Phần II: Bàn tay đẫm máu của Duterte ra sao?
Báo Nước Việt – Tuần trước, lời cung khai nghe thật ‘ớn lạnh’ của một người có tên là Edgar Matobato trước Thượng Viện Philippines nghe thật ‘ớn lạnh’: y khai là thành viên của “Đội Hành Quyết Davao”, một nhóm ‘sát thủ’ thành lập vào năm 1988, năm Duterte nắm chức thị trưởng thành phố này. Matobato khai rằng y và toán hành quyết này đều nhận lương của thành phố, đối tượng họ giết bao gồm thành phần bán ma tuý, hiếp dâm, cùng cướp giật, Năm 1993 y đã ném lựu đạn vào một thánh đường Hồi Giáo do nghi người Hồi đặt bom vào một thánh đường Công Giáo tại Davao. Trong cung khai của y trước Thượng Viện bao gồm nhiều giây phút ghê rợn, y đã khai từng băm nhỏ thủ tiêu xác nạn nhân, cho cá sấu ăn thịt để mất tang tích, hay thiêu xác các nạn nhân tại một vùng mỏ khai thác đá núi. Duterte hiện phủ nhận những câu chuyện này và cho là “lời buộc tội của một thằng điên”?
Có thể đây là hành động cực đoan đầy hận thù của Duterte, nó càng đào thêm sự sợ hãi rùng rợn cho đất nước Philippines. Một đất nước luật pháp chao đảo và yếu kém, người dân không còn tin tưởng vào toà án và cảnh sát do tham nhũng và thiếu tín cậy. Cuộc thăm dò năm ngoái cho thấy mặc dù tỷ lệ nạn nhân do tội phạm có giảm nhưng tâm trạng bất an của người dân vẫn tiếp tục cao. Trong khi Philippines chưa phải là một quốc gia sản xuất chất gây nghiện, nhưng việc mua bán chất gây nghiện methamphetamines vẫn xảy ra thường xuyên ngay cả ban ngày. Chính quyền hình như bất lực không đảm đương nỗi tình hình. Khắp trên quốc gia này, gia đình nghèo và trung lưu rất lo sợ hậu quả của tình trạng nghiện ngập tràn lan, nhưng các nhóm lãnh đạo truyền thống nước này đa số vẫn dửng dưng với tệ nạn không bao giờ có một chính sách tích cực làm cho rối loạn càng lúc càng tăng, luật pháp càng bất lực. Do đó không lấy làm lạ, khi người ta tung hô Duterte, một người dám thề sẽ triệt tiêu tất cả tệ nạn với cuộc chiến chống ma tuý do ông cầm đầu.
Duterte là dạng người mà các thế lực tại Philippines đều biết: những thế lực cường đạo sinh ra từ “vũng lầy” thối nát của nền chính trị phong kiến. Ông ta nhập cuộc quyền lực từ bè nhóm của những đầu tỉnh đầy quyền lực và khéo léo lôi cuốn được sự ủng hộ tại các mặt trận phía nam nhờ biết cách khéo léo bảo trợ và hô hào bạo lực. Ông ta là người Mindanao đầu tiên nắm được chức vụ tổng thống trong sự kiêu hãnh đầu tiên tại Phủ Tổng Thống Philippines: ông ta giờ là người Mindanao đầu tiên trị vì ở đây, còn giới “quý tộc Manila” trước đây xem như không còn nữa rồi.
Duterte chắc chắn là thiếu sự ủng hộ của giới thị dân, lãnh đạo truyền thống bao đời nay. Tầng lớp này từng ủng hộ hai tổng thống tiền nhiệm là Benigno Aquino III và Gloria Macapagal Arroyo từng tốt nghiệp tại đại học nổi tiếng GeorgeTown. Họ là con cháu của những đời tổng thống trước đây. Họ là giai cấp lãnh đạo của người Phi, rất hợp với Washington và nghị trường hay giới chính trị trong xã hội Manila. Duterte ăn nói rất thiếu văn hoá và thô lậu, tuy vậy lại lôi cuốn được nhiều ủng hộ đối với thời cuộc hiện tại. Người ta ủng hộ lối nói thô lậu và hung bạo như Duterte, rất khác với lối nói nhu mì, lịch sự theo kiểu các chính trị gia truyền thống xem chừng không thích hợp với một đất nước có quá nhiều rối loạn, bạo lực như Philippines thì khó lòng hấp dẫn được số đông?
Muốn hiểu chính sách của Duterte khát máu, điên cuồng ra sao? các bạn phải theo sát hình ảnh của hoàn cảnh đương thời. Khi Duterte bước vào chính trị vào thập niên 1980s, là thời gian cao điểm của cuộc chiến chống lại cộng sản tại đây. Tại Davao vào đầu thập niên 1980s, các nhóm du kích bắt đầu mở màn thử chiến lược đô thị bằng những trận đánh trên đường phố. Phe du kích tung các “chim se sẻ” hay còn gọi là những sát thủ hạ sát các cảnh sát và các tội phạm ngay trong ban ngày. Tại Davao và Mindanao, người cộng sản thanh trừng hàng ngũ do nghi ngờ nhau là mật báo viên cho quân đội, họ tra tấn và giết chết hàng trăm cán bộ vô tội.
Trừ phi mắt bạn có loạn lên hay khó mà tin được điều tôi kể là thật? Trong một chuyến tới Davao, tôi thấy thành phố này tràn ngập cảnh khủng bố của các nhóm tự vệ. Họ la vang khắp đường phố, vũ trang bằng súng trường và dao dài để lùng kiếm cộng sản. Các đài radio thì phát thanh chống cộng inh ỏi khắp nơi. Người ‘nổi nhất’ là Jun Pala, là một phát ngôn viên radio, nhưng tự so sánh mình là Goebels (chính trị gia Đức Quốc Xã). Pala cầm súng máy và lựu đạn đi khắp Davao. Trên đài phát thanh, ông ta doạ sẽ chặt đầu những cảm tình viên cho cộng sản. Ông ta còn kích động các nhóm tự vệ bắn hạ hay chém chết những ai nghi là cộng sản. Một ngày, các phóng viên có dịp chụp được hình ảnh môt tự vệ đã chặt đầu một nghi phạm là du kích. Kẻ giết người cố tình cho chụp hình ảnh mình đang uống máu từ cái đầu đang bị đứt lìa kia…
[còn tiếp]
Sheila Coronel / Columbia Graduate School of Journalism
bản dịch Đinh Hoa Lư
Báo Nước Việt – Tuần trước, lời cung khai nghe thật ‘ớn lạnh’ của một người có tên là Edgar Matobato trước Thượng Viện Philippines nghe thật ‘ớn lạnh’: y khai là thành viên của “Đội Hành Quyết Davao”, một nhóm ‘sát thủ’ thành lập vào năm 1988, năm Duterte nắm chức thị trưởng thành phố này. Matobato khai rằng y và toán hành quyết này đều nhận lương của thành phố, đối tượng họ giết bao gồm thành phần bán ma tuý, hiếp dâm, cùng cướp giật, Năm 1993 y đã ném lựu đạn vào một thánh đường Hồi Giáo do nghi người Hồi đặt bom vào một thánh đường Công Giáo tại Davao. Trong cung khai của y trước Thượng Viện bao gồm nhiều giây phút ghê rợn, y đã khai từng băm nhỏ thủ tiêu xác nạn nhân, cho cá sấu ăn thịt để mất tang tích, hay thiêu xác các nạn nhân tại một vùng mỏ khai thác đá núi. Duterte hiện phủ nhận những câu chuyện này và cho là “lời buộc tội của một thằng điên”?
Có thể đây là hành động cực đoan đầy hận thù của Duterte, nó càng đào thêm sự sợ hãi rùng rợn cho đất nước Philippines. Một đất nước luật pháp chao đảo và yếu kém, người dân không còn tin tưởng vào toà án và cảnh sát do tham nhũng và thiếu tín cậy. Cuộc thăm dò năm ngoái cho thấy mặc dù tỷ lệ nạn nhân do tội phạm có giảm nhưng tâm trạng bất an của người dân vẫn tiếp tục cao. Trong khi Philippines chưa phải là một quốc gia sản xuất chất gây nghiện, nhưng việc mua bán chất gây nghiện methamphetamines vẫn xảy ra thường xuyên ngay cả ban ngày. Chính quyền hình như bất lực không đảm đương nỗi tình hình. Khắp trên quốc gia này, gia đình nghèo và trung lưu rất lo sợ hậu quả của tình trạng nghiện ngập tràn lan, nhưng các nhóm lãnh đạo truyền thống nước này đa số vẫn dửng dưng với tệ nạn không bao giờ có một chính sách tích cực làm cho rối loạn càng lúc càng tăng, luật pháp càng bất lực. Do đó không lấy làm lạ, khi người ta tung hô Duterte, một người dám thề sẽ triệt tiêu tất cả tệ nạn với cuộc chiến chống ma tuý do ông cầm đầu.
Duterte là dạng người mà các thế lực tại Philippines đều biết: những thế lực cường đạo sinh ra từ “vũng lầy” thối nát của nền chính trị phong kiến. Ông ta nhập cuộc quyền lực từ bè nhóm của những đầu tỉnh đầy quyền lực và khéo léo lôi cuốn được sự ủng hộ tại các mặt trận phía nam nhờ biết cách khéo léo bảo trợ và hô hào bạo lực. Ông ta là người Mindanao đầu tiên nắm được chức vụ tổng thống trong sự kiêu hãnh đầu tiên tại Phủ Tổng Thống Philippines: ông ta giờ là người Mindanao đầu tiên trị vì ở đây, còn giới “quý tộc Manila” trước đây xem như không còn nữa rồi.
Duterte chắc chắn là thiếu sự ủng hộ của giới thị dân, lãnh đạo truyền thống bao đời nay. Tầng lớp này từng ủng hộ hai tổng thống tiền nhiệm là Benigno Aquino III và Gloria Macapagal Arroyo từng tốt nghiệp tại đại học nổi tiếng GeorgeTown. Họ là con cháu của những đời tổng thống trước đây. Họ là giai cấp lãnh đạo của người Phi, rất hợp với Washington và nghị trường hay giới chính trị trong xã hội Manila. Duterte ăn nói rất thiếu văn hoá và thô lậu, tuy vậy lại lôi cuốn được nhiều ủng hộ đối với thời cuộc hiện tại. Người ta ủng hộ lối nói thô lậu và hung bạo như Duterte, rất khác với lối nói nhu mì, lịch sự theo kiểu các chính trị gia truyền thống xem chừng không thích hợp với một đất nước có quá nhiều rối loạn, bạo lực như Philippines thì khó lòng hấp dẫn được số đông?
Muốn hiểu chính sách của Duterte khát máu, điên cuồng ra sao? các bạn phải theo sát hình ảnh của hoàn cảnh đương thời. Khi Duterte bước vào chính trị vào thập niên 1980s, là thời gian cao điểm của cuộc chiến chống lại cộng sản tại đây. Tại Davao vào đầu thập niên 1980s, các nhóm du kích bắt đầu mở màn thử chiến lược đô thị bằng những trận đánh trên đường phố. Phe du kích tung các “chim se sẻ” hay còn gọi là những sát thủ hạ sát các cảnh sát và các tội phạm ngay trong ban ngày. Tại Davao và Mindanao, người cộng sản thanh trừng hàng ngũ do nghi ngờ nhau là mật báo viên cho quân đội, họ tra tấn và giết chết hàng trăm cán bộ vô tội.
Trừ phi mắt bạn có loạn lên hay khó mà tin được điều tôi kể là thật? Trong một chuyến tới Davao, tôi thấy thành phố này tràn ngập cảnh khủng bố của các nhóm tự vệ. Họ la vang khắp đường phố, vũ trang bằng súng trường và dao dài để lùng kiếm cộng sản. Các đài radio thì phát thanh chống cộng inh ỏi khắp nơi. Người ‘nổi nhất’ là Jun Pala, là một phát ngôn viên radio, nhưng tự so sánh mình là Goebels (chính trị gia Đức Quốc Xã). Pala cầm súng máy và lựu đạn đi khắp Davao. Trên đài phát thanh, ông ta doạ sẽ chặt đầu những cảm tình viên cho cộng sản. Ông ta còn kích động các nhóm tự vệ bắn hạ hay chém chết những ai nghi là cộng sản. Một ngày, các phóng viên có dịp chụp được hình ảnh môt tự vệ đã chặt đầu một nghi phạm là du kích. Kẻ giết người cố tình cho chụp hình ảnh mình đang uống máu từ cái đầu đang bị đứt lìa kia…
[còn tiếp]
Sheila Coronel / Columbia Graduate School of Journalism
bản dịch Đinh Hoa Lư
Comment