Gần đây, một loạt các hoạt động đàn áp chống lại cộng đồng Cơ Đốc giáo đã diễn ra tại tỉnh Chiết Giang phía đông nam Trung Quốc, chính quyền đã phá hủy hai nhà thờ vào ngày 13 và 14/4.
Hai cây thánh giá được thu nhặt lại từ đống đổ nát của một nhà thờ bị phá hủy được tìm thấy tại thị trấn Bailu, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc vào ngày 21/5/2008. (Ảnh: China Photos/Getty Images)
Gần đây, một loạt các hoạt động đàn áp chống lại cộng đồng Cơ Đốc giáo đã diễn ra tại tỉnh Chiết Giang phía đông nam Trung Quốc, chính quyền đã phá hủy hai nhà thờ vào ngày 13 và 14/4.
Một phụ nữ đã bị giết trong sự kiện phá hủy vào ngày 14/4 khi cô và chồng mình, cả hai đều là tín đồ Cơ Đốc giáo phản đối việc phá hủy nhà thờ của họ ở thành phố Ôn Châu, cô đã bị một xe ủi đất chôn sống.
Nhà thờ Cơ Đốc 3 tầng trị giá 3 triệu nhân dân tệ (khoảng 460.000 USD) cũng nằm ở Ôn Châu, đã bị phá hủy vào ngày 13/4 với cái cớ là nó đã được xây dựng trái phép và thập tự giá được xây quá cao, theo thông tin của China Aid, một tổ chức nhân quyền phi lợi nhuận của Cơ Đốc giáo có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Trong khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn duy trì chính sách nghiêm ngặt của chủ nghĩa vô thần trong các thành viên của đảng, nó cũng điều hành một số tổ chức chính trị núp bóng tôn giáo để thúc đẩy đường lối của Đảng cho những giáo sĩ của năm tôn giáo đã được công nhận.
Vẻ mặt giả dối được tiếp tục được cố thủ hơn nữa trong những tuyên bố của nhà lãnh đạo ĐCSTQ hiện tại Tập Cận Bình tại một cuộc họp chính trị gần đây, ông đã nhắc lại sự cần thiết phải hướng những người trẻ tuổi khỏi niềm tin tôn giáo và các nhà lãnh đạo tôn giáo cần “giải thích học thuyết tôn giáo theo cách có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc hiện đại”.
Sự phá hủy hai nhà thờ ở Ôn Châu chỉ là một điểm trong chiến dịch không chính thức chống lại Cơ Đốc giáo ở Trung Quốc kể từ năm 2014. Hơn 2.000 cây thánh giá trên các nhà thờ ở Chiết Giang đã bị dỡ bỏ, thường là với lý do vi phạm quy định xây dựng. Trong tháng Ba, riêng ở Ôn Châu, 50 cây thánh giá đã bị đưa xuống.
Những mục sư người Trung Quốc tin rằng thánh giá là biểu tượng chính của Cơ Đốc giáo, vốn không vừa mắt chính quyền cộng sản, chính quyền này muốn giữ những biểu tượng của tôn giáo ra khỏi tầm nhìn của công chúng đến mức tối đa.
Những tín đồ Cơ Đốc giáo ở Trung Quốc gồm khoảng 6 triệu người tin theo nhà thờ Công giáo Rôma và Vatican, đã chịu bức hại vì không tuân theo các Giáo hội được ĐCSTQ kiểm soát. Các linh mục thường bị giam cầm hoặc đưa đi trại cải tạo lao động và bị tra tấn. Trong tháng 4/2016, năm linh mục đã bị chính quyền giam giữ, và sáu linh mục đã chết, những cái chết này được xem như tự tử.
Hai cây thánh giá được thu nhặt lại từ đống đổ nát của một nhà thờ bị phá hủy được tìm thấy tại thị trấn Bailu, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc vào ngày 21/5/2008. (Ảnh: China Photos/Getty Images)
Gần đây, một loạt các hoạt động đàn áp chống lại cộng đồng Cơ Đốc giáo đã diễn ra tại tỉnh Chiết Giang phía đông nam Trung Quốc, chính quyền đã phá hủy hai nhà thờ vào ngày 13 và 14/4.
Một phụ nữ đã bị giết trong sự kiện phá hủy vào ngày 14/4 khi cô và chồng mình, cả hai đều là tín đồ Cơ Đốc giáo phản đối việc phá hủy nhà thờ của họ ở thành phố Ôn Châu, cô đã bị một xe ủi đất chôn sống.
Nhà thờ Cơ Đốc 3 tầng trị giá 3 triệu nhân dân tệ (khoảng 460.000 USD) cũng nằm ở Ôn Châu, đã bị phá hủy vào ngày 13/4 với cái cớ là nó đã được xây dựng trái phép và thập tự giá được xây quá cao, theo thông tin của China Aid, một tổ chức nhân quyền phi lợi nhuận của Cơ Đốc giáo có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Trong khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn duy trì chính sách nghiêm ngặt của chủ nghĩa vô thần trong các thành viên của đảng, nó cũng điều hành một số tổ chức chính trị núp bóng tôn giáo để thúc đẩy đường lối của Đảng cho những giáo sĩ của năm tôn giáo đã được công nhận.
Vẻ mặt giả dối được tiếp tục được cố thủ hơn nữa trong những tuyên bố của nhà lãnh đạo ĐCSTQ hiện tại Tập Cận Bình tại một cuộc họp chính trị gần đây, ông đã nhắc lại sự cần thiết phải hướng những người trẻ tuổi khỏi niềm tin tôn giáo và các nhà lãnh đạo tôn giáo cần “giải thích học thuyết tôn giáo theo cách có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc hiện đại”.
Sự phá hủy hai nhà thờ ở Ôn Châu chỉ là một điểm trong chiến dịch không chính thức chống lại Cơ Đốc giáo ở Trung Quốc kể từ năm 2014. Hơn 2.000 cây thánh giá trên các nhà thờ ở Chiết Giang đã bị dỡ bỏ, thường là với lý do vi phạm quy định xây dựng. Trong tháng Ba, riêng ở Ôn Châu, 50 cây thánh giá đã bị đưa xuống.
Những mục sư người Trung Quốc tin rằng thánh giá là biểu tượng chính của Cơ Đốc giáo, vốn không vừa mắt chính quyền cộng sản, chính quyền này muốn giữ những biểu tượng của tôn giáo ra khỏi tầm nhìn của công chúng đến mức tối đa.
Những tín đồ Cơ Đốc giáo ở Trung Quốc gồm khoảng 6 triệu người tin theo nhà thờ Công giáo Rôma và Vatican, đã chịu bức hại vì không tuân theo các Giáo hội được ĐCSTQ kiểm soát. Các linh mục thường bị giam cầm hoặc đưa đi trại cải tạo lao động và bị tra tấn. Trong tháng 4/2016, năm linh mục đã bị chính quyền giam giữ, và sáu linh mục đã chết, những cái chết này được xem như tự tử.
Leo Tim, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Minh Đạo biên dịch (daikynguyenvn.)
Minh Đạo biên dịch (daikynguyenvn.)