Giới quan sát nhận định rằng, có những âm mưu ghê gớm đang được thực hiện nhằm ngăn chặn khả năng ông Donald Trump bước vào Nhà Trắng.
Tổng thống thứ 45 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là ông trùm địa ốc, nhà tài phiệt cao tuổi Donald Trump, người có tài sản trị giá hơn 5 tỷ USD, xa lạ với giới lãnh đạo chính trị Mỹ, không thuộc các thế gia chính trị và dĩ nhiên là trước kia không bao giờ tham gia chính trị.
Những nhân vật chính trị được chuẩn bị lâu nay cho vai trò thủ lĩnh đảng và được người ta thử ướm chiếc áo tổng thống, bỗng dưng phải đứng ngoài cuộc. “Kẻ phá rối” Donald Trump là người hoàn toàn xa lạ với giới chức lãnh đạo chính quyền Mỹ.
Bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ là một quá trình gián tiếp, người đứng đầu nhà nước và chính phủ được bầu chọn bởi Đại cử tri đoàn, những đại biểu có quyền bỏ phiếu sau cuộc bầu cử sơ bộ ở các bang.
Hiện nay, ông Trump đã thắng trong cuộc bầu cử phổ thông, việc ông bước vào Nhà Trắng dù chưa hoàn toàn chắc chắn nhưng cũng rất khó để nữ cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ có thể lật ngược tình thế.
Tuy nhiên, giới tinh hoa chính trị Mỹ sẽ không cam chịu. Rất có thể trong khoảng thời gian từ nay đến cuộc bầu cử tổng thống chính thức của các Đại cử tri sẽ diễn ra vào ngày 18/12/2016, sẽ có những nỗ lực rất lớn để Trump không nhận được đa số phiếu đại cử tri.
2 phương án loại bỏ Trump bằng con đường chính thống
Tỷ phú Donald Trump đã chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng nhờ được tới 306 phiếu đại cử tri còn bà Clinton chỉ được 232 phiếu. Mỗi đại cử tri sẽ ký tên vào một tài liệu có tên là Chứng nhận đầu phiếu, bản gốc được lưu trữ tại Văn phòng của Phó tổng thống.
Trump chỉ còn cách ngưỡng cửa Nhà Trắng một bước chân, nhưng…
Để lật ngược tình thế, ở đây xảy ra 2 trường hợp.
Thứ nhất là 48 đại cử tri thay đổi quan điểm bầu cho bà Clinton để bà chạm ngưỡng 270 phiếu và điều đó cũng đồng nghĩa với việc ông Trump chỉ còn 258 phiếu và đương nhiên là vị tỷ phú của đảng Cộng hòa sẽ thua trước vị nữ chính khách của đảng Dân chủ.
Thứ 2 là đặt cả 2 trong tình trạng “lưỡng bại câu thương”. Trong tình huống này, phải có ít nhất 37 phiếu đại cử tri của ông Trump bị “bốc hơi” để ông không đạt số phiếu cần thiết 270 và đương nhiên là bà Clinton cũng không thắng và Hạ viện sẽ quyết định ai là Tổng thống qua một cuộc bầu cử.
Tuy nhiên, trong lịch sử, hiếm có trường hợp một đại cử tri lại bỏ phiếu cho người khác (những người như thế được gọi là "Đại cử tri không trung thành"). Ở đây, bà Clinton lại cần có ít nhất là 37 phiếu, điều này thực sự là quá khó đối với bất cứ cuộc vận động hành lang nào.
Tuy nhiên, ngoài việc tìm đủ mọi cách để mua chuộc phiếu đại cử tri, phe cánh của bà Clinton có thể dùng một phương pháp khác mà chính đảng Cộng hòa của ông Trump đã từng sử dụng để giành thắng lợi, rrong cuộc bầu cử tổng thống năm 2000.
Khi đó, ứng cử viên Đảng Dân chủ Al Gore nhận được phần lớn số phiếu bầu so với ông George W. Bush, trong khi đó, ông Bush cũng giành được ít hơn 500.000 phiếu phổ thông so với ông Al Gore.
Có nhận định cho rằng, phe cánh Clinton sẽ làm mọi cách ngăn Trump lên làm Tổng thống Mỹ
Để lật ngược tình thế, Đảng Cộng hòa đã đệ đơn yêu cầu kiểm lại số phiếu ở bang Florida, địa hạt quản lý của thống đốc Jeb Bush, chính là em trai của George W. Bush. Jeb Bush lãnh đạo cuộc tái kiểm phiếu và tất nhiên, kết quả có lợi cho anh trai ông ta.
Tòa án tối cao với đa số biểu quyết quyết định phần thắng thuộc về ứng viên đảng Cộng hòa và 25 phiếu đại cử tri của bang này đã được trao cho người con của gia tộc Bush.
Nếu không có vụ “tái kiểm phiếu” dưới sự giúp đỡ của các cơ cấu luật pháp Mỹ này, ông “Bush con” không thể giành được 271 phiếu đại cử tri, chiến thắng ông Al Gore (được 266 phiếu) đúng 5 phiếu) và phải chấp nhận thua toàn diện cả về phiếu phổ thông lẫn phiếu đại cử tri.
Hiện ở Mỹ ít ai nhớ tới điều này, nhưng thực tế là Tổng thống George W. Bush - người đã lãnh đạo Hoa Kỳ suốt 8 năm sau đó, đã bước vào Nhà Trắng trong một cuộc bầu cử “đầy mờ ám”.
Tuy nhiên, lịch sử khó có thể lặp lại sau 16 năm bởi đơn giản là ông Trump đã bỏ cách quá xa so với bà Clinton. Phe cánh của bà Clinton khó có thể khiến vài chục Đại cử tri đảo ngược quyết định hoặc được chấp thuận tái kiểm phiếu từ một đến hai bang ở Mỹ.
Một phương án thứ 2 mà không ai mong muốn nó xảy như trong lịch sử Hoa Kỳ đã từng có nhiều vụ việc tương tự, điển hình là đối với anh em nhà Kennedy.
Nhà báo kỳ cựu của MIA "Rossiya Segodnya" là ông Valentin Zorin nhớ lại rằng, ông không thể quên được ký ức nghiệt ngã của mình về cái chết của Thượng nghị sĩ Robert Francis Kennedy - em trai của cố Tổng thống John Fitzgerald Kennedy (John Kennedy).
Trong chiến dịch tranh cử năm 1968, sau khi chiến thắng cuộc bầu cử sơ bộ ở California và Nam Dakota cho Đảng Dân chủ, vị thượng nghị sĩ đầy tài năng đã được đề cử làm ứng viên tổng thống. Không ai nghi ngờ một chiến thắng chắc chắn của Robert Kennedy. Không cần biết đối thủ là ai, ông gần như đã đứng ở ngưỡng cửa Nhà Trắng.
Vụ ám sát Bobby Kennedy, đã diễn ra vào đêm ngày 5/6/1968, tại Los Angeles, California. Kennedy vừa kết thúc bài phát biểu ngoài sảnh và đi vào bên trong. ông bị bắn khi đi qua nhà bếp của Khách sạn Ambassador và qua đời trong Bệnh viện Good Samaritan 26 giờ sau đó.
Sirhan Sirhan (24 tuổi), một người Palestine/Jordan nhập cư, đã bị kết tội giết chết Kennedy. Sirhan sau đó bị kết án tù chung thân, song vẫn còn tồn tại rất nhiều nghi vấn xoay quanh vụ ám sát này. Có nguồn tin cho rằng, kẻ bắn chết ông là một vệ sĩ, nhân viên của FBI.
Sau đó, ông Hubert Humphrey đã nhận được sự tín nhiệm của Đảng Dân chủ để tranh cử Tổng thống với ứng viên đảng Cộng hòa khét tiếng diều hâu là Richard Nixon, nhưng cuối cùng ông đã thất bại.
Chỉ vài phút sau khi phát biểu ở ngoài sảnh khách sạn, ông Robert F. Kennedy đã bị bắn chết
Tương tự cái chết của người anh trai bạc mệnh John Kennedy, vụ ám sát Robert F. Kennedy và những giải thiết xung quanh đến nay vẫn còn là một bí mật. Tính đến năm 2015, Robert Kennedy vẫn là một trong hai Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từng bị ám sát, bên cạnh Huey Long.
Ông Valentin Zorin nhớ lại, đêm ngày 5 tháng 6 năm 1968, ông có mặt trong đại sảnh khách sạn Ambassador ở Los Angeles, nơi Robert Kennedy đi vào hậu trường sau bài phát biểu xuất sắc. Một phút sau đột nhiên vang lên những tiếng súng nổ. Robert Kennedy bị bắn vào đầu.
Vị chuyên gia Nga đã trải nghiệm qua không ít chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ và có kinh nghiệm phong phú về nền dân chủ Mỹ cho biết, bản thân ông không hề mong những sự kiện đẫm máu tương tự, nhưng đó là chuyện có thật trong lịch sử Mỹ.
Theo ông, không có cơ sở nào để nói về tính dân chủ đích thực và minh bạch của nền chính trị Hoa Kỳ. Do đó, sẽ có nhiều âm mưu nhằm ngăn Trump bước vào Nhà Trắng và bí ẩn hàng đầu trong chiến dịch cản đường này là liệu Donald Trump sẽ bị chặn lại bằng cách nào?
Một số chuyên gia khác nhận định rằng, hiện giới tinh hoa chính trị Mỹ đang thai nghén một âm mưu khác mà họ từng làm rất nhiều lần, để loại bỏ Trump khỏi chiếc ghế quyền lực của Mỹ. Nhưng nếu âm mưu này thành công, cái mặt nạ “Tự do, Dân chủ” của Mỹ sẽ hoàn toàn bị phơi bày.
Điều này chúng ta sẽ tìm hiểu trong kỳ sau.
Thiên Nam (baodatviet)
Tổng thống thứ 45 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là ông trùm địa ốc, nhà tài phiệt cao tuổi Donald Trump, người có tài sản trị giá hơn 5 tỷ USD, xa lạ với giới lãnh đạo chính trị Mỹ, không thuộc các thế gia chính trị và dĩ nhiên là trước kia không bao giờ tham gia chính trị.
Những nhân vật chính trị được chuẩn bị lâu nay cho vai trò thủ lĩnh đảng và được người ta thử ướm chiếc áo tổng thống, bỗng dưng phải đứng ngoài cuộc. “Kẻ phá rối” Donald Trump là người hoàn toàn xa lạ với giới chức lãnh đạo chính quyền Mỹ.
Bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ là một quá trình gián tiếp, người đứng đầu nhà nước và chính phủ được bầu chọn bởi Đại cử tri đoàn, những đại biểu có quyền bỏ phiếu sau cuộc bầu cử sơ bộ ở các bang.
Hiện nay, ông Trump đã thắng trong cuộc bầu cử phổ thông, việc ông bước vào Nhà Trắng dù chưa hoàn toàn chắc chắn nhưng cũng rất khó để nữ cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ có thể lật ngược tình thế.
Tuy nhiên, giới tinh hoa chính trị Mỹ sẽ không cam chịu. Rất có thể trong khoảng thời gian từ nay đến cuộc bầu cử tổng thống chính thức của các Đại cử tri sẽ diễn ra vào ngày 18/12/2016, sẽ có những nỗ lực rất lớn để Trump không nhận được đa số phiếu đại cử tri.
2 phương án loại bỏ Trump bằng con đường chính thống
Tỷ phú Donald Trump đã chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng nhờ được tới 306 phiếu đại cử tri còn bà Clinton chỉ được 232 phiếu. Mỗi đại cử tri sẽ ký tên vào một tài liệu có tên là Chứng nhận đầu phiếu, bản gốc được lưu trữ tại Văn phòng của Phó tổng thống.
Trump chỉ còn cách ngưỡng cửa Nhà Trắng một bước chân, nhưng…
Để lật ngược tình thế, ở đây xảy ra 2 trường hợp.
Thứ nhất là 48 đại cử tri thay đổi quan điểm bầu cho bà Clinton để bà chạm ngưỡng 270 phiếu và điều đó cũng đồng nghĩa với việc ông Trump chỉ còn 258 phiếu và đương nhiên là vị tỷ phú của đảng Cộng hòa sẽ thua trước vị nữ chính khách của đảng Dân chủ.
Thứ 2 là đặt cả 2 trong tình trạng “lưỡng bại câu thương”. Trong tình huống này, phải có ít nhất 37 phiếu đại cử tri của ông Trump bị “bốc hơi” để ông không đạt số phiếu cần thiết 270 và đương nhiên là bà Clinton cũng không thắng và Hạ viện sẽ quyết định ai là Tổng thống qua một cuộc bầu cử.
Tuy nhiên, trong lịch sử, hiếm có trường hợp một đại cử tri lại bỏ phiếu cho người khác (những người như thế được gọi là "Đại cử tri không trung thành"). Ở đây, bà Clinton lại cần có ít nhất là 37 phiếu, điều này thực sự là quá khó đối với bất cứ cuộc vận động hành lang nào.
Tuy nhiên, ngoài việc tìm đủ mọi cách để mua chuộc phiếu đại cử tri, phe cánh của bà Clinton có thể dùng một phương pháp khác mà chính đảng Cộng hòa của ông Trump đã từng sử dụng để giành thắng lợi, rrong cuộc bầu cử tổng thống năm 2000.
Khi đó, ứng cử viên Đảng Dân chủ Al Gore nhận được phần lớn số phiếu bầu so với ông George W. Bush, trong khi đó, ông Bush cũng giành được ít hơn 500.000 phiếu phổ thông so với ông Al Gore.
Có nhận định cho rằng, phe cánh Clinton sẽ làm mọi cách ngăn Trump lên làm Tổng thống Mỹ
Để lật ngược tình thế, Đảng Cộng hòa đã đệ đơn yêu cầu kiểm lại số phiếu ở bang Florida, địa hạt quản lý của thống đốc Jeb Bush, chính là em trai của George W. Bush. Jeb Bush lãnh đạo cuộc tái kiểm phiếu và tất nhiên, kết quả có lợi cho anh trai ông ta.
Tòa án tối cao với đa số biểu quyết quyết định phần thắng thuộc về ứng viên đảng Cộng hòa và 25 phiếu đại cử tri của bang này đã được trao cho người con của gia tộc Bush.
Nếu không có vụ “tái kiểm phiếu” dưới sự giúp đỡ của các cơ cấu luật pháp Mỹ này, ông “Bush con” không thể giành được 271 phiếu đại cử tri, chiến thắng ông Al Gore (được 266 phiếu) đúng 5 phiếu) và phải chấp nhận thua toàn diện cả về phiếu phổ thông lẫn phiếu đại cử tri.
Hiện ở Mỹ ít ai nhớ tới điều này, nhưng thực tế là Tổng thống George W. Bush - người đã lãnh đạo Hoa Kỳ suốt 8 năm sau đó, đã bước vào Nhà Trắng trong một cuộc bầu cử “đầy mờ ám”.
Tuy nhiên, lịch sử khó có thể lặp lại sau 16 năm bởi đơn giản là ông Trump đã bỏ cách quá xa so với bà Clinton. Phe cánh của bà Clinton khó có thể khiến vài chục Đại cử tri đảo ngược quyết định hoặc được chấp thuận tái kiểm phiếu từ một đến hai bang ở Mỹ.
Một phương án thứ 2 mà không ai mong muốn nó xảy như trong lịch sử Hoa Kỳ đã từng có nhiều vụ việc tương tự, điển hình là đối với anh em nhà Kennedy.
Nhà báo kỳ cựu của MIA "Rossiya Segodnya" là ông Valentin Zorin nhớ lại rằng, ông không thể quên được ký ức nghiệt ngã của mình về cái chết của Thượng nghị sĩ Robert Francis Kennedy - em trai của cố Tổng thống John Fitzgerald Kennedy (John Kennedy).
Trong chiến dịch tranh cử năm 1968, sau khi chiến thắng cuộc bầu cử sơ bộ ở California và Nam Dakota cho Đảng Dân chủ, vị thượng nghị sĩ đầy tài năng đã được đề cử làm ứng viên tổng thống. Không ai nghi ngờ một chiến thắng chắc chắn của Robert Kennedy. Không cần biết đối thủ là ai, ông gần như đã đứng ở ngưỡng cửa Nhà Trắng.
Vụ ám sát Bobby Kennedy, đã diễn ra vào đêm ngày 5/6/1968, tại Los Angeles, California. Kennedy vừa kết thúc bài phát biểu ngoài sảnh và đi vào bên trong. ông bị bắn khi đi qua nhà bếp của Khách sạn Ambassador và qua đời trong Bệnh viện Good Samaritan 26 giờ sau đó.
Sirhan Sirhan (24 tuổi), một người Palestine/Jordan nhập cư, đã bị kết tội giết chết Kennedy. Sirhan sau đó bị kết án tù chung thân, song vẫn còn tồn tại rất nhiều nghi vấn xoay quanh vụ ám sát này. Có nguồn tin cho rằng, kẻ bắn chết ông là một vệ sĩ, nhân viên của FBI.
Sau đó, ông Hubert Humphrey đã nhận được sự tín nhiệm của Đảng Dân chủ để tranh cử Tổng thống với ứng viên đảng Cộng hòa khét tiếng diều hâu là Richard Nixon, nhưng cuối cùng ông đã thất bại.
Chỉ vài phút sau khi phát biểu ở ngoài sảnh khách sạn, ông Robert F. Kennedy đã bị bắn chết
Tương tự cái chết của người anh trai bạc mệnh John Kennedy, vụ ám sát Robert F. Kennedy và những giải thiết xung quanh đến nay vẫn còn là một bí mật. Tính đến năm 2015, Robert Kennedy vẫn là một trong hai Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từng bị ám sát, bên cạnh Huey Long.
Ông Valentin Zorin nhớ lại, đêm ngày 5 tháng 6 năm 1968, ông có mặt trong đại sảnh khách sạn Ambassador ở Los Angeles, nơi Robert Kennedy đi vào hậu trường sau bài phát biểu xuất sắc. Một phút sau đột nhiên vang lên những tiếng súng nổ. Robert Kennedy bị bắn vào đầu.
Vị chuyên gia Nga đã trải nghiệm qua không ít chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ và có kinh nghiệm phong phú về nền dân chủ Mỹ cho biết, bản thân ông không hề mong những sự kiện đẫm máu tương tự, nhưng đó là chuyện có thật trong lịch sử Mỹ.
Theo ông, không có cơ sở nào để nói về tính dân chủ đích thực và minh bạch của nền chính trị Hoa Kỳ. Do đó, sẽ có nhiều âm mưu nhằm ngăn Trump bước vào Nhà Trắng và bí ẩn hàng đầu trong chiến dịch cản đường này là liệu Donald Trump sẽ bị chặn lại bằng cách nào?
Một số chuyên gia khác nhận định rằng, hiện giới tinh hoa chính trị Mỹ đang thai nghén một âm mưu khác mà họ từng làm rất nhiều lần, để loại bỏ Trump khỏi chiếc ghế quyền lực của Mỹ. Nhưng nếu âm mưu này thành công, cái mặt nạ “Tự do, Dân chủ” của Mỹ sẽ hoàn toàn bị phơi bày.
Điều này chúng ta sẽ tìm hiểu trong kỳ sau.
Thiên Nam (baodatviet)
Comment