Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

SàiGòn thời… thượng

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • SàiGòn thời… thượng

    By Du Uyên - September 8, 2016



    Du Uyên và “Hồn Sài Gòn” với chủ cà phê Cheo Leo




    Trời tối thui. Người người hối hả chạy, người hối hả dọn hàng. Mưa này là mưa… thiệt, chứ hông phải mưa nắng thất thường hay mưa bên này mà nắng bên kia đâu nha. Sài Gòn đã bắt đầu mùa mưa hơn một tuần nay.




    Nói một cách “khoa học”, cái mùa này cả năm ai cũng kêu réo không ngớt. Câu thần chú “Mưa đi ông ơi, cho “nó” mát ông ơi!” (quả tình tôi hổng lý giải được “nó” ở đây cụ thể là cái gì, bộ phận nào). Nhưng bây chừ, khi những cơn mưa nặng hạt hí hửng chạy tới thì ai cũng… chửi. Ðôi khi cũng thấy oan cho ông Trời ghê, không biết ổng có nghe hiểu hết những lời cầu nguyện lẫn than trách của con dân Sài Gòn hay không? Nếu nghe được, chắc ổng từ chức về làm “người tử tế” sớm cho chắc ăn quá!




    Nói tới mùa mưa thì chắc một trăm trên một trăm người không có ai không ngán. Những thông điệp được truyền bá không hề thiếu các từ khóa: ngập, kẹt xe, ngã cây, trễ hẹn, ướt… Ðủ thứ chuyện không mong muốn trên đời được trải ra trong cuộn phim cuộc sống. Tuy nhiên, thế giới này không bao giờ thiếu những tâm hồn màu hoàng hôn ngọt dịu yêu những cơn mưa da diết đã tạo bao trang sử diễm tình, những chuyện họ thích đôi khi là những chuyện các nạn nhân thảm hại của cái tình yêu không được khô ráo kia gặp phải. Những dòng trạng thái về mưa trải đi khắp nơi trên cõi mạng. Ðâm ra, đến mùa mưa mà ngồi biên chuyện mưa cũng hơi… xoàng. Vì đã quá nhiều người chìm đắm trong cuộc bì bõm ngoài kia rồi. Xe kẹt, cây ngã bây giờ chỉ là chuyện sẽ xảy ra hoặc đang xảy ra, không xảy ra mới lạ! Mà được voi rồi thì sẽ thường mơ tới… Hai Bà Trưng. Thị dân cần một thế giới rộng lớn hơn để quan tâm, phàn nàn hay ao ước. Và thế là sau mỗi cơn mưa lớn, mạng xã hội lại… ngập.








    Báo thi nhau giật tít với những bài cũ mèm về “tình trạng” Sài Gòn vô mùa lụt và song song đó là “quá trình” các lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh đang lên phương án chống ngập. Chỉ cần thay tên địa phương, thời điểm, “view” đã có sự phẫn nộ của “cư dân mạng” lo. Là một cư dân mạng “ưu tú”, có “chuyên môn”, dĩ nhiên tôi chỉ cần đọc tít, trùm mền ngủ ngon và an tâm: “Mát rồi!”. Sài Gòn hay thành phố Hồ Chí Minh có ngập thì để… nhà nước lo. Nhưng đâu thể bắt buộc ai cũng xinh đẹp, thông tuệ như mình, họ vẫn đang tiếp tục tìm mọi cách thả trôi những bực bội bằng các bài viết trên trang cá nhân, người ít thể hiện cảm xúc thì sẽ share link báo rồi… xúi người ta giận dữ. Mọi chuyện tuy cũ mà không lạc hậu được nêu ra, từ cách dùng tên của thành phố không đồng nhất suốt nhiều năm nay đến chuyện Sài Gòn quả thật đã thành… hồ. Trong khi, ngoài yên vị trên các thủ tục hành chính, cái tên này chỉ có một mục đích là làm bia cho đám đông phẫn nộ có chỗ để mà thỏa mãn.



    Cây dù



    Cũng là… dù



    “Thời buổi gì mà cứ hở một chút, bất kể chỗ kín chỗ hở chúng cũng lôi lên mạng!” Ðó là câu nói một người bạn gần-hết-trẻ làm tôi có ấn tượng trong một buổi nhậu. “Ảnh” năm nay gần 80 tuổi, mà cập nhật tin tức, xu hướng rất nhanh chóng. Từ chuyện sốt Pokemon Go ở lớp trẻ đến chuyện sắp có thêm một trái đất nữa cách chúng ta mấy chục triệu năm ánh sáng. “Ảnh” nói:


    – Khoảng cách giữa hai thế hệ trước đây có thể lên đến gần 50 năm. Bởi dzậy người gần-hết-trẻ như tao hồi xưa được quý lắm. Quởn quởn mở đầu ra còn hơn… một chiếc máy tính bảng bây giờ. Cái gì cũng có, tụi nhỏ thi nhau quẹo lựa! Thời này, công nghệ không biết từ đâu “chui” ra. Bày đặt “cái gì không biết thì tra Google” nên tụi nhỏ đâm ra… hỗn hào! Không coi người lớn ra gì vì họ “lạc hậu”, không theo kịp thời đại! Làm như “con” công nghệ cho nó bú mà lớn vậy!





    Tình yêu không phân biệt tuổi tác




    Ðúng là sự phát triển vượt bậc của công nghệ mang lại rất nhiều lợi ích không ngờ tới nhưng cũng mang đến những hậu quả kinh dị. “Con nhỏ” công nghệ ghê lắm, sữa của nó không thể khiến một đứa bé sơ sinh thành người lớn nhưng có thể giúp tập thể người lớn “tẩy não”, quay trở về thuở chỉ biết có sữa mẹ! Một phần là do sự thay đổi quá nhanh của xã hội Việt Nam khi được tiếp cận cái mới quá chậm chạp và gấp gáp. Khi thì không có gì khi lại quá sức chịu đựng. Con người chạy theo công nghệ hụt hơi không chỉ để kịp thích nghi với thời đại, nuôi sống bản thân và gia đình, củng cố kiến thức. Mà còn để kịp thích nghi với chính những đứa con đứa cháu trong nhà mình. Ðể không bị chúng bĩu môi: “Nội lạc hậu quá!” thay vì tròn xoe mắt long lanh gào lên: “Thiệt vậy hả nội. Ghê quá ha nội!”. Cũng không phải “hỗn hào” đâu! Nguyên nhân là chúng ta sanh ra từ những khác biệt thời cuộc giữa những người sinh trưởng trong thời gian khác nhau, hình thành trong điều kiện xã hội khác nhau. Những xa cách về tâm lý, hành động, đối xử, “quy trình” thấu hiểu làm khoảng cách “tuổi tác” ngày càng dài. Kiến thức từ kinh nghiệm và kiến thức từ công nghệ đôi khi kẻ một đằng người một nẻo. Ví dụ như ngày xưa bà đẻ phải nằm “ổ” bằng cách lót lò than dưới gầm giường còn bây giờ, từ khoa học đến google đều chứng minh than không tốt cho sức khỏe mẹ và bé, phụ nữ sau khi sanh không cần thiết phải nằm “ổ”.





    Biển báo mới được lập trên các tuyến đường mới




    Ðâm ra nếu muốn hiểu nhau, cũng chưa chắc “cái gì không biết thì tra Google”. Google không phải lúc nào cũng thông thái như chúng ta đã nghĩ! Nhưng thật sự nó đang được coi như chuẩn chung của xã hội hiện đại, thậm chí con người tin vào Google còn nhiều hơn là tin vào nhau. Tuy ai cũng biết rằng vẫn còn nhiều thứ không hiện đại, không hào nhoáng nhưng vẫn luôn bất hủ. Sữa của “nàng” công nghệ dẫu thơm ngon đến đâu thì ai sanh ra vẫn cần vị ngọt từ bầu vú thơm nồng mùi giống nòi của mẹ ôm ấp, nâng niu. Vì vậy chuyện người già giận người trẻ không tin vào các định hướng xưa cũ của mình cũng… đúng. Mà chuyện người trẻ trách người già không chạm kịp thời đại cũng… không sai. Có những cái trong “miếng sắt vụn” kia người lớn tuổi không biết thật! Và cũng có những chuyện người lớn tuổi đã trực tiếp trải nghiệm, dầu hiện đại cỡ nào, “miếng sắt vụn” kia cũng chỉ là miếng sắt vụn không hơn không kém trong việc bồi hồi xúc động kể về cảm xúc đã qua. (Sao tôi ba phải thấy ghê!)





    Đàn ông bây giờ nhất định không còn là đàn ông xưa


    Nói nào ngay, tôi cũng là một… “nạn nhân” của công nghệ vì chính sự “đòi hỏi” của mình. Tôi may mắn được cộng tác với Trẻ hàng tuần cũng là nhờ vào sự phát triển của công nghệ. Sự mong ngóng được ưu tiên hàng đầu mỗi tuần của tôi gần đây không thuộc về một anh chàng “hot man” nào đó, cũng không phải cảnh ngồi đếm tiền như thường lệ nữa mà là lúc được các anh chị ở “bển” gửi cho một, hai tấm hình chụp lại đứa con đi xa của mình khi nó chính thức được mang ra các quày, các chợ, các tiệm ăn… cách mình… chỉ một cái màn hình nhưng là mấy ngàn Mỹ kim tiền vé đi về. Mỗi lần nhận được, là ngồi thẳng người nghiêm chỉnh nhìn vô màn hình. Vừa đọc vừa… tâm đắc, không biết ai viết mà hay… thấy ghê! Rồi ước mong mình được xách “con” trên tay mỗi tuần. Dĩ nhiên có thể lên Báo Trẻ Online, nhưng với một đứa bình thường cầm cuốn sách lên là buồn ngủ lại rất hào hứng với chuyện cầm và… “dê” từng con chữ mang “mùi” mình đang nằm “chịu trận” trên trang giấy màu ngà đó là chuyện rất… phi thường. Rứa là tôi bằng mọi thủ đoạn vòi vĩnh, nằm vạ cho bằng được một, hai cuốn báo Trẻ từ Dallas gửi về Sài Gòn trong sự “đau lòng” của người bị hại nhưng vẫn phải giả đò vui vẻ. Cũng có thể họ vui thiệt mà… giấu! Con người hình như ai cũng vậy, được này đòi cái kia mà. Ðược voi đòi Hai Bà Trưng, được Hai Bà Trưng rồi không khéo lại muốn làm… con voi!





    Công nghệ không phải lúc nào cũng thông thái


    Tự dưng giật mình không hiểu sao đang nói chuyện mưa cái nhảy qua chuyện… công nghệ. Hai thứ này đụng vô nhau mà tôi ở giữa thì đúng là “điện hại” thật chứ không đùa!


    Nếu là “ngày xưa” thì phần mở đầu cho một bài “thông cáo báo chí” chuyện thời tiết Sài Gòn. Ngày mưa thường là trời bị mây che tối thui, cây cối đứng nghiêm buồn bã, con buôn hối hả dọn hàng… Ngày nắng thường là chuyện kẹt xe, cháy nắng… Nhưng bây chừ, như vậy là lạc hậu, là “xưa rồi diễm”.





    oilet 5 sao ngưng hoạt động vì… mất nước


    Bây chừ. Trời mưa phải nhắc tới các… công viên, hàng trăm thợ săn Pokemon Go giẫm đạp lên nhau mà… chạy. Họ không phải tìm chỗ trú mưa, họ tìm chỗ để mua (hoặc mặc) áo mưa. Rồi lại tiếp tục xuống đường, bắt Pokemon!


    Còn để nói về nắng thời… thượng. Ta sẽ phải nhắc đến những cái toilet 5 sao được xây dựng với kinh phí triệu đô trên các công viên “hot” ở khu trung tâm. Do tập đoàn Sacombank tài trợ đã ngưng hoạt động do quý ngân hàng không… đóng tiền nước cho cty cấp nước tp Hồ Chí Minh.


    Và thế là sau cơn mưa đường lại ướt, trời lại sáng. Nắng chiếu lung linh khắp cõi. Các game thủ thi nhau… bể bọng đái chết hoặc sẽ bị “cư dân mạng” ném đá đến tàn phế vì tội… tiểu đường.





    Trời mưa và Pokemon Go






    DU (baotreonline)






Working...
X