Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Mưa Ngập Sài Gòn - Cô Tư Sài gòn

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mưa Ngập Sài Gòn - Cô Tư Sài gòn

    Mưa lớn là ngập. Không thoát nổi. Chuyện từ nhiều năm rồi, ngày càng tệ hại thêm, nguy hiểm thêm.

    Bản tin CafeBiz/Kênh 14/Tri Thức Trẻ ghi nhận: Sài Gòn lại ngập sau trận mưa thứ 3 liên tiếp, cây xanh gãy đổ khắp nơi.

    Bản tin nói rằng vào khoảng 16h ngày 28/9, cơn mưa lớn thứ 3 kể từ đầu năm tiếp tục trút xuống Sài Gòn. Theo ghi nhận, nhiều cây xanh đã gãy đổ tại quận 1 và quận 3. Một vài tuyến đường lại ngập sâu, gây khó khăn cho người dân.

    Trước đó, cơn mưa lớn chiều tối 26/9 nhấn chìm Sài Gòn trong biển nước khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn. Cơn mưa chiều tối 27/9 cũng gây ra tình trạng ngập nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Dự báo từ nay cho đến cuối tuần, TP.SG vẫn tiếp tục hứng chịu thêm nhiều trận mưa lớn. Tuy nhiên sẽ không lớn như trận mưa kỷ lục chiều 26/9.

    Bản tin cũng cho biết, một cây xanh trước số nhà 98B Lê Lai, phường Bến Thành, quận 1 bỗng nhiên bật gốc chắn ngang đường. Cây xanh nói trên cao khoảng 10 mét, đường kính gốc khoảng 20 cm, ngã chắn gần hết đường Lê Lai khiến giao thông qua khu vực gặp không ít khó khăn.

    Báo Pháp Luật nhìn về một hướng tầng hầm: Trận mưa lớn chiều 26/9 đã khiến nhiều tầng hầm để xe tại TP bị ngập nhấn chìm nhiều xe máy.

    Đến sáng 27-9, lực lượng cảnh sát PCCC vẫn tiếp tục bơm nước ra ngoài, di chuyển nhiều xe máy ra khỏi tầng hầm bãi giữ xe trên đường Nguyễn Siêu, phường Bến Nghé, quận 1.

    Bản tin PL ghi rằng tại tầng hầm có diện tích chừng 400 m2 nước lênh láng, nhấn chìm hàng ngàn xe máy trong cơn mưa được đánh giá là lớn nhất trong vài năm trở lại đây.

    Tại bãi giữ xe gồm hai tầng, rộng khoảng 400 m2, chứa hàng ngàn xe máy. Nước tràn vào sâu khiến các nhân viên giữ xe không tài nào tiếp cận đưa các phương tiện ra ngoài.

    Bản tin VnExpress nêu vấn đề: Chủ xe bị ngập ở Sài Gòn được bồi thường thế nào?

    Theo chuyên gia pháp lý, chủ hàng nghìn xe máy và ôtô bị ngập tại tầng hầm ở Sài Gòn có quyền yêu cầu bãi giữ xe hoặc bảo hiểm bồi thường hư hại.

    Cơn mưa lớn nhất trong 40 năm, xảy ra hôm 26/9, đã làm hàng nghìn xe máy, ôtô ngập sâu dưới các tầng hầm, bãi gửi xe ở TP SG bị chết máy, hư hỏng. Trong đó, 800 xe máy của sinh viên bị ngâm dưới 2 m nước ở tầng hầm ký túc xá Đại học Quốc gia TP SG.

    Riêng bãi giữ xe trên đường Nguyễn Siêu, quận 1, có hơn 1.000 chiếc bị nhấn chìm trong nước sâu 1,5 m. Nhiều người yêu cầu chủ bãi xe phải bồi thường nhưng phía nhà xe cho rằng "ngập nước là thiên tai ngoài ý muốn" nên từ chối đền.

    VnExpress ghi nhận: “Là chủ chiếc xe tay ga gửi tại bãi này, chị Yến cho biết, phải mất gần một ngày sau trận mưa lịch sử, xe của chị mới được đưa lên. Chiếc xe bị bụi đất phủ kín, gãy gương và không thể nổ máy nên chị phải nhờ người đẩy về nhà ở tận huyện Hóc Môn, đưa vào tiệm sửa.”

    Trong khi đó, bản tin Eva/Dân Việt kê chuyện sóng vỗ tràn bờ như chuyện cổ tích bên bờ biển...

    Bản tin nói, sóng đánh ào ạt trên đường sau cơn mưa khiến nhiều người khổ sở “bơi” trong nước để về nhà vào chiều 28.9.

    Khoảng 17h cơn mưa kéo dài khoảng 30 phút trút xuống địa bàn TP.SG khiến nhiều tuyến đường bị ngập trong nước, hàng ngàn người dân phải bì bõm trở về nhà.

    Ngập nặng nhất là đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh). Nước ngập hơn 0,5m kéo dài gần 1km khiến nhiều phương tiện bị chết máy.

    Mỗi khi có xe ô tô chạy qua tạo thành sóng đánh văng tung tóe hai bên đường, người đi xe máy phải gồng mình trong nước để khỏi ngã.

    Bản tin ghi lời chị Nguyễn Như Thảo ngụ quận 2 đẩy xe máy trên đường nói:

    “Mưa không lớn và kéo dài khoảng 30 phút mà đường ngập thế này đây. 3 ngày nay ngày nào đi về nhà cùng ướt mem vì nước ngập. Ngập riết, ngập hoài, ngập liên khúc.”

    Trong khi đó, bản tin BBC nêu câu hỏi: Tân Sơn Nhất ngập do đâu?

    Nhiều người quy lỗi cho sân golf của các quan chức quân đội là nguyên nhân ngập sân bay Tân Sơn Nhất...

    Đúng hay sai? Hay chỉ là một trong nhiều lý do?

    Dĩ nhiên, các quan chức thanh minh thanh nga, theo BBC, khi dẫn tin VietnamNet ghi lời Trung tướng Trần Đơn.

    Vậy, có cách nào chống ngập cho thành phố?

    Báo Tuổi Trẻ hôm 28/9/2016 kể chuyện một doanh nghiệp tư nhân đã tự nghiên cứu, thiết kế hệ thống chống ngập bằng bơm hút ly tâm và đề xuất Thành ủy, UBND TP thực hiện thí điểm với cam kết không hết ngập không lấy tiền.

    Trước tiên là xin hoan hô về ngôn ngữ. Vì tác phong “không hết ngập không lấy tiền” là đặc chất Sài Gòn, dân Hà Nội không hề có chuyện đó đâu. Vì ai cũng thấy từ Vinashin tới PVC rồi: cán bộ làm hư, làm hỏng, làm tầm bậy cũng ôm tiền về nhà cất giấu...

    Báo TT ghi rằng sáng 28-9, ông Nguyễn Tăng Cường, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn công nghiệp Quang Trung (Ninh Bình) cho biết vừa đề xuất thí điểm hệ thống chống ngập kiểu mới cho TP.SG.

    Theo ông Cường, giải pháp chống ngập này chỉ cần đưa máy bơm ly tâm đặt tại một số vị trí mà không cần vớt rác, đào đường lắp cống mới...

    Có vẻ như mơ mộng hơi nhiều?

    Thôi thì, để xem các nhà khoa học bàn tính ra sao, nơi đây chỉ ngậm ngùi rằng một Sài Gòn mưa như thế sẽ chẳng thơ mộng tí nào, liên tục cuốn trôi và làm khổ vô số mảng đời vất vả hàng ngày, từ bà cụ bán vé số tới anh xe ôm, từ chị bán bánh mì cho tới chợ búa tạp hóa hàng ngày... Trời có mắt ư? Hay thiệt sự, chẳng có Trời nào cả?

    ---&--

    Chiều tối 27/9, sau cơn mưa kéo dài hơn một giờ, nhiều tuyến đường ở TP HCM lại ngập, có nơi mực nước cao 0,5 m. Những điểm ngập thường xuyên ở thành phố lại dễ dàng tái ngập như: Nguyễn Hữu Cảnh, D1, Nguyễn Xí, Ung Văn Khiêm (Bình Thạnh), Huỳnh Tấn Phát (quận 7), khu làng đại học (Thủ Đức)...
    Ngập hết bánh xe trên đường Nguyễn Hữu Cảnh. Ảnh: Duy Trần


    Tại "rốn ngập" Nguyễn Hữu Cảnh, nhiều đoạn nước ngập hết bánh xe, hàng trăm xe chết máy dắt bộ bì bõm. Chị Hồng Thúy làm việc tại tòa nhà trên đường này bắt buộc lội qua đoạn nước ngập để về nhà bên quận 7. Chị vừa nổ máy chạy được 50 m, xe kêu ục ục rồi tắt lịm. Người phụ nữ này vừa dắt xe vừa cố gắng né những đợt sóng nước do ôtô chạy qua gây ra.
    "Hai hôm nay rồi, ngán quá nhưng không thể không về nhà vì con khóc, một mình chồng lo không nổi. Dắt xe xuống cuối đường sửa chắc lại tốn 120.000 đồng như hôm qua", chị Thúy ngán ngẩm.


    Một gia đình dùng ván chắn trước cửa để ngăn dòng nước ập vào nhà. Ảnh: Duy Trần


    Trên các tuyến đường Ung Văn Khiêm, D1, Quốc lộ 13 (quận Bình Thạnh), nhiều đoạn cũng bị ngập đến đầu gối. Vừa cầm xô tát nước từ nhà ra đường, anh Minh (người dân trên đường Ung Văn Khiêm) cho biết mình chưa từng chứng kiến đợt mưa nào dữ dội như tối qua và kéo dài đến tối nay.
    "Nước mưa còn ứ đọng ở trong nhà chưa khô thì nước mưa mới đến", anh Minh nói và mong muốn chính quyền nâng cấp hệ thống cống rãnh ở khu phố mình đang sống.
    Tại đường Huỳnh Tấn Phát, nước ngập hầu như hết chiều dài 5 km. Nhiều đoạn nước ngập nửa bánh xe khiến việc di chuyển của xe cộ khá khó khăn.
    Do mưa ngập, nhiều giao lộ lớn ở TP HCM lại ùn ứ kéo dài như Hàng Xanh, vòng xoay Lăng Cha Cả… nhưng không kẹt nghiêm trọng như ngày hôm qua.
    Mưa lớn kèm gió mạnh khiến cây lim xẹt cao hơn 20 m, đường kính 20 cm trong công viên 23/9 (quận 1) bật gốc ngã ra đường Lê Lai. Cây đổ kéo trụ điện cùng hệ thống dây cáp đập vào 3 ôtô đậu bên dưới và một ôtô đang chạy. Ba ôtô đang đậu gần đó cũng bị hệ thống dây cáp điện đập trúng gây hư hỏng.


    Cây xanh trong công viên đổ kéo theo trụ điện ngã xuống đè trúng nhiều ôtô. Ảnh: A.X
    Vụ việc không gây thương vong, song khiến các ôtô bị hư hỏng nặng, móp nhiều vị trí. Anh Thái Văn Trung, người có ôtô bị trụ điện đè trúng hư hỏng nặng nhất, cho biết đang ngồi trong xe thì nghe một tiếng rầm, nhìn ra thấy trụ biến áp nằm trên kính chắn gió. Anh hoảng loạn mở cửa bỏ chạy.


    Tại đường Bà Hạt (quận 10), 2 cây xanh đổ đè một xe máy. Sau lưng chung cư 590 Cách Mạng Tháng 8 (quận 3) có 2 cây gòn cao gần 30 m cũng bật gốc làm gãy trụ đèn chiếu sáng, hư hỏng tường rào của bãi giữ xe.



    Trước đó, chiều 26/9 trận mưa gần 2 giờ khiến hàng trăm tuyến đường ở TP HCM bị nhấn chìm, nhiều nơi nước ngập đến 0,8 m, khiến nhiều tuyến đường tắc nghẽn 2-3 giờ. Do mưa ngập, nhiều hầm để xe ở thành phố cũng ngập, nhấn chìm hàng nghìn xe máy, ôtô.
    Duy Trần - Mạnh Tùng
Working...
X