TPO - Việc khách hạng thương gia tát tiếp viên hàng không chỉ vì bị thất lạc chiếc điện thoại cho thấy sự kệch cỡm, lố bịch của một bộ phận những người được coi là thương gia, khách “VIP” đang rất đáng báo động.
Văn hoá của khách tàu bay vẫn là một vấn đề lớn mà ngành hàng không Việt Nam cần giải quyết
Cấm bay là chưa đủ
Ngày 18/8, Phó Cục trưởng Hàng không Đinh Việt Sơn ký quyết định cấm vận chuyển bằng đường hàng không 6 tháng đối với ông Mai Thanh Bình (sinh năm 1970, trú tại số 27 Đường 1, KP6 phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TP HCM).
Ông Bình là người đã tát mạnh vào mặt tiếp viên C.T.T của Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) khi ông này không tìm thấy điện thoại. Sau khi tát chị T, ông Bình còn lớn tiếng dọa đánh cả tiếp viên trưởng. Lát sau, chiếc điện thoại của ông Bình được tìm thấy ngay dưới gầm ghế.
Sau sự việc, khuôn mặt của tiếp viên T bị tấy đỏ. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng T xin nghỉ 3 ngày. “Lãnh đạo Đoàn tiếp viên đã đến thăm. T vẫn bị chấn động tâm lý mạnh. Đây là sự việc nặng nề nhất từ đầu năm đến nay, anh chị em trong đoàn đều rất xôn xao” - Bà Nghiêm Thị Mai Hoa, Trưởng đoàn Tiếp viên của VNA cho hay.
Bà Hoa cho biết, T vào VNA năm 2004, làm việc tốt nên năm 2007 được cử đi học để phục vụ khách hạng thương gia. T ngoan ngoãn, hiền lãnh, chưa có khuyết điểm gì, được nhận nhiều bằng khen.
Ngoài việc bị phạt 15 triệu đồng, việc cấm bay 6 tháng được coi là thích đáng hơn đối với những người không thiếu tiền nộp phạt như ông Bình (khách đi hạng thương gia là khách hàng thường xuyên hoặc có tiền mua vé lẻ hạng thương gia, đắt hơn 2-3 lần vé thường). Quyết định cấm bay với ông Bình dựa vào các quy định về an ninh hàng không. Tuy nhiên, trao đổi với Tiền Phong, Phó Cục trưởng Hàng không Đinh Việt Sơn nhấn mạnh cái chính là để răn đe và cảnh báo về mặt văn hóa đối với hành khách đi máy bay.
Luật sư Phạm Văn Phất – Trưởng Văn phòng Luật sư An Phất Phạm cho hay, ngoài các quy định chuyên ngành, các cơ quan chức năng có thể xem xét để xử lý hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác, hay hành vi vu khống chị T lấy điện thoại...
“Ít nhất, phải yêu cầu ông Bình công khai xin lỗi chị T. Nếu xác định được thiệt hại về danh dự, tinh thần, pháp luật cũng có các quy định rất cụ thể để xử phạt thêm ông Bình bằng tiền”, luật sư Phất nói.
Có tiền là có quyền lố bịch ?
Sự kệch cỡm, lố bịch của các khách hàng hạng sang đang có dấu hiệu tăng thời. Năm 2015, trong lúc bay trên tàu bay của một hãng hàng không, giám đốc doanh nghiệp về xây dựng ở tỉnh miền Trung có hành vi sàm sỡ 4 nữ tiếp viên. Khách này đề nghị sử dụng phòng vệ sinh nhưng hai phòng vệ sinh đều có người. Tiếp viên thông báo chưa thể sử dụng, vị giám đốc liền lớn tiếng, có hành động dùng điện thoại đánh vào mông tiếp viên. Sau đó, ông này còn tiếp tục dùng điện thoại đánh vào vị trí nhạy cảm của 3 tiếp viên khác, trong đó một tiếp viên nước ngoài.
Năm 2012, việc hành khách Việt bị bắt quả tang khi sàm sỡ nữ tiếp viên cũng gây chấn động. Theo đó, khi chuyến bay của VNA từ Đức về TP. HCM cất cánh được 4 giờ, hành khách có tên Nguyễn Ngọc Đức chọc ghẹo tiếp viên. Khi bị nhắc nhở, anh này tấn công luôn tiếp viên phó và hành khách gần đó. Ngay lập tức, tổ bay buộc phải khống chế, bắt trói ông này.
Những VIP thô lỗ là nỗi ám ảnh của tiếp viên hàng không. Ảnh minh họa.
Nhiều người chắc vẫn chưa quên chuyện khách xem phim sex trên chuyến bay của VNA từ Hà Nội đi Paris năm 2007. Khi máy bay cất cánh được nửa giờ, hai giám đốc công ty tư nhân tại TP.HCM bật máy tính xem phim sex. Âm thanh phát ra và hình ảnh mát mẻ khiến khách bực mình. Khi nhắc nhở, hai thương nhân vẫn tiếp tục xem đến nỗi làm cho nữ hành khách người Pháp gần như bật khóc.
Tiếp xúc với nhiều tiếp viên, họ cho biết, giờ máy bay nhiều, không ít Việt được đi máy bay. Có người ngoại hình quê kiểng, tay sách nách mang, bao ni lông, túi dứa như đi xe khách. Dù họ chưa hiểu hết hết các quy định khi đi tàu bay, nhưng khi tiếp viên nhắc, học vui vẻ nghe theo. “Nói thật, sau người có hơi men, chúng em sợ nhất các giám đốc, hay công chức mới nổi. Vừa phục vụ cười vậy thôi chứ cũng hơi run” – T.A, một tiếp viên hàng không nói.
Văn hoá của khách tàu bay vẫn là một vấn đề lớn mà ngành hàng không Việt Nam cần giải quyết
Cấm bay là chưa đủ
Ngày 18/8, Phó Cục trưởng Hàng không Đinh Việt Sơn ký quyết định cấm vận chuyển bằng đường hàng không 6 tháng đối với ông Mai Thanh Bình (sinh năm 1970, trú tại số 27 Đường 1, KP6 phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TP HCM).
Ông Bình là người đã tát mạnh vào mặt tiếp viên C.T.T của Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) khi ông này không tìm thấy điện thoại. Sau khi tát chị T, ông Bình còn lớn tiếng dọa đánh cả tiếp viên trưởng. Lát sau, chiếc điện thoại của ông Bình được tìm thấy ngay dưới gầm ghế.
Sau sự việc, khuôn mặt của tiếp viên T bị tấy đỏ. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng T xin nghỉ 3 ngày. “Lãnh đạo Đoàn tiếp viên đã đến thăm. T vẫn bị chấn động tâm lý mạnh. Đây là sự việc nặng nề nhất từ đầu năm đến nay, anh chị em trong đoàn đều rất xôn xao” - Bà Nghiêm Thị Mai Hoa, Trưởng đoàn Tiếp viên của VNA cho hay.
Bà Hoa cho biết, T vào VNA năm 2004, làm việc tốt nên năm 2007 được cử đi học để phục vụ khách hạng thương gia. T ngoan ngoãn, hiền lãnh, chưa có khuyết điểm gì, được nhận nhiều bằng khen.
Ngoài việc bị phạt 15 triệu đồng, việc cấm bay 6 tháng được coi là thích đáng hơn đối với những người không thiếu tiền nộp phạt như ông Bình (khách đi hạng thương gia là khách hàng thường xuyên hoặc có tiền mua vé lẻ hạng thương gia, đắt hơn 2-3 lần vé thường). Quyết định cấm bay với ông Bình dựa vào các quy định về an ninh hàng không. Tuy nhiên, trao đổi với Tiền Phong, Phó Cục trưởng Hàng không Đinh Việt Sơn nhấn mạnh cái chính là để răn đe và cảnh báo về mặt văn hóa đối với hành khách đi máy bay.
Luật sư Phạm Văn Phất – Trưởng Văn phòng Luật sư An Phất Phạm cho hay, ngoài các quy định chuyên ngành, các cơ quan chức năng có thể xem xét để xử lý hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác, hay hành vi vu khống chị T lấy điện thoại...
“Ít nhất, phải yêu cầu ông Bình công khai xin lỗi chị T. Nếu xác định được thiệt hại về danh dự, tinh thần, pháp luật cũng có các quy định rất cụ thể để xử phạt thêm ông Bình bằng tiền”, luật sư Phất nói.
Có tiền là có quyền lố bịch ?
Sự kệch cỡm, lố bịch của các khách hàng hạng sang đang có dấu hiệu tăng thời. Năm 2015, trong lúc bay trên tàu bay của một hãng hàng không, giám đốc doanh nghiệp về xây dựng ở tỉnh miền Trung có hành vi sàm sỡ 4 nữ tiếp viên. Khách này đề nghị sử dụng phòng vệ sinh nhưng hai phòng vệ sinh đều có người. Tiếp viên thông báo chưa thể sử dụng, vị giám đốc liền lớn tiếng, có hành động dùng điện thoại đánh vào mông tiếp viên. Sau đó, ông này còn tiếp tục dùng điện thoại đánh vào vị trí nhạy cảm của 3 tiếp viên khác, trong đó một tiếp viên nước ngoài.
Năm 2012, việc hành khách Việt bị bắt quả tang khi sàm sỡ nữ tiếp viên cũng gây chấn động. Theo đó, khi chuyến bay của VNA từ Đức về TP. HCM cất cánh được 4 giờ, hành khách có tên Nguyễn Ngọc Đức chọc ghẹo tiếp viên. Khi bị nhắc nhở, anh này tấn công luôn tiếp viên phó và hành khách gần đó. Ngay lập tức, tổ bay buộc phải khống chế, bắt trói ông này.
Những VIP thô lỗ là nỗi ám ảnh của tiếp viên hàng không. Ảnh minh họa.
Nhiều người chắc vẫn chưa quên chuyện khách xem phim sex trên chuyến bay của VNA từ Hà Nội đi Paris năm 2007. Khi máy bay cất cánh được nửa giờ, hai giám đốc công ty tư nhân tại TP.HCM bật máy tính xem phim sex. Âm thanh phát ra và hình ảnh mát mẻ khiến khách bực mình. Khi nhắc nhở, hai thương nhân vẫn tiếp tục xem đến nỗi làm cho nữ hành khách người Pháp gần như bật khóc.
Tiếp xúc với nhiều tiếp viên, họ cho biết, giờ máy bay nhiều, không ít Việt được đi máy bay. Có người ngoại hình quê kiểng, tay sách nách mang, bao ni lông, túi dứa như đi xe khách. Dù họ chưa hiểu hết hết các quy định khi đi tàu bay, nhưng khi tiếp viên nhắc, học vui vẻ nghe theo. “Nói thật, sau người có hơi men, chúng em sợ nhất các giám đốc, hay công chức mới nổi. Vừa phục vụ cười vậy thôi chứ cũng hơi run” – T.A, một tiếp viên hàng không nói.
“Chỉ cần máy bay nghiêng hay sóc nhẹ, điện thoại có thể rơi xuống dưới. Giờ máy bay hiện đại, ghế nhiều thiết bị, ngóc ngách, rơi rất khó tìm. Có trường hợp phải tháo cả vỏ ghế ra mới thấy. Chúng tôi mong khách giữ gìn tư trang cẩn thận. Khi bị rơi điện thoại, hãy cố gắng cùng tiếp viên tìm kỹ lại” -