Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Ngày lể Vu Lan

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ngày lể Vu Lan

    Ngày lể Vu Lan



    Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
    Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
    Nước biển đông không đong đầy tình mẹ
    Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha


    ST

    Ý nghĩa của lễ Vu lan

    Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì Vu lan hay còn gọi là Tết Trung nguyên, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, còn được hiểu là lễ báo hiếu. Ngày này còn được gọi là lễ xá tội vong nhân. Vào ngày này, mọi tù nhân ở địa ngục đều được xá tội, được lên dương gian. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, các vong nhân được xá tội nên có lễ cúng cô hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế thờ cúng.



    Theo kinh Vu lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm Nga quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận Cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.


    Mục Kiền Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy (âm lịch) là ngày thích hợp để cung thỉnh Chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó". Tại Việt Nam, việc cúng rằm tháng bảy bao giờ cũng phải cúng ở Chùa (thờ Phật) trước, rồi mới đến cúng tại gia. Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm, khi mặt trời đã lặn.


    Vào ngày này, mọi gia đình đều cúng hai mâm: Cúng tổ tiên tại bàn thờ tổ tiên và cúng chúng sinh ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè (nếu đường rộng), thời gian cúng có thể là vào buổi sáng, trưa hoặc chiều. Trên mâm cúng tổ tiên, gia đình bày đặt một mâm cỗ mặn, tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép...
    Gần đây có tệ nạn rất lãng phí và vô lý là làm đồ mã gồm cả tivi, tủ lạnh, máy giặt, ngựa, phương tiện giao thông, mũ kepi, người giúp việc, thậm chí cả nhà cao tầng, quạt điện, điều hòa, di động, IPhone... để cho người cõi âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người dương trần.


    Trên mâm cúng chúng sinh thì lễ vật gồm có: Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...), các loại bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, kẹo dồi, bánh quế, cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu (có thể thêm nước ngọt, bia nếu có điều kiện), cốc gạo trộn lẫn với muối (cốc này sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), ngô, khoai lang luộc, cháo hoa... và những lễ vật khác dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa...
    Thực ra vào mùa Vu lan người ta hay tổ chức để con cháu tưởng nhớ đến cha mẹ, ông bà, tổ tiên.




    Một hoa hồng cho ai hạnh phúc còn Mẹ

    Và cành hoa trắng cho những ai không còn Mẹ

  • #2
    Truyền thuyết lễ Vu Lan Báo hiếu


    Vu lan là tên gọi ngày lễ lớn của các tăng ni phật tử trong phật giáo nhằm vào ngày rằm tháng 7 hàng năm, là ngày tưởng nhớ báo hiếu công ơn cha mẹ.


    Theo tín ngưỡng dân gian rằm tháng 7 đó là ngày mở cửa địa ngục ân xá cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế thờ cúng. Lễ cúng cô hồn theo cách gọi dân gian cũng trùng vào ngày này.


    Truyền thuyết lễ Vu Lan xuất phát từ lòng hiếu thảo của Bồ tát Mục Kiều Liên đại hiếu cứu mẹ. Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa khi bồ tát Mục Kiều Liên tu thành chánh quả, lúc tưởng nhớ tới mẫu thân, đã dùng phép thần nhìn khắp trời đất. Thấy mẹ mình vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh vào ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ rất khổ sở, ông đem cơm xuống tận cõi quỷ dâng lên cho mẹ mình. Nhưng do đói khát lâu ngày nên khi ăn, mẹ của ông dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô
    hồn khác tới tranh cướp, vì vậy thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ


    .


    Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ và được Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quản đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương trời mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”. Làm theo lời Phật dạy, Mục Liên đã giải thoát được cho mẹ mình. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này mà làm. Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.


    Ở Việt Nam ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, là một ngày lễ lớn của Phật giáo để tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, Việc cúng rằm tháng 7 bao giờ cũng phải cúng ở chùa trước rồi mới đến cúng tại nhà. Ngày lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm khi mặt rời lặn. Ở nhà chùa thường tổ chức lễ hoa đăng, tụng kinh Vu Lan vào buổi tối để giúp tăng ni, phật tử tỏ lòng báo hiếu với đấng sinh thành của mình. Người dân cũng làm lễ cúng cô hồn vày ngày này để giúp đỡ những linh hồn đói khát. Trên mâm cúng thường để tiền vàng, và những vật dụng cho người cõi âm, để ở trước sân hoặc trên vỉa hè. Sau khi cúng xong thường kêu trẻ con lối xóm tới cướp xôi, bỏng oản… tượng trưng cho những cô hồn.
    Cũng trong lễ này, người Việt ta có một "quy ước": nếu ai đó còn mẹ sẽ được cài một bông hoa màu hồng lên áo. Ai đã mất mẹ thì cài hoa trắng. Người cài hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở, sẻ chia, không bao giờ quên ơn cha mẹ. Người được hoa hồng sẽ sung sướng vì biết rằng mình còn có mẹ .





    Ngày lễ Vu Lan bởi thế không chỉ có ý nghĩa là ngày cúng lễ tưởng nhớ ông bà tổ tiên, cúng cho các vong hồn cô quạnh mà sâu xa hơn, nó nhắc nhở người ta biết trân trọng những gì mình đang có: cha mẹ, gia đình, người thân.


    Nghĩ về cái chết, cõi chết để làm những điều tốt đẹp hơn cho sự sống, cõi sống. Dù là những việc nhỏ bé nhất.

    Comment


    • #3

      MẸ ƠI!

      Tạ Ơn Mẹ

      Cao Nguyên & Hồng Hoang



      Tiếng gọi thương yêu thắm thiết biết chừng nào . Tình mẹ vượt trên mọi tình thương yêu của thế gian.
      Bởi vì con là kết tinh từ máu thịt của mẹ cha và khôn lớn nhờ vào dòng sữa mẹ.


      Mẹ! Mẹ ơi! Tiếng gọi thoát ra trong vòng tay ôm ấp nồng ấm truyền từ hơi thở, nhịp tim giữa mẹ và con trong khao khát tìm lại tuổi thơ bị vuột mất bởi truân chuyên dòng đời, bởi nghiệt ngã thế thời buộc tình ly tán.


      Con tìm Mẹ cả trong giấc mơ mẹ hiện về trên dòng sóng bạc, trên tầng mây cao. Nên nỗi nhớ thương dạt dào vô tận.


      Ơi Mẹ ơi! Còn là nỗi ân hận đời con chưa trọn tình đáp trả ơn nghĩa sinh thành của Mẹ vì con. Tiếng khóc nào của con không làm Mẹ đau lòng! No đói nào của con mà thiếu sự buồn vui của Mẹ! Vấp ngã nào của con mà tình Mẹ không rướm máu. Bởi con là một phần đời của Mẹ và Mẹ là nơi con nương cậy suốt đời.


      Phúc cho ai còn Mẹ bên đời. Và cũng phúc cho ai còn tưởng nhớ đến Mẹ dẫu xa cách nghìn trùng, dẫu biệt ly đành đoạn.
      Con muốn hóa thân thành một đóa hồng, cài lên ngực nơi trái tim của Mẹ. Để tạ ơn Mẹ! Mẹ ơi!
      Lời ru ngày xưa của Mẹ quyện vào tiếng hát của con hôm nay mãi mãi là một tâm khúc tuyệt vời, đẹp như những cánh hồng tươi thắm lóng lánh những hạt lệ yêu thương!


      để khi về tìm lại dấu yêu xưa
      giòng sông cũ trắng chiều mưa quê nội
      để còn thương hoa Bằng Lăng tàn vội
      thương cánh diều tuổi nhỏ đã bay lên

      thương một thời tóc Mẹ màu đen
      nắng dãi mưa dầu thời gian gội trắng
      như bãi bồi suốt đời chao cánh sóng
      Mẹ một đời chao ngã bởi vì con

      để khi về thương trong mỗi chén cơm
      có vị mặn từ mồ hôi của Mẹ
      có tiếng thở dài từng đêm lặng lẽ
      Mẹ mang vào giấc ngũ trở trăn

      để khi về tìm lại phút bình yên
      quên hết chuyện đời so đo tính toán
      nằm gối võng nghe ngoài vườn chim hót
      mùi hoa Ngâu thoáng dịu một góc hồn

      con muốn hóa thân là một nụ hồng
      cài lên ngực nơi trái tim của Mẹ
      nơi giòng sữa ngọt ngào từ thơ bé
      đã nuôi con nên vóc nên hình


      để khi về …Tạ Ơn MẸ …MẸ ơi! …

      Comment

      Working...
      X