Tôi sợ các ông !
Tôi gốc gác dân Bưu Điện.
Những năm 1980 - 1990, lúc mà cái điện thoại để bàn có giá cả cây vàng, ở Sài Gòn nhà nào có máy kinh doanh tốt.
Chủ máy chỉ ngồi a lô nhận cuộc gọi của Việt Kiều yêu nước từ Mỹ, Pháp, Anh xin gặp người thân, thế là chủ máy đi gọi giúp. Người nhận cuộc gọi ở xa máy, thì Việt kiều đăng kí gặp người thân vào một giờ hẹn nào đó.
Cái máy Fax cũng phải nộp phí hòa mạng.
Cái đầu Video phải dán tem ’’kiểm định’’ của Sở Văn hóa Thông tin mới được dùng. Tôi nghỉ việc Bưu Điện đi làm việc khác kiếm sống.
Ít lâu sau thì mạng điện thoại di động Mobilefone ra đời, bạn bè nhiều người phất lên.
Khi ấy dây lưng ông nào đeo cái di động Erikson to như cục gạch là đã ở đẳng cấp đại gia.
Ông nào dắt cái máy nhắn tin bip… bip… bip bằng hộp diêm… thì chỉ mong ở chỗ đông người nó bíp lên mấy phát cho nó mát mặt ông cái.
Thời ấy đã lùi xa.
Bây giờ điện thoại di động mỏng như lưỡi lam, vuốt cạnh máy đứt tay, thật là tinh vi hiện đại, đa dụng. Các nhà mạng di động đã tiễn các loại tổng đài điện thoại và máy để bàn trở thành vật chứng đìu hiu cho cuộc cách mạng thông tin vũ bão toàn cầu…
Nhưng những người lãnh đạo Bộ 4T hiện nay thì thụt lùi, không có trình độ chuyên môn. Họ kém rất xa những người từng là Tổng Cục trưởng, Tổng cục phó Tổng cục Bưu điện thời tôi còn làm việc.
Thời tôi rất nhiều quan chức Tổng cục Bưu Điện du học ngành Bưu điện ở Đức, Nga, Hunggari, Tiệp khắc… có năng lực thực sự về nắm giữ các trọng trách. Tất nhiên họ cũng có những mặt hạn chế, nhưng không hạn chế như cái kiểu hạn chế bây giờ...
Bây giờ quan chức lớn Bộ 4T có vị không có chuyên môn, vì thế không quản lý được ngành này. Tôi chỉ cần dẫn chứng vụ Mobilfone của ông Lê Nam Trà mua AVG là đủ, không cần chứng minh thêm…
Tin nhắn rác thì như triều cường Sài Gòn vỡ bờ bao, tràn vào máy di động.
Không thống kê hết một ngày có bao nhiêu tin nhắn rác.
Ngành nào có nhắn tin rác của ngành đó, đại gia nào cũng có “thị phần’’ tin nhắn rác. Còn người dùng rất khổ sở, chả biết tin nào của ai, quen hay lạ, nội dung ra sao. Không đọc, nhỡ có tin ‘’SOS’’ của người thân, xóa tin cái rẹt có khi tự gây ‘’sốc phản vệ” không chừng…
Ngành Bưu điện Việt Nam là mẹ đẻ của ”hai đứa con ngỗ ngược dị dạng sinh đôi” có tên là “TIN NHẮN RÁC”, ‘’SIM RÁC’’.
***
Còn cước phí điện thoại thì người dùng không thể tự kiểm soát được.
Tôi còn nhớ những năm 1980-1990, ai muốn biết cước phí điện thoại bàn trong tháng bao nhiêu, thì đến 80 đường Nguyễn Du, Quận 1, Sài Gòn mà xếp hàng mua bảng liệt kê cuộc gọi, trả 2 ngàn đồng/tờ in ra từ máy của Bưu Điện TP.
Sau này các máy điện thoại di động cũng chỉ chờ nhà mạng thông báo, chứ không ai biết cước phí cụ thể thế nào. Các con số nhảy múa, vì nhà mạng làm tròn giây, tròn phút thành các đơn vị tính cước ‘’chuyên ngành’’.
***
Tôi lại nhớ mỗi lần mua thẻ nạp tiền trả trước, thẻ nào cũng có thời hạn sử dụng bao nhiêu ngày.
Nếu hết tiền mà hạn sử dụng còn, thì các cuộc gọi đến vẫn được kết nối, còn chiều gọi đi bị khóa…
Có bữa cách nay gần 20 năm, tôi đã định nhờ luật sư “lập quyền thừa kế” cái sim điện thoại tôi cho con gái. Vì sim của tôi có quyền nhận cuộc gọi đến tới năm 2050, năm mà nếu tính ra tôi đã được ngắm chuối xanh và gà khoả thân chán chê rồi.
Thật là một thứ “tài sản phi vật thể” vô cùng lớn.
Rồi duy nhất có một lần, người ta đồn ầm lên rằng nhà mạng sẽ quy đổi số ngày dư này ra tiền, thật là chỉ đồn cho nó sướng cái miệng.
***
Năm kia tôi đi Đài Loan chơi với 2 chuyên gia viễn thông thứ thiệt.
Đến sân bay Đào Viên, hướng dẫn viên Tours dẫn vào quầy mua sim xứ Đài. Ông tours 5 ngày mua sim đủ dùng 5 ngày, ông tours 7 ngày mua sim 7 ngày, không dễ gì tìm mua được sim ở nơi khác.
Gần một tuần ở Đài Loan tôi chỉ nhận được 4 cái tin của nhà mạng bằng tiếng Tàu, nhờ HDV tour xem giúp mới biết những tin này liên quan đến cước phí.
Đấy nhá 2 chuyên gia viễn thông.
Mạng người ta sạch sẽ như thế đấy, các ông mục sở thị, chứ không phải tôi nói phét, tôi bôi bác nhà mình đâu nhá…
Rồi tôi chợt có sự liên tưởng, thấy chuyện dùng điện thoại di động của mình giống đi chợ mua một mớ rau mà phải trả cả tiền cỏ lẫn trong mớ rau vậy, ớn quá…
***
Rồi hôm 23.5.2018 tôi đi Mỹ.
Nhà tours Hoàn Mỹ tặng cho mỗi gia đình thành viên tour một cái sim Mỹ 10 USD.
Sim này có thời hạn sử dụng bằng thời gian tour rong ruổi trên nước Mỹ, không hạn chế số lượng, thời lượng cuộc gọi, kể cả gọi về Việt Nam.
Thật là vô cùng tiện lợi, đi lạc ở điểm tham quan nào là a lô cho HDV ngay tút xịt, không phải hú vía gì sất.
Thế mà xưa nay tôi cứ nghĩ cước phí điện thoại Mỹ ở trên trời.
Rồi các nhà mạng thì bảo cước điện thoại của VN mình còn thấp so với các nước trong khu vực.
Nhà nước và nhà mạng cứ giả vờ quên so sánh mức bình quân thu nhập đầu người của Singapore, Mã Lai, Thái Lan với mình… Mà ‘’phép quên thần thánh’’ này còn xuất hiện trong so sánh giá điện thắp sáng, giá nước sinh hoạt và nhiều thứ giá khác nữa.
Mới đây các ông Bộ 4 T buộc chủ các thuê bao di động phải chụp hình mình đưa cho nhà mạng nhòm thấy để họ quản lý.
Có nước nào trên thế giới đã quản lý các thuê bao như thế không, thì tôi không rõ.
Nhưng tôi khẳng định rõ, rằng kinh tế thị trường là các nhà sản xuất tìm mọi cách khuyến khích thượng đế mua hàng.
Mà điều đầu tiên là hàng phải chất lượng, phải tạo mọi điều kiện giao dịch thuận tiện nhất.
Các ông Bộ 4 T thì đang làm điều ngược lại.
Tôi sợ kiểu quản lý của các ông.
Tôi sợ các ông.
Sài Gòn, 18.6.2018
Nguồn FB Vũ Duy Chu
Tôi gốc gác dân Bưu Điện.
Những năm 1980 - 1990, lúc mà cái điện thoại để bàn có giá cả cây vàng, ở Sài Gòn nhà nào có máy kinh doanh tốt.
Chủ máy chỉ ngồi a lô nhận cuộc gọi của Việt Kiều yêu nước từ Mỹ, Pháp, Anh xin gặp người thân, thế là chủ máy đi gọi giúp. Người nhận cuộc gọi ở xa máy, thì Việt kiều đăng kí gặp người thân vào một giờ hẹn nào đó.
Cái máy Fax cũng phải nộp phí hòa mạng.
Cái đầu Video phải dán tem ’’kiểm định’’ của Sở Văn hóa Thông tin mới được dùng. Tôi nghỉ việc Bưu Điện đi làm việc khác kiếm sống.
Ít lâu sau thì mạng điện thoại di động Mobilefone ra đời, bạn bè nhiều người phất lên.
Khi ấy dây lưng ông nào đeo cái di động Erikson to như cục gạch là đã ở đẳng cấp đại gia.
Ông nào dắt cái máy nhắn tin bip… bip… bip bằng hộp diêm… thì chỉ mong ở chỗ đông người nó bíp lên mấy phát cho nó mát mặt ông cái.
Thời ấy đã lùi xa.
Bây giờ điện thoại di động mỏng như lưỡi lam, vuốt cạnh máy đứt tay, thật là tinh vi hiện đại, đa dụng. Các nhà mạng di động đã tiễn các loại tổng đài điện thoại và máy để bàn trở thành vật chứng đìu hiu cho cuộc cách mạng thông tin vũ bão toàn cầu…
Nhưng những người lãnh đạo Bộ 4T hiện nay thì thụt lùi, không có trình độ chuyên môn. Họ kém rất xa những người từng là Tổng Cục trưởng, Tổng cục phó Tổng cục Bưu điện thời tôi còn làm việc.
Thời tôi rất nhiều quan chức Tổng cục Bưu Điện du học ngành Bưu điện ở Đức, Nga, Hunggari, Tiệp khắc… có năng lực thực sự về nắm giữ các trọng trách. Tất nhiên họ cũng có những mặt hạn chế, nhưng không hạn chế như cái kiểu hạn chế bây giờ...
Bây giờ quan chức lớn Bộ 4T có vị không có chuyên môn, vì thế không quản lý được ngành này. Tôi chỉ cần dẫn chứng vụ Mobilfone của ông Lê Nam Trà mua AVG là đủ, không cần chứng minh thêm…
Tin nhắn rác thì như triều cường Sài Gòn vỡ bờ bao, tràn vào máy di động.
Không thống kê hết một ngày có bao nhiêu tin nhắn rác.
Ngành nào có nhắn tin rác của ngành đó, đại gia nào cũng có “thị phần’’ tin nhắn rác. Còn người dùng rất khổ sở, chả biết tin nào của ai, quen hay lạ, nội dung ra sao. Không đọc, nhỡ có tin ‘’SOS’’ của người thân, xóa tin cái rẹt có khi tự gây ‘’sốc phản vệ” không chừng…
Ngành Bưu điện Việt Nam là mẹ đẻ của ”hai đứa con ngỗ ngược dị dạng sinh đôi” có tên là “TIN NHẮN RÁC”, ‘’SIM RÁC’’.
***
Còn cước phí điện thoại thì người dùng không thể tự kiểm soát được.
Tôi còn nhớ những năm 1980-1990, ai muốn biết cước phí điện thoại bàn trong tháng bao nhiêu, thì đến 80 đường Nguyễn Du, Quận 1, Sài Gòn mà xếp hàng mua bảng liệt kê cuộc gọi, trả 2 ngàn đồng/tờ in ra từ máy của Bưu Điện TP.
Sau này các máy điện thoại di động cũng chỉ chờ nhà mạng thông báo, chứ không ai biết cước phí cụ thể thế nào. Các con số nhảy múa, vì nhà mạng làm tròn giây, tròn phút thành các đơn vị tính cước ‘’chuyên ngành’’.
***
Tôi lại nhớ mỗi lần mua thẻ nạp tiền trả trước, thẻ nào cũng có thời hạn sử dụng bao nhiêu ngày.
Nếu hết tiền mà hạn sử dụng còn, thì các cuộc gọi đến vẫn được kết nối, còn chiều gọi đi bị khóa…
Có bữa cách nay gần 20 năm, tôi đã định nhờ luật sư “lập quyền thừa kế” cái sim điện thoại tôi cho con gái. Vì sim của tôi có quyền nhận cuộc gọi đến tới năm 2050, năm mà nếu tính ra tôi đã được ngắm chuối xanh và gà khoả thân chán chê rồi.
Thật là một thứ “tài sản phi vật thể” vô cùng lớn.
Rồi duy nhất có một lần, người ta đồn ầm lên rằng nhà mạng sẽ quy đổi số ngày dư này ra tiền, thật là chỉ đồn cho nó sướng cái miệng.
***
Năm kia tôi đi Đài Loan chơi với 2 chuyên gia viễn thông thứ thiệt.
Đến sân bay Đào Viên, hướng dẫn viên Tours dẫn vào quầy mua sim xứ Đài. Ông tours 5 ngày mua sim đủ dùng 5 ngày, ông tours 7 ngày mua sim 7 ngày, không dễ gì tìm mua được sim ở nơi khác.
Gần một tuần ở Đài Loan tôi chỉ nhận được 4 cái tin của nhà mạng bằng tiếng Tàu, nhờ HDV tour xem giúp mới biết những tin này liên quan đến cước phí.
Đấy nhá 2 chuyên gia viễn thông.
Mạng người ta sạch sẽ như thế đấy, các ông mục sở thị, chứ không phải tôi nói phét, tôi bôi bác nhà mình đâu nhá…
Rồi tôi chợt có sự liên tưởng, thấy chuyện dùng điện thoại di động của mình giống đi chợ mua một mớ rau mà phải trả cả tiền cỏ lẫn trong mớ rau vậy, ớn quá…
***
Rồi hôm 23.5.2018 tôi đi Mỹ.
Nhà tours Hoàn Mỹ tặng cho mỗi gia đình thành viên tour một cái sim Mỹ 10 USD.
Sim này có thời hạn sử dụng bằng thời gian tour rong ruổi trên nước Mỹ, không hạn chế số lượng, thời lượng cuộc gọi, kể cả gọi về Việt Nam.
Thật là vô cùng tiện lợi, đi lạc ở điểm tham quan nào là a lô cho HDV ngay tút xịt, không phải hú vía gì sất.
Thế mà xưa nay tôi cứ nghĩ cước phí điện thoại Mỹ ở trên trời.
Rồi các nhà mạng thì bảo cước điện thoại của VN mình còn thấp so với các nước trong khu vực.
Nhà nước và nhà mạng cứ giả vờ quên so sánh mức bình quân thu nhập đầu người của Singapore, Mã Lai, Thái Lan với mình… Mà ‘’phép quên thần thánh’’ này còn xuất hiện trong so sánh giá điện thắp sáng, giá nước sinh hoạt và nhiều thứ giá khác nữa.
Mới đây các ông Bộ 4 T buộc chủ các thuê bao di động phải chụp hình mình đưa cho nhà mạng nhòm thấy để họ quản lý.
Có nước nào trên thế giới đã quản lý các thuê bao như thế không, thì tôi không rõ.
Nhưng tôi khẳng định rõ, rằng kinh tế thị trường là các nhà sản xuất tìm mọi cách khuyến khích thượng đế mua hàng.
Mà điều đầu tiên là hàng phải chất lượng, phải tạo mọi điều kiện giao dịch thuận tiện nhất.
Các ông Bộ 4 T thì đang làm điều ngược lại.
Tôi sợ kiểu quản lý của các ông.
Tôi sợ các ông.
Sài Gòn, 18.6.2018
Nguồn FB Vũ Duy Chu