Gần một tuần sau khi cố nặn mụn trên môi, nam thanh niên bị sưng vù mặt, lên cơn sốt và mê man.
Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) cho biết, bệnh nhân 34 tuổi được chuyển đến từ một cơ sở y tế ở Bến Tre. "Khi nhập viện, vùng miệng của người bệnh sưng to, mưng mủ. Tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng đã khiến anh này vào cơn sốc", một bác sĩ nói.
Các kết quả chẩn đoán sau đó cho thấy, việc nặn mụn đã khiến vết thương ở chỗ nặn bị nhiễm trùng, người bệnh bị nhiễm trùng máu, sưng hạch bách huyết, suy kiệt cơ thể dần do không thể ăn uống.
Trước tình huống người bệnh có thể tử vong do sốc nhiễm trùng, các bác sĩ đã cho dùng các loại thuốc kháng sinh đặc trị liều cao. Cùng lúc này, bệnh nhân còn được mở đường ống qua miệng để truyền dinh dưỡng. Đến nay, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định.
Người bệnh cho biết, do thấy mụn nằm ở gần môi có dấu hiệu sưng nên anh đã cố nặn để mau khỏi. "Tuy nhiên chỉ vài ngày sau đó, vết thương mỗi lúc một sưng to và gây đau nhức dữ dội", anh này cho bác sĩ biết.
Đây không phải là trường hợp đầu tiên, tại Bệnh viện Da liễu TP HCM, các bác sĩ thường xuyên tiếp nhận những bệnh nhân bị nhiễm trùng do nặn mụn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này phần lớn là do người nặn dùng tay hoặc dụng cụ nặn mụn bẩn, ngoài ra, một số vị trí trên mặt vốn có nhiều mạch máu và dây thần kinh nên khi bị tác động sẽ dễ sưng viêm và nhiễm trùng.
Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) cho biết, bệnh nhân 34 tuổi được chuyển đến từ một cơ sở y tế ở Bến Tre. "Khi nhập viện, vùng miệng của người bệnh sưng to, mưng mủ. Tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng đã khiến anh này vào cơn sốc", một bác sĩ nói.
Các kết quả chẩn đoán sau đó cho thấy, việc nặn mụn đã khiến vết thương ở chỗ nặn bị nhiễm trùng, người bệnh bị nhiễm trùng máu, sưng hạch bách huyết, suy kiệt cơ thể dần do không thể ăn uống.
Trước tình huống người bệnh có thể tử vong do sốc nhiễm trùng, các bác sĩ đã cho dùng các loại thuốc kháng sinh đặc trị liều cao. Cùng lúc này, bệnh nhân còn được mở đường ống qua miệng để truyền dinh dưỡng. Đến nay, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định.
Người bệnh cho biết, do thấy mụn nằm ở gần môi có dấu hiệu sưng nên anh đã cố nặn để mau khỏi. "Tuy nhiên chỉ vài ngày sau đó, vết thương mỗi lúc một sưng to và gây đau nhức dữ dội", anh này cho bác sĩ biết.
Đây không phải là trường hợp đầu tiên, tại Bệnh viện Da liễu TP HCM, các bác sĩ thường xuyên tiếp nhận những bệnh nhân bị nhiễm trùng do nặn mụn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này phần lớn là do người nặn dùng tay hoặc dụng cụ nặn mụn bẩn, ngoài ra, một số vị trí trên mặt vốn có nhiều mạch máu và dây thần kinh nên khi bị tác động sẽ dễ sưng viêm và nhiễm trùng.