau khi lấy Mike, chị Bình bán phở thêm một thời gian ngắn nữa rồi nghỉ hẳn do quán phở bị giải phóng mặt bằng để xây các công trình lớn của thành phố, và quan trọng hơn, ông Mike không muốn vợ mình vất vả. Với 3 đứa con của chị (khi đó một học lớp 12, một học lớp 7, một học lớp 3), ông luôn động viên, khuyến khích phải học tiếp.
“Mike chu đáo chăm lo cho mấy đứa nhà tôi. Tiền ăn học toàn ông lo. Thậm chí, sau này lấy vợ, gả chồng cho cả 3 đứa cũng một tay ông làm. Ông bỏ tiền tổ chức đám cưới, tiền mừng ông cũng cho chúng nó luôn để làm vốn. Ba đứa con tôi trưởng thành như bây giờ có công rất lớn của Mike”, chị Bình nói, giọng đầy ngưỡng mộ và biết ơn người chồng ngoại quốc của mình.
Giờ chỉ có hai vợ chồng chị ở ngôi nhà ở phường Hồng Hải. Ba người con của chị sống và làm việc ở nơi khác, cùng 5 đứa cháu nội ngoại. Vài ba năm một lần, ông lại dẫn vợ về Anh và Ireland thăm họ hàng và bạn bè ở Anh. Bố mẹ ông đã mất cách đây nhiều năm.
Chị Bình vẫn gắn bó với nghề nấu ăn, đơn giản vì nghiên cứu các món ăn tây cho chồng do ông vẫn chưa quen với các món ăn Việt. “Vợ tôi nấu món tây cũng ngon lắm. Xem dạy nấu ăn trên TV, thử vài ba lần là cô ấy nấu thành công”, Mike khen vợ. Chiều chiều, chị Bình lại đi tập thể dục thẩm mỹ, hoặc tập luyện cùng đội văn nghệ phường. “Cô ấy hát hay và khiêu vũ cũng giỏi. Thỉnh thoảng giành giải nhất ở các cuộc thi văn nghệ đấy”, Mike khoe.
Với Mike, sau khi hết hợp đồng 5 năm làm việc cho Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, gần đây ông làm hiệu đính tiếng Anh cho Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh và dạy tiếng Anh trình độ nâng cao tại nhà. Mỗi ngày, ông vẫn dành khoảng thời gian nhất định để học tiếng Việt. Nên giờ, theo chị Bình, tiếng Việt của Mike khá hơn tiếng Anh của chị nhiều.
Tuy nhiên, hai vợ chồng chị thường nói chuyện với nhau bằng cả 2 thứ tiếng thì mới hết được câu chuyện. Dẫu vậy, mỗi khi bàn về việc gì hệ trọng của gia đình đôi bên, hai vợ chồng chị đều viết ra giấy như cái cách mà ngày nào Mike cầu hôn chị. “Thật ra là để không hiểu sai ý của nhau, chứ ông ấy là người sống vì mọi người, miễn là vợ con vui thì ông đều đồng ý hết”, chị Bình giải thích.
Thấm thoắt đã gần 15 năm kể từ ngày Mike sang làm tình nguyện viên ở Quảng Ninh. Mike bảo ngày rời quê hương đến Việt Nam, ông không nghĩ một ngày nào đó, đôi chân từng đi khắp nơi trên thế giới sẽ chọn nơi đây là bến đậu. Còn với chị Bình, dù đã sống với nhau hơn 10 năm, nhưng giờ nghĩ lại, nhiều khi chị vẫn có cảm giác như một giấc mơ, vì có người chồng sống tình nghĩa, giản dị, cùng con cháu thành đạt, mạnh khỏe.
Theo Lao Động
Comment