Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Thực phẩm giả (fake) trong tủ lạnh

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thực phẩm giả (fake) trong tủ lạnh

    Thực phẩm giả (fake) trong tủ lạnh



    Larry Olmsted, là tác giả cuốn sách Real Food /Fake Food

    Thực phẩm giả lan tràn cả thế giới, kể cả vào nước Mỹ (theo tờ Time)


    Cá:Loại cá "giả" nhiều nhất tại Hoa Kỳ là hồng (red snapper), vì nó dán nhãn thay thế thị cá tilefish thành thịt cá hồng trên hộp. Tilefish là trong danh sách của FDA "không nên ăn" nếu phụ nữ đang mang thai vì thịt của nó chứa lượng thủy ngân cao. Tuy nhiên, một số tiệm thực phẩm và restaurant bán tilefish như là cá hồng hoặc halibut và để có lời cao hơn.



    red snapper

    Tilefish

    Còn nữa 43% của cá hồi có nhãn "hoang dã" (wild) được bán tại các Chicago và các cửa hàng thực phẩm tươi thực sự là cá hồi nuôi (loại này rẻ tiền hơn cá bắt trong tự nhiên, tráo nhãn để bán giá cao). Cá được sử dụng trong sushi là cũng thường xuyên không phải những gì người ăn tin. Olmsted viết trong cuốn sách, rằng cuộc nghiên cứu của Oceana cho thấy hải sản tại thành phố New York đến 100% restaurant bán sushi làm bằng "cá giả" (fake= tráo nhãn) và cá giả chiếm đến 58% trong tiệm thực phẩm tươi. Còn ở reataurant thường có đến 39% cá tráo nhãn. Ông Olmsted nói tệ nhất nó là tiện ăn sushi.

    Dầu ô liu:Ông Olmsted nói "dầu olive giả" rất phổ biến. Dầu Olive thường được pha loãng với các loại dầu khác giá rẻ , như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu hạt hướng dương. Trong một số trường hợp, dầu ô liu giả đã gây những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.



    Olmsted trích dẫn trường hợp năm 1981 tại Tây Ban Nha nơi 20.000 người đã bị nhiễm độc khi họ tiêu thụ dầu ôliu đã là thực sự dầu hạt cải dầu với một chất độc gọi anilin. Olmsted nói cơ quan quản trị thực phẩm và dược phẩm Mỹ (US FDA) thấy 62 olive "giả" từ 70 năm nay.

    Thịt bò Kobe:Con bò Kobe được nuôi khó khăn và tốn rất nhiều công sức. Thịt nó ăn lạ hơn thịt bò thường. Do đó, nó rất đắt tiền, và vì vậy dễ bị gian lận. Từ năm 2001 đến năm 2012, thịt bò Kobe đã bị cấm nhập vào Hoa Kỳ vì lo ngại của dịch bệnh bò điên, thế mà trong khi đó nhiều người Mỹ nghĩ rằng đang ăn thịt bò Kobe trong restaurant.



    Olmsted thấy rằng nó đã có vẫn ghi trên thực đơn trong thời gian khá lâu tuy rằng đã cấm nhập cảng. Những nhà hàng nhóm McCormick & Schmick's bị kiện vì quảng cáo bán thịt bò Kobe (giả) trong một thời gian khi thịt nầy bị cấm.

    Mật ong:Mật ong, nhất là loại nhập cảng, được pha thêm những thứ như đường bắp (mạch nha) hay fructose xi-rô.



    Một số loại mật ong phổ biến hơn và đắt như mật ong từ hoa manuka, chỉ tìm thấy ở New Zealand và một số nơi của Úc được làm giả nhiều và nghiên cứu tìm thấy rằng mật ong thường mislabeled (ghi nhãn giả). Cho đến độ các nhà sản xuất mật ong đã đòi USFDA lập ra một tiêu chuẩn về mật ong để bảo vệ bảo vệ mật ong thật, nhưng FDA đã từ chối.

    Cà phê:Khi cà phê khan hiếm và mắc giá, như thời tiết khó khăn, vườn cà phê sản xuất ít đi, thì người ta sử dụng "chất độn" như lúa mì, đậu tương, đường nâu, lúa, ngô, và thậm chí que nhỏ và cành cây vì vậy có thể cũng gây ra phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm với các chất độn không ghi trong nhãn nầy.



    Khi xay lên với chất độn, khó nói là toàn hột cà [hê hay có chất độn trong đó.






    HCD
Working...
X