By Huy Phương - November 11, 2016
Trong lúc còn mạnh khoẻ mà bàn chuyện chết, như vậy có bi quan không? Chết rồi có nên lo chuyện hậu sự trước, là nên tính trước chuyện thiêu hay chôn không. Hiện nay không thiếu những người Việt ở Hoa Kỳ sau khi chết, gia đình đã bỏ ra rất nhiều tiền bạc để mang thi hài thân nhân họ về Việt Nam chôn cất, cũng có gia đình muốn đơn giản đến mức tối đa, thi hài người chết được đưa từ nhà xác đến lò thiêu, không qua chuyện quàn hay thăm viếng, giá cả rất thấp.
Trước ngày 30 Tháng Tư, 1975, ở Việt Nam ít khi nghe người ta nói chuyện thiêu người chết, vì đất đai còn rẻ, nhiều gia đình chôn thân nhân của mình trong vườn nhà hay trong phần đất ruộng của mình, nhưng sau khi cộng sản vào Nam, nghĩa trang thường bị đào xới để quy hoạch theo lệnh nhà nước, có nhiều huyệt mộ, phải chạy theo lệnh nhà nước, cải táng nhiều lần, nên dân chúng thường muốn hỏa táng để tiện lợi cho gia đình.
Một số quốc gia theo Phật Giáo Nam Tông như Tích Lan, Thái Lan, Miến Ðiện, Cao Miên, Lào và một phần của Nam Việt Nam khi có người thân trong gia đình chết, thường theo cách hỏa táng. Các quốc gia theo Phật Giáo Bắc Tông, như Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam thường dùng cách chôn cất.
Hỏa táng còn được xem là bảo vệ môi sinh, không phải tốn đất chôn, giảm bớt được nhiều chi phí như xây mộ, tảo mộ, bảo quản mộ hoặc cải táng, di dời…, cho nên việc hỏa táng càng ngày càng được phổ biến rộng rãi.
Ở hải ngoại, trừ một số gia đình giàu có đã lo mua đất chôn trước khi mình qua đời hàng chục năm, mua hai huyệt cho hai vợ chồng hay một khu chung cho cả gia đình, một số khác muốn hỏa táng (có giá rẻ hơn là địa táng) và vì lý do ngày nay ở Mỹ con cái trong gia đình ít khi được sống trong cùng một địa phương, nên không muốn chôn cha mẹ trong nghĩa trang, mà sau đó không có thời gian lui tới thăm viếng.
Nhưng hỏa táng rồi thì tro cốt đem gửi ở nơi nào?
Phần lớn những người theo Phật Giáo gửi tro cốt thân nhân lên chùa để vong linh thường xuyên được “nghe kinh kệ,” tín đồ Công Giáo thì gửi bình tro vào nhà thờ. Một số gia đình đem bình tro về để trên bàn thờ gia đình cho được gần gũi với thân nhân, có khi tro cốt này được chia ra nhiều bình nhỏ cho các con.
Tro cốt tại chùa Liên Hoa, Garden Grove, California,
Người lãng mạn có thể đem tro người yêu để bón trồng cho hoa hồng trong vườn, hay trồng ớt để có thể “ăn” hơi hám người thân. Ðể được “mát mẻ” hơn, hằng năm ở California nhiều nhà chùa đã tổ chức những chuyến ra khơi, thân nhân người mất mang bình tro đi theo và rải tro trên biển.
Tướng Ngô Quang Trưởng, theo di chúc để lại, sau khi chết, ông muốn rải tro cốt mình trên “chiến trường xưa,” nơi Vùng I Chiến Thuật. Do đó bà Ngô Quang Trưởng đã đem bình tro của chồng, rải trên đèo Hải Vân, “cho gió ngàn bay” về nơi chiến địa ngày xưa!
Công ty Algordanza của Thụy Sĩ cho biết họ đã sản xuất được những viên kim cương tuyệt đẹp đầu tiên từ tro cốt người đã khuất. Quá trình này đòi hỏi đội ngũ kỹ sư thực hiện đóng vai trò như những nhân viên an táng. Họ phải cam kết thực hiện công việc với sự tận tâm, thành kính và trách nhiệm. Giá của dịch vụ này có nhiều mức, rẻ nhất là từ $5,000 cho đến hơn $20,000 tùy thuộc vào chất lượng viên kim cương mà khách hàng muốn đặt.
Kim cương làm từ tro người chết
Tuy vậy, mới đây, Tòa Thánh Vatican đã công bố các hướng dẫn mới về việc hỏa táng cho giáo dân Công Giáo, nói rằng tro cốt không được rải tung, chia ra hoặc giữ ở nhà, mà phải được giữ tại một nơi thiêng liêng, có được sự chấp thuận của giáo hội.
Các hướng dẫn này được đưa ra đúng vào ngày Lễ Halloween và Ngày Lễ Các Linh Hồn (All Souls Day) hôm 2 Tháng Mười Một, cũng là ngày mà giáo dân thường tưởng nhớ và cầu nguyện cho người đã khuất.
Trong phần lớn 2,000 năm lịch sử, Giáo hội Công Giáo chỉ cho phép chôn cất, nói rằng đây là cách tốt nhất để bày tỏ sự ước muốn phục sinh.
Tuy nhiên, vào năm 1963, Giáo hội chính thức cho phép hỏa táng miễn là điều này không nhằm chứng tỏ sự không tin tưởng vào phục sinh.
Các văn kiện mới của Giáo hội vẫn nói rằng chôn cất là hình thức tốt nhất, và vẫn gọi việc hỏa táng là hình thức “hủy hoại tàn bạo” thi thể người chết.
Nhưng các văn kiện này cũng đưa ra các hướng dẫn về việc giữ tro cốt cho những giáo dân Công giáo ngày càng lựa chọn hình thức hỏa táng nhiều hơn vì lý do kinh tế, môi sinh hay những lý do khác.
Giáo hội cho hay phải đưa ra các hướng dẫn này để chống lại các ý tưởng gọi là của “Thời Ðại Mới” theo đó coi cái chết là “sự hòa nhập cùng với Mẹ Thiên Nhiên và vũ trụ” hay là sự giải thoát khỏi sự tù túng trong cơ thể.
Tòa Thánh Vatican nói rằng tro cốt và các mảnh xương không được giữ ở nhà, vì điều này sẽ không giúp cho cả cộng đồng có thể tưởng nhớ đến người đã khuất. Thay vào đó, Tòa Thánh cho hay các giới chức trách nhiệm sẽ chọn một nơi linh thiêng, như nghĩa trang hay khu vực trong nhà thờ, để giữ các tro cốt này.
Hộc để tro, nghĩa địa Chúa Chiên Lành, Huntington Beach, CA.
Chỉ trong những trường hợp thật đặc biệt, các giám mục mới có thể cho phép tro cốt được giữ ở nhà.
Tuy nhiên, Tòa Thánh không nói rõ đó là những trường hợp nào. Tòa Thánh cũng cho hay người trong gia đình không được chia nhau giữ các phần tro cốt và cũng không được đem ra rải xuống đất, trên không hoặc dưới biển. (Nb Người Việt 10-25-16)
Ở California, Nhật báo Việt Báo đã dùng chữ “cấm” khi loan bản tin trên, trong khi Viễn Ðông lại dùng chữ “yêu cầu.” Vậy gia đình Công Giáo muốn sử dụng tro cốt của thân nhân hay chọn nơi để tro cốt, nên tham khảo ý kiến với các linh mục sở tại trước khi có quyết định về chuyện tro cốt của người thân trong gia đình.
HP (baotreonline)
Trong lúc còn mạnh khoẻ mà bàn chuyện chết, như vậy có bi quan không? Chết rồi có nên lo chuyện hậu sự trước, là nên tính trước chuyện thiêu hay chôn không. Hiện nay không thiếu những người Việt ở Hoa Kỳ sau khi chết, gia đình đã bỏ ra rất nhiều tiền bạc để mang thi hài thân nhân họ về Việt Nam chôn cất, cũng có gia đình muốn đơn giản đến mức tối đa, thi hài người chết được đưa từ nhà xác đến lò thiêu, không qua chuyện quàn hay thăm viếng, giá cả rất thấp.
Trước ngày 30 Tháng Tư, 1975, ở Việt Nam ít khi nghe người ta nói chuyện thiêu người chết, vì đất đai còn rẻ, nhiều gia đình chôn thân nhân của mình trong vườn nhà hay trong phần đất ruộng của mình, nhưng sau khi cộng sản vào Nam, nghĩa trang thường bị đào xới để quy hoạch theo lệnh nhà nước, có nhiều huyệt mộ, phải chạy theo lệnh nhà nước, cải táng nhiều lần, nên dân chúng thường muốn hỏa táng để tiện lợi cho gia đình.
Một số quốc gia theo Phật Giáo Nam Tông như Tích Lan, Thái Lan, Miến Ðiện, Cao Miên, Lào và một phần của Nam Việt Nam khi có người thân trong gia đình chết, thường theo cách hỏa táng. Các quốc gia theo Phật Giáo Bắc Tông, như Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam thường dùng cách chôn cất.
Hỏa táng còn được xem là bảo vệ môi sinh, không phải tốn đất chôn, giảm bớt được nhiều chi phí như xây mộ, tảo mộ, bảo quản mộ hoặc cải táng, di dời…, cho nên việc hỏa táng càng ngày càng được phổ biến rộng rãi.
Ở hải ngoại, trừ một số gia đình giàu có đã lo mua đất chôn trước khi mình qua đời hàng chục năm, mua hai huyệt cho hai vợ chồng hay một khu chung cho cả gia đình, một số khác muốn hỏa táng (có giá rẻ hơn là địa táng) và vì lý do ngày nay ở Mỹ con cái trong gia đình ít khi được sống trong cùng một địa phương, nên không muốn chôn cha mẹ trong nghĩa trang, mà sau đó không có thời gian lui tới thăm viếng.
Nhưng hỏa táng rồi thì tro cốt đem gửi ở nơi nào?
Phần lớn những người theo Phật Giáo gửi tro cốt thân nhân lên chùa để vong linh thường xuyên được “nghe kinh kệ,” tín đồ Công Giáo thì gửi bình tro vào nhà thờ. Một số gia đình đem bình tro về để trên bàn thờ gia đình cho được gần gũi với thân nhân, có khi tro cốt này được chia ra nhiều bình nhỏ cho các con.
Tro cốt tại chùa Liên Hoa, Garden Grove, California,
Người lãng mạn có thể đem tro người yêu để bón trồng cho hoa hồng trong vườn, hay trồng ớt để có thể “ăn” hơi hám người thân. Ðể được “mát mẻ” hơn, hằng năm ở California nhiều nhà chùa đã tổ chức những chuyến ra khơi, thân nhân người mất mang bình tro đi theo và rải tro trên biển.
Tướng Ngô Quang Trưởng, theo di chúc để lại, sau khi chết, ông muốn rải tro cốt mình trên “chiến trường xưa,” nơi Vùng I Chiến Thuật. Do đó bà Ngô Quang Trưởng đã đem bình tro của chồng, rải trên đèo Hải Vân, “cho gió ngàn bay” về nơi chiến địa ngày xưa!
Công ty Algordanza của Thụy Sĩ cho biết họ đã sản xuất được những viên kim cương tuyệt đẹp đầu tiên từ tro cốt người đã khuất. Quá trình này đòi hỏi đội ngũ kỹ sư thực hiện đóng vai trò như những nhân viên an táng. Họ phải cam kết thực hiện công việc với sự tận tâm, thành kính và trách nhiệm. Giá của dịch vụ này có nhiều mức, rẻ nhất là từ $5,000 cho đến hơn $20,000 tùy thuộc vào chất lượng viên kim cương mà khách hàng muốn đặt.
Kim cương làm từ tro người chết
Tuy vậy, mới đây, Tòa Thánh Vatican đã công bố các hướng dẫn mới về việc hỏa táng cho giáo dân Công Giáo, nói rằng tro cốt không được rải tung, chia ra hoặc giữ ở nhà, mà phải được giữ tại một nơi thiêng liêng, có được sự chấp thuận của giáo hội.
Các hướng dẫn này được đưa ra đúng vào ngày Lễ Halloween và Ngày Lễ Các Linh Hồn (All Souls Day) hôm 2 Tháng Mười Một, cũng là ngày mà giáo dân thường tưởng nhớ và cầu nguyện cho người đã khuất.
Trong phần lớn 2,000 năm lịch sử, Giáo hội Công Giáo chỉ cho phép chôn cất, nói rằng đây là cách tốt nhất để bày tỏ sự ước muốn phục sinh.
Tuy nhiên, vào năm 1963, Giáo hội chính thức cho phép hỏa táng miễn là điều này không nhằm chứng tỏ sự không tin tưởng vào phục sinh.
Các văn kiện mới của Giáo hội vẫn nói rằng chôn cất là hình thức tốt nhất, và vẫn gọi việc hỏa táng là hình thức “hủy hoại tàn bạo” thi thể người chết.
Nhưng các văn kiện này cũng đưa ra các hướng dẫn về việc giữ tro cốt cho những giáo dân Công giáo ngày càng lựa chọn hình thức hỏa táng nhiều hơn vì lý do kinh tế, môi sinh hay những lý do khác.
Giáo hội cho hay phải đưa ra các hướng dẫn này để chống lại các ý tưởng gọi là của “Thời Ðại Mới” theo đó coi cái chết là “sự hòa nhập cùng với Mẹ Thiên Nhiên và vũ trụ” hay là sự giải thoát khỏi sự tù túng trong cơ thể.
Tòa Thánh Vatican nói rằng tro cốt và các mảnh xương không được giữ ở nhà, vì điều này sẽ không giúp cho cả cộng đồng có thể tưởng nhớ đến người đã khuất. Thay vào đó, Tòa Thánh cho hay các giới chức trách nhiệm sẽ chọn một nơi linh thiêng, như nghĩa trang hay khu vực trong nhà thờ, để giữ các tro cốt này.
Hộc để tro, nghĩa địa Chúa Chiên Lành, Huntington Beach, CA.
Chỉ trong những trường hợp thật đặc biệt, các giám mục mới có thể cho phép tro cốt được giữ ở nhà.
Tuy nhiên, Tòa Thánh không nói rõ đó là những trường hợp nào. Tòa Thánh cũng cho hay người trong gia đình không được chia nhau giữ các phần tro cốt và cũng không được đem ra rải xuống đất, trên không hoặc dưới biển. (Nb Người Việt 10-25-16)
Ở California, Nhật báo Việt Báo đã dùng chữ “cấm” khi loan bản tin trên, trong khi Viễn Ðông lại dùng chữ “yêu cầu.” Vậy gia đình Công Giáo muốn sử dụng tro cốt của thân nhân hay chọn nơi để tro cốt, nên tham khảo ý kiến với các linh mục sở tại trước khi có quyết định về chuyện tro cốt của người thân trong gia đình.
HP (baotreonline)