NGƯỜI CON HIẾU THẢO
Trần Xuân Viên
Anh Đặng Thế Tuấn và mẹ
Trong thời buổi kinh tế thị trường, cuộc sống của từng người, từng gia đình ngày một khá giả hơn nhiều so với thời bao cấp. Những gia đình khá giả có osin giúp đỡ mọi việc trong nhà. Trong đó có công việc chăm sóc bố mẹ già cả ốm đau. Con cái tạo điều kiện cho bố mẹ, ông bà có điều kiện nghỉ ngơi, đi tham quan du lịch trong ngoài nước. Tận tâm chăm sóc ông bà, bố mẹ lúc ốm đau, song cũng có nhiều người con bất hiếu, dám cả gan đánh đập tàn nhẫn bố mẹ sinh thành, nuôi dưỡng mình khôn lớn, cũng có những người con mất tính người cầm dao, búa đánh chết bố mẹ, ông bà, thật là đau lòng, phải lên án. Số người đó nhiều không? Rất ít, những “Con sâu làm rầu nồi canh”, làm ảnh hưởng đến những người con hiếu thảo. Trong cuộc sống đại bộ phận con trai, con gái, con dâu, con rể rất hiếu thảo với bố mẹ, ông bà và những người lớn tuổi. Mỗi người con thể hiện sự hiếu thảo của mình theo cách riêng của từng người, không ai giống ai.
Tôi không có ý định viết bài này, song qua đài báo, mạng và ti vi tôi thấy nhiều điều ngang trái của một số ít người thể hiện hiếu thảo như tôi nói ở trên. Ở bài viết ngắn này tôi xin kể một câu chuyện có thật xẩy ra trong gia đình tôi để mọi người quan tâm biết thêm một sự thật về một chàng trai thể hiện hiếu thảo với một người mẹ mang trong mình trọng bệnh: Bệnh ung thư vú ở giai đoạn cuối.
Người con trai là Đặng Thế Tuấn năm nay trên 40 tuổi chưa có gia đình, người Nghệ An công tác tại Viện Khoa học công nghệ Mỏ, thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng Sản Việt Nam. Từ năm 2013 mẹ anh phát hiện ung thư vú, phải cắt bỏ, phải chạy hóa chất loại nặng. Những ngày mẹ điều trị ở bệnh viện K1, bệnh viện K2 Tân Triều hàng ngày đi làm sáng dậy chuẩn bị cơm cho mẹ ăn, chở mẹ vào bệnh viện về đi làm tận Yên Viên, hàng ngày đi về gần 50km, sáng đưa mẹ đi, chiều ở cơ quan đến bệnh viện đón mẹ về ở nhà bác ròng rã cả năm trời. Tuấn thường quan hệ với bác sĩ, nhân viên khoa trị tìm thuốc tốt cho mẹ uống, nấu cơm, nấu cháo cho mẹ ăn hàng ngày. Những lúc mẹ chạy xạ trị quá mệt chỉ biết ngồi bên mẹ động viên, xoa bóp để giảm nỗi đau của mẹ, hai mắt đỏ hoe vì thương mẹ. Thời gian qua đi hơn một năm mẹ cũng đỡ, cho về quê Nghệ An điều trị tiếp, hàng tháng phải thuê người chở đến bệnh viện ung bướu Nghệ An khám và điều trị tiếp. Tuy không có mặt hàng ngày, nhưng lúc có điều kiện lại lên ô tô giường nằm từ Quảng Ninh, hay ở Hà Nội về Nghệ An thăm mẹ, an ủi mẹ lúc xa nhà, nhờ vả anh em bà con giúp đưa mẹ đi bệnh viện, hết thời gian nghỉ lại quay ra cơ quan làm việc. Tất cả vì mẹ kính yêu, không còn thời gian quan tâm đến bản thân, có người giới thiệu cô này, cô kia nhưng đều từ chối vì hoàn cảnh bố già, mẹ ốm dài hạn không đủ kiên nhẫn và thời gian để đi gặp bạn gái. Bố mẹ, anh em, bà con khuyên bảo nên lấy vợ để có thêm người san sẻ việc này. Anh ta chỉ trả lời “ Hoàn cảnh mẹ bây giờ một mình khổ là phải chịu, thêm người khác chỉ khổ cho người ta”. Thôi để mẹ khỏi bệnh hẵng hay. Khuyên bảo nhiều lần cũng chán, đến bây giờ không nhắc đến chuyện vợ con của Tuấn.
Bước sang năm nay 2018, mẹ anh đã chống chọi với bệnh ung thư được 5 năm. Bây giờ sức khỏe giảm sút nhiều, theo chuẩn đoán của bác sĩ là bây giờ đã di căn vào xương, vào phổi, mẹ ăn ngủ không được, người yếu dần. Anh về Nghệ An chuyển mẹ từ bệnh viện Ung bướu Nghệ An ra Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu của bệnh viện Bạch Mai để điều trị. Biết được căn bệnh của mẹ quá nặng phải có người bên cạnh trong lúc điều trị ở bệnh viện, anh xin cơ quan nghỉ không lương dài hạn để theo mẹ vào bệnh viện. Sau khi mẹ được nhập viện, có phác đồ điều trị, trong bệnh viện thiếu giường, anh xin điều trị ngoại trú. Hàng ngày từ 5 giờ sáng dậy nấu cơm, chuẩn bị thức ăn, cho mẹ và mọi người ăn sáng, chuẩn bị cơm, nấu cháo, nước cam, sữa, hoa quả cho mẹ ăn cả ngày trong bệnh viện. Ở nhà đi từ 7 giờ sáng đến 6 giờ chiều, có hôm 22 giờ mới đưa được mẹ về nhà của bác để nghỉ qua đêm. Ngày nào cũng vậy, không có ngày nghỉ, ngày nào mẹ cũng phải chuyển 4-5 lọ thuốc không kể thuốc uống, thuốc tiêm. Mẹ ở bệnh viện, anh cũng ở bên mẹ chăm sóc theo dõi mẹ truyền dịch, uống thuốc. Trong bệnh viện vì quá đông bệnh nhân nên không khí ngột ngạt, bệnh nhân, người chăm bệnh nhân quá đông, không có chỗ ngồi, bệnh nhân truyền dịch phải ngồi để truyền, bệnh viện quá tải nên bảo vệ mời người nhà đi ra nơi khác, hàng ngày chạy chỗ này, qua chỗ khác nên người khỏe cũng rất mệt mỏi, ăn uống buổi trưa thất thường, lại lo lắng bệnh cho mẹ, nên mới hơn một tháng mà sút khoảng 4-5 kg.
Tuy mệt mỏi nhưng đối với mẹ anh rất vui vẻ, động viên mẹ ăn uống, nghỉ ngơi, chưa thấy một lời ca thán nào, anh rất trách nhiệm với mẹ, lo cho bố 80 tuổi ở nhà không ai chăm sóc. Nhà có hai anh em, người em công tác ở thành phố Hồ Chí Minh không có điều kiện về chăm sóc bố mẹ, nên anh phải cáng đáng mọi việc. Trong bệnh viện phải quan hệ với bác sĩ điều trị, y tá, điều dưỡng viên, phải đi xét nghiệm lấy kết quả chạy từ nhà này qua nhà khác, tầng trên xuống tầng dưới, mong rằng mẹ có đủ thuốc để điều trị cho mẹ bớt đau, chóng khỏi bệnh. Tôi cũng là một người con có trách nhiệm với bố mẹ và gia đình, nhưng so với Tuấn tôi chỉ bằng một phần nhỏ. Kể thì còn nhiều lắm, tôi viết bài này để nói lên người con có hiếu với bố mẹ, là gương sáng cho tôi cũng như nhiều bạn trẻ, hoặc những người có tuổi, có bố mẹ, ông bà có hoàn cảnh như mẹ Tuấn hãy theo gương Tuấn để người bệnh được an ủi phần nào lúc mắc phải bệnh hiểm nghèo, phải điều trị dài ngày, ở nhiều bệnh viện, cố gắng giành giật cuộc sống cho mẹ. Đừng theo vết xe của những người con có bố mẹ già có bệnh tật mà anh em chia nhau từng ngày, từng tháng để nuôi bố mẹ, hoặc bỏ đói bố mẹ, cũng có người con vô lương tâm cầm dao giết bố mẹ, ông bà,… Hiếu thảo là đạo đức của người làm con. Đừng để bất hiếu sau này hối không kịp. Hiếu với bố mẹ, ông bà là tấm gương sáng để cho con cháu noi theo. Như lời phật đã dạy:
“Tội lớn nhất của con người là bất hiếu” hay “Ai còn mẹ đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con”.
Một người con trai chưa lập gia đình, nhưng hàng ngày cơm cháo cho mẹ cùng mẹ vào bệnh viện, bên giường bệnh điều trị, anh chỉ mong mẹ yên lòng chữa bệnh. Thật là người con hiếu thảo đáng khen. Để mọi người có hoàn cảnh như Tuấn soi lại cách sống của mình./...
Tác giả bài viết: Trần Xuân Viên
Trần Xuân Viên
Anh Đặng Thế Tuấn và mẹ
Trong thời buổi kinh tế thị trường, cuộc sống của từng người, từng gia đình ngày một khá giả hơn nhiều so với thời bao cấp. Những gia đình khá giả có osin giúp đỡ mọi việc trong nhà. Trong đó có công việc chăm sóc bố mẹ già cả ốm đau. Con cái tạo điều kiện cho bố mẹ, ông bà có điều kiện nghỉ ngơi, đi tham quan du lịch trong ngoài nước. Tận tâm chăm sóc ông bà, bố mẹ lúc ốm đau, song cũng có nhiều người con bất hiếu, dám cả gan đánh đập tàn nhẫn bố mẹ sinh thành, nuôi dưỡng mình khôn lớn, cũng có những người con mất tính người cầm dao, búa đánh chết bố mẹ, ông bà, thật là đau lòng, phải lên án. Số người đó nhiều không? Rất ít, những “Con sâu làm rầu nồi canh”, làm ảnh hưởng đến những người con hiếu thảo. Trong cuộc sống đại bộ phận con trai, con gái, con dâu, con rể rất hiếu thảo với bố mẹ, ông bà và những người lớn tuổi. Mỗi người con thể hiện sự hiếu thảo của mình theo cách riêng của từng người, không ai giống ai.
Tôi không có ý định viết bài này, song qua đài báo, mạng và ti vi tôi thấy nhiều điều ngang trái của một số ít người thể hiện hiếu thảo như tôi nói ở trên. Ở bài viết ngắn này tôi xin kể một câu chuyện có thật xẩy ra trong gia đình tôi để mọi người quan tâm biết thêm một sự thật về một chàng trai thể hiện hiếu thảo với một người mẹ mang trong mình trọng bệnh: Bệnh ung thư vú ở giai đoạn cuối.
Người con trai là Đặng Thế Tuấn năm nay trên 40 tuổi chưa có gia đình, người Nghệ An công tác tại Viện Khoa học công nghệ Mỏ, thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng Sản Việt Nam. Từ năm 2013 mẹ anh phát hiện ung thư vú, phải cắt bỏ, phải chạy hóa chất loại nặng. Những ngày mẹ điều trị ở bệnh viện K1, bệnh viện K2 Tân Triều hàng ngày đi làm sáng dậy chuẩn bị cơm cho mẹ ăn, chở mẹ vào bệnh viện về đi làm tận Yên Viên, hàng ngày đi về gần 50km, sáng đưa mẹ đi, chiều ở cơ quan đến bệnh viện đón mẹ về ở nhà bác ròng rã cả năm trời. Tuấn thường quan hệ với bác sĩ, nhân viên khoa trị tìm thuốc tốt cho mẹ uống, nấu cơm, nấu cháo cho mẹ ăn hàng ngày. Những lúc mẹ chạy xạ trị quá mệt chỉ biết ngồi bên mẹ động viên, xoa bóp để giảm nỗi đau của mẹ, hai mắt đỏ hoe vì thương mẹ. Thời gian qua đi hơn một năm mẹ cũng đỡ, cho về quê Nghệ An điều trị tiếp, hàng tháng phải thuê người chở đến bệnh viện ung bướu Nghệ An khám và điều trị tiếp. Tuy không có mặt hàng ngày, nhưng lúc có điều kiện lại lên ô tô giường nằm từ Quảng Ninh, hay ở Hà Nội về Nghệ An thăm mẹ, an ủi mẹ lúc xa nhà, nhờ vả anh em bà con giúp đưa mẹ đi bệnh viện, hết thời gian nghỉ lại quay ra cơ quan làm việc. Tất cả vì mẹ kính yêu, không còn thời gian quan tâm đến bản thân, có người giới thiệu cô này, cô kia nhưng đều từ chối vì hoàn cảnh bố già, mẹ ốm dài hạn không đủ kiên nhẫn và thời gian để đi gặp bạn gái. Bố mẹ, anh em, bà con khuyên bảo nên lấy vợ để có thêm người san sẻ việc này. Anh ta chỉ trả lời “ Hoàn cảnh mẹ bây giờ một mình khổ là phải chịu, thêm người khác chỉ khổ cho người ta”. Thôi để mẹ khỏi bệnh hẵng hay. Khuyên bảo nhiều lần cũng chán, đến bây giờ không nhắc đến chuyện vợ con của Tuấn.
Bước sang năm nay 2018, mẹ anh đã chống chọi với bệnh ung thư được 5 năm. Bây giờ sức khỏe giảm sút nhiều, theo chuẩn đoán của bác sĩ là bây giờ đã di căn vào xương, vào phổi, mẹ ăn ngủ không được, người yếu dần. Anh về Nghệ An chuyển mẹ từ bệnh viện Ung bướu Nghệ An ra Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu của bệnh viện Bạch Mai để điều trị. Biết được căn bệnh của mẹ quá nặng phải có người bên cạnh trong lúc điều trị ở bệnh viện, anh xin cơ quan nghỉ không lương dài hạn để theo mẹ vào bệnh viện. Sau khi mẹ được nhập viện, có phác đồ điều trị, trong bệnh viện thiếu giường, anh xin điều trị ngoại trú. Hàng ngày từ 5 giờ sáng dậy nấu cơm, chuẩn bị thức ăn, cho mẹ và mọi người ăn sáng, chuẩn bị cơm, nấu cháo, nước cam, sữa, hoa quả cho mẹ ăn cả ngày trong bệnh viện. Ở nhà đi từ 7 giờ sáng đến 6 giờ chiều, có hôm 22 giờ mới đưa được mẹ về nhà của bác để nghỉ qua đêm. Ngày nào cũng vậy, không có ngày nghỉ, ngày nào mẹ cũng phải chuyển 4-5 lọ thuốc không kể thuốc uống, thuốc tiêm. Mẹ ở bệnh viện, anh cũng ở bên mẹ chăm sóc theo dõi mẹ truyền dịch, uống thuốc. Trong bệnh viện vì quá đông bệnh nhân nên không khí ngột ngạt, bệnh nhân, người chăm bệnh nhân quá đông, không có chỗ ngồi, bệnh nhân truyền dịch phải ngồi để truyền, bệnh viện quá tải nên bảo vệ mời người nhà đi ra nơi khác, hàng ngày chạy chỗ này, qua chỗ khác nên người khỏe cũng rất mệt mỏi, ăn uống buổi trưa thất thường, lại lo lắng bệnh cho mẹ, nên mới hơn một tháng mà sút khoảng 4-5 kg.
Tuy mệt mỏi nhưng đối với mẹ anh rất vui vẻ, động viên mẹ ăn uống, nghỉ ngơi, chưa thấy một lời ca thán nào, anh rất trách nhiệm với mẹ, lo cho bố 80 tuổi ở nhà không ai chăm sóc. Nhà có hai anh em, người em công tác ở thành phố Hồ Chí Minh không có điều kiện về chăm sóc bố mẹ, nên anh phải cáng đáng mọi việc. Trong bệnh viện phải quan hệ với bác sĩ điều trị, y tá, điều dưỡng viên, phải đi xét nghiệm lấy kết quả chạy từ nhà này qua nhà khác, tầng trên xuống tầng dưới, mong rằng mẹ có đủ thuốc để điều trị cho mẹ bớt đau, chóng khỏi bệnh. Tôi cũng là một người con có trách nhiệm với bố mẹ và gia đình, nhưng so với Tuấn tôi chỉ bằng một phần nhỏ. Kể thì còn nhiều lắm, tôi viết bài này để nói lên người con có hiếu với bố mẹ, là gương sáng cho tôi cũng như nhiều bạn trẻ, hoặc những người có tuổi, có bố mẹ, ông bà có hoàn cảnh như mẹ Tuấn hãy theo gương Tuấn để người bệnh được an ủi phần nào lúc mắc phải bệnh hiểm nghèo, phải điều trị dài ngày, ở nhiều bệnh viện, cố gắng giành giật cuộc sống cho mẹ. Đừng theo vết xe của những người con có bố mẹ già có bệnh tật mà anh em chia nhau từng ngày, từng tháng để nuôi bố mẹ, hoặc bỏ đói bố mẹ, cũng có người con vô lương tâm cầm dao giết bố mẹ, ông bà,… Hiếu thảo là đạo đức của người làm con. Đừng để bất hiếu sau này hối không kịp. Hiếu với bố mẹ, ông bà là tấm gương sáng để cho con cháu noi theo. Như lời phật đã dạy:
“Tội lớn nhất của con người là bất hiếu” hay “Ai còn mẹ đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con”.
Một người con trai chưa lập gia đình, nhưng hàng ngày cơm cháo cho mẹ cùng mẹ vào bệnh viện, bên giường bệnh điều trị, anh chỉ mong mẹ yên lòng chữa bệnh. Thật là người con hiếu thảo đáng khen. Để mọi người có hoàn cảnh như Tuấn soi lại cách sống của mình./...
Tác giả bài viết: Trần Xuân Viên