Dẫn nhập: Vừa qua, tôi có cho phổ biến bài viết “Lại chuyện đánh dưới thắt lưng” nói về chuyện chửi nhau, đánh nhau của những người làm văn hóa là viết văn, làm báo lưu vong ở hải ngoại. Chuyện mấy ông nhà văn bình vôi, con lươn như Nhật Tiến, Lê Tất Điều xúm nhau “đánh dưới thắt lưng” nhà thơ Viên Linh và nhà phê bình Nguyễn Tà Cúc. Và những phản ứng của những người bị… “đánh”.
Có thân hữu hỏi tôi: “Sao mấy ông bà nhà văn, nhà báo bây giờ sát phạt nhau quá như vậy?” Xin thưa đâu phải tới bây giờ mấy ông bà nhà văn, nhà thơ mới… chửi bới nhau! Bài viết sau đây sẽ chứng minh từ cả trăm năm trước, các nhà văn, nhà thơ cũng chửi nhau… tới bến; nhưng không như… bây giờ!
Hãy nghe mụ đàn bà nhà quê giọng chua như dấm hoá học tốc váy, quai cồng ra mà chửi như sau:
“Bố cái thằng chết đâm, cha cái con chết xỉa! Mày day tay mặt, mày đặt tay trái, nỡ ăn cắp của bà đây con gà. Này bà bảo cho chúng mày biết: Thằng đứng chiếu ngang, thằng sang chiếu dọc, thằng đọc văn tế, thằng bế cái hài, thằng nhai thủ lợn… Cao tằng tổ tỉ, cao tằng tổ khảo, cố tổ gia tông cả ông cả bà, cả cha, cả mẹ, chú bác, anh em, họ nội họ ngoại, xa gần ân ái, họ gái họ trai, dưới âm phủ đội mũ mà đi lên, trên thiên đàng xếp hàng đi xuống, hãy vén mái tai, gài mái tóc, đặng chổng tai lên nghe cho rõ, chống cửa ngõ cho cao, chặt hàng rào cho thấp để mà nghe bà chửi đây này…”
Đúng là một bài chửi hết ý, phải không?
Đây là những câu chửi của thời xa xưa khi dân ta còn bị bọn Phú lãng sa đô hộ.
Thời trước, các văn nghệ sĩ trách móc nhau nghe nhẹ nhàng lắm; nhưng lại hay ra phết.
Như chuyện giai thoại “bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương trách móc ông Chiêu Lỳ Phạm Đình Hổ qua mấy câu thơ:
Về chuyện chửi nhau rất có văn hóa cũng có chuyện cụ Tam Nguyên Yên Đỗ với bài thơ “Tặng Người Cho Hoa” với mục đích chửi xéo nhà thơ Chu Mạnh Trinh.
Số là nhà thơ yêu truyện Kiều và yêu cả nàng Kiều là Chu Mạnh Trinh có dự cuộc thi thơ “Tổng vịnh truyện Kiều do Tổng Đốc Lê Hoan tổ chức với vị Chánh chủ khảo là nhà thơ Nguyễn Khuyến.
Dĩ nhiên nhà thơ Chu Mạnh Trinh đoạt giải nhất; nhưng nhà thơ “ức” vì hai câu phê của cụ Tam Nguyên vì hai câu thơ vịnh Sở Khanh:
Thời “Bác” Hồ còn “ngày ngày qua lại lại qua” với bà Nguyễn Thị Xuân ở Bắc Bộ phủ thì chuyện chửi nhau giữa các văn nghệ sĩ hơi… xuống cấp và dung tục – nói theo ngôn ngữ của VC!
Chiến dịch “đánh” nhóm “Nhân Văn – Giai phẩm” (NVGP) xảy ra, không phải chỉ có những “lãnh tụ văn nghệ” như Tố Hữu, Phạm Huy Thông công khai ra mặt “đánh”, mà còn có những văn nghệ sĩ a dua nhảy vào đánh hôi. Như trường hợp nhà văn Nguyễn Công Hoan đánh hôi cụ Phan Khôi:
Đó là chuyện ngoài đường phố, mới đây có chuyện xảy ra trong lớp học được phổ biến trên mạng. Cô giáo hỏi học trò về chuyện chiến sĩ Phan Đình Giót, Phan đình Giếc gì đó đã vô cùng anh dũng lao mình lấp lỗ châu mai. Vậy “anh dũng” là gì?
Học trò đáp là: “Đéo sợ!”
Cô giáo đem méc lại Hiệu trưởng thì hiệu trưởng bảo là:
“Nó nói vậy thì cũng đéo sai”.
Cô giáo giận quá bèn bảo:
“Vậy thì đây cũng đéo dạy”
Ông hiệu trưởng bèn nói liều như ông… Chiêu Hổ:
“Thì đây cũng đéo cần!”
Cũng theo tác giả Duy Nhân thì lúc xảy ra vụ thầy Đức Nghi chùa Bát Nhã Lâm Đồng ra sức khủng bố, chửi bới, dùng công an đánh đập 400 tăng sinh tu theo pháp môn Làng Mai của Thiền sư Nhất Hạnh đến nỗi có một tín đồ Phật Giáo địa phương phải nói: “Em thấy đạo Phật của chùa Bát Nhã chửi bới đạo Phật Làng Mai chợ búa quá, em chán bỏ đạo Phật luôn”.
Phương pháp thông thường là quơ đũa cả nắm để chửi: Trong một nhóm người, có một cá nhân không làm vừa lòng ai đó thì cả nhóm đều bị lôi ra chửi!
Siêu đẳng hơn nữa là chửi không chừa một ai, nhất là đối với những người thiện nguyện đứng ra gánh vác chuyện cộng đồng.
Một hiện tượng rất phổ thông bây giờ là mình không làm nhưng người khác làm thì chê và chửi, chửi cho sướng miệng!
Xin mượn ý kiến của tác giả Duy Nhân tạm kết bài viết về văn hóa… chửi đợt một này!
LÃO MÓC
Có thân hữu hỏi tôi: “Sao mấy ông bà nhà văn, nhà báo bây giờ sát phạt nhau quá như vậy?” Xin thưa đâu phải tới bây giờ mấy ông bà nhà văn, nhà thơ mới… chửi bới nhau! Bài viết sau đây sẽ chứng minh từ cả trăm năm trước, các nhà văn, nhà thơ cũng chửi nhau… tới bến; nhưng không như… bây giờ!
*
Nền văn hóa nông thôn của Việt Nam ta có bài “chửi” rất nổi tiếng là bài “Chửi Mất Gà.” Bài chửi có ca, có kệ, lên bổng, xuống trầm, kể lể có dây, có nhợ lòng thòng như chuyện dài “nhân dân tự vệ” thời Việt Nam Cộng Hoà:Hãy nghe mụ đàn bà nhà quê giọng chua như dấm hoá học tốc váy, quai cồng ra mà chửi như sau:
“Bố cái thằng chết đâm, cha cái con chết xỉa! Mày day tay mặt, mày đặt tay trái, nỡ ăn cắp của bà đây con gà. Này bà bảo cho chúng mày biết: Thằng đứng chiếu ngang, thằng sang chiếu dọc, thằng đọc văn tế, thằng bế cái hài, thằng nhai thủ lợn… Cao tằng tổ tỉ, cao tằng tổ khảo, cố tổ gia tông cả ông cả bà, cả cha, cả mẹ, chú bác, anh em, họ nội họ ngoại, xa gần ân ái, họ gái họ trai, dưới âm phủ đội mũ mà đi lên, trên thiên đàng xếp hàng đi xuống, hãy vén mái tai, gài mái tóc, đặng chổng tai lên nghe cho rõ, chống cửa ngõ cho cao, chặt hàng rào cho thấp để mà nghe bà chửi đây này…”
Đúng là một bài chửi hết ý, phải không?
Đây là những câu chửi của thời xa xưa khi dân ta còn bị bọn Phú lãng sa đô hộ.
Thời trước, các văn nghệ sĩ trách móc nhau nghe nhẹ nhàng lắm; nhưng lại hay ra phết.
Như chuyện giai thoại “bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương trách móc ông Chiêu Lỳ Phạm Đình Hổ qua mấy câu thơ:
“Rằng hứa rằng năm, chỉ có ba
Trách người quân tử hẹn sai ra
Bao giờ thong thả lên thăm Cuội
Nhớ hái cho xin nắm lá đa”
Theo chuyện đọc lâu rồi thì Hồ sĩ nữ ngỏ ý mượn tiền và ông Chiêu Hổ (để mua mỹ phẩm hay cái gì đó mà người kể lại không cho biết) hứa cho mượn nhưng lại gửi không đủ số tiền đã hứa nên bà gửi 4 câu thơ trên trách móc. Tác giả Vũ Trung Tùy Bút tức Tùy Bút Viết Trong Mưa cũng không vừa bèn trả lời ngay:Trách người quân tử hẹn sai ra
Bao giờ thong thả lên thăm Cuội
Nhớ hái cho xin nắm lá đa”
“Rằng gián thì năm, quý có ba
Trách người thục nữ tính không ra
Bao giờ thong thả lên chơi Nguyệt
Sẽ tăng cành đa, lẫn củ đa”.
Cành đa thì Lão Móc có biết nhưng không biết củ đa là cái củ gì mà ông Chiêu Lỳ lại đòi cho Hồ nữ sĩ!Trách người thục nữ tính không ra
Bao giờ thong thả lên chơi Nguyệt
Sẽ tăng cành đa, lẫn củ đa”.
Về chuyện chửi nhau rất có văn hóa cũng có chuyện cụ Tam Nguyên Yên Đỗ với bài thơ “Tặng Người Cho Hoa” với mục đích chửi xéo nhà thơ Chu Mạnh Trinh.
Số là nhà thơ yêu truyện Kiều và yêu cả nàng Kiều là Chu Mạnh Trinh có dự cuộc thi thơ “Tổng vịnh truyện Kiều do Tổng Đốc Lê Hoan tổ chức với vị Chánh chủ khảo là nhà thơ Nguyễn Khuyến.
Dĩ nhiên nhà thơ Chu Mạnh Trinh đoạt giải nhất; nhưng nhà thơ “ức” vì hai câu phê của cụ Tam Nguyên vì hai câu thơ vịnh Sở Khanh:
“Làng nho người cũng coi ra vẻ
Bợm sỏ ai ngờ mắc phải tay”
bị cụ Tam Nguyên phê:Bợm sỏ ai ngờ mắc phải tay”
“Rằng hay thì thực là hay
Nho đối với sỏ lão này không ưa”.
Nhà thơ Chu Mạnh Trinh ức lắm, bèn chơi trò ma là cho người tặng cụ Nguyễn Khuyến một chậu hoa trà có ý mỉa mai cụ. Lúc ấy cụ Tam Nguyên đã lòa. Cụ bèn làm bài thơ có những câu như sau:Nho đối với sỏ lão này không ưa”.
“… Mưa bụi những khinh phường xỏ lá
Gió to luống sợ lúc rơi già
Xem hoa ta chỉ xem bằng mũi
Đếch có hương thơm – một tiếng khà!
Nhà thơ Chu Mạnh Trinh ức lắm nhưng cũng không làm gì được vì cụ Tam Nguyên vì về đường khoa, hoạn đều hơn hẳn ông nhà thơ Án Sát Hưng Yên.Gió to luống sợ lúc rơi già
Xem hoa ta chỉ xem bằng mũi
Đếch có hương thơm – một tiếng khà!
Thời “Bác” Hồ còn “ngày ngày qua lại lại qua” với bà Nguyễn Thị Xuân ở Bắc Bộ phủ thì chuyện chửi nhau giữa các văn nghệ sĩ hơi… xuống cấp và dung tục – nói theo ngôn ngữ của VC!
Chiến dịch “đánh” nhóm “Nhân Văn – Giai phẩm” (NVGP) xảy ra, không phải chỉ có những “lãnh tụ văn nghệ” như Tố Hữu, Phạm Huy Thông công khai ra mặt “đánh”, mà còn có những văn nghệ sĩ a dua nhảy vào đánh hôi. Như trường hợp nhà văn Nguyễn Công Hoan đánh hôi cụ Phan Khôi:
“Nhắn bảo Phan Khôi khốn kiếp ơi
Thọ mi mi chúc chớ hòng ai
Văn chương! Đù mẹ thằng cha bạc
Tiết tháo! Tiên sư cái mẽ ngoài
Lô-gích, trước cam làm kiếp chó
Nhân văn, nay lại hít gì voi
Sống dai thêm tủi cho thêm nhục
Thêm nhục cơm trời chẳng biết gai”.
Và còn rất nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình nhảy vào để lập công với anh Lành (tức Tố Hữu).Thọ mi mi chúc chớ hòng ai
Văn chương! Đù mẹ thằng cha bạc
Tiết tháo! Tiên sư cái mẽ ngoài
Lô-gích, trước cam làm kiếp chó
Nhân văn, nay lại hít gì voi
Sống dai thêm tủi cho thêm nhục
Thêm nhục cơm trời chẳng biết gai”.
*
Theo bài viết “Văn hóa chửi” của tác giả Duy Nhân thì Việt Nam xã nghĩa “thời thổ tả” khi bạn ra Hà Nội mà hỏi đường một cậu bé, sẽ được trả lời “Đéo biết! Có biết cũng đéo chỉ!”Đó là chuyện ngoài đường phố, mới đây có chuyện xảy ra trong lớp học được phổ biến trên mạng. Cô giáo hỏi học trò về chuyện chiến sĩ Phan Đình Giót, Phan đình Giếc gì đó đã vô cùng anh dũng lao mình lấp lỗ châu mai. Vậy “anh dũng” là gì?
Học trò đáp là: “Đéo sợ!”
Cô giáo đem méc lại Hiệu trưởng thì hiệu trưởng bảo là:
“Nó nói vậy thì cũng đéo sai”.
Cô giáo giận quá bèn bảo:
“Vậy thì đây cũng đéo dạy”
Ông hiệu trưởng bèn nói liều như ông… Chiêu Hổ:
“Thì đây cũng đéo cần!”
Cũng theo tác giả Duy Nhân thì lúc xảy ra vụ thầy Đức Nghi chùa Bát Nhã Lâm Đồng ra sức khủng bố, chửi bới, dùng công an đánh đập 400 tăng sinh tu theo pháp môn Làng Mai của Thiền sư Nhất Hạnh đến nỗi có một tín đồ Phật Giáo địa phương phải nói: “Em thấy đạo Phật của chùa Bát Nhã chửi bới đạo Phật Làng Mai chợ búa quá, em chán bỏ đạo Phật luôn”.
*
“… Không hiểu thấu đáo chủ trương, đường lối của người khác thì chửi. Không đồng quan điểm với người khác, thì chửi. Phương thức hành động của người khác với mình, thì chửi. Áp đặt tư tưởng của mình cho người khác, rồi chửi. Tệ hại hơn là bịa đặt, phịa ra những điều không có thật, gán cho người ta để lấy cớ mà chửi…. Đồng hoá một cá nhân với một tổ chức để chửi. Thí dụ người ta phê phán, lên án một nhà sư, một linh mục có tên tuổi, điạ chỉ hẳn hoi, hủ hoá với phụ nữ thì kết án người ta là bôi bác tôn giáo…Phương pháp thông thường là quơ đũa cả nắm để chửi: Trong một nhóm người, có một cá nhân không làm vừa lòng ai đó thì cả nhóm đều bị lôi ra chửi!
Siêu đẳng hơn nữa là chửi không chừa một ai, nhất là đối với những người thiện nguyện đứng ra gánh vác chuyện cộng đồng.
Một hiện tượng rất phổ thông bây giờ là mình không làm nhưng người khác làm thì chê và chửi, chửi cho sướng miệng!
Xin mượn ý kiến của tác giả Duy Nhân tạm kết bài viết về văn hóa… chửi đợt một này!
LÃO MÓC