Gia Minh. RFA
Chuyên gia Brian Eyler (trái) tham gia hội thảo về sự phát triển các đập thủy điện ở châu Á tổ chức tại Woodrow Wilson Center tại Washington, DC hôm 14 tháng Tư năm 2016.
Photo by Gia Minh/RFA
Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay được nói do một số yếu tố gây nên như hiện tượng El Nino; biến đổi khí hậu; nước biển dâng và các đập thủy điện trên thượng nguồn. Nguy cơ từ việc chặn dòng chảy của sông Me Kong đổ về đồng bằng Cửu Long từng được giới khoa học và môi trường cảnh báo nhiều trước đây. Gia Minh nêu vấn đề với chuyên gia Brian Eyler, phó giám đốc Chương trình Đông Nam Á Trung tâm Stimson.
Việt Nam ứng phó ra sao?
Đối với câu hỏi chính quyền Việt Nam có đối sách thế nào về việc các nước thượng nguồn, nhất là Trung Quốc chặn dòng, xây đập dẫn đến hậu quả xấu cho đồng bằng Sông Cửu Long, chuyên gia Brian Eyler nói:
Tôi muốn nói rằng đây là quan trọng cho chính sách đối ngoại của Việt Nam. Biển Đông là quan trọng cho vấn đề ngoại giao, và Trung Quốc dính líu vào chuyện này. Vấn đề Biển Đông thu hút nhiều chú ý hơn là chuyện Sông Mê kong. Tuy nhiên vấn đề xây đập trên sông Mê Kong cần phải được Việt Nam quan tâm giải quyết hơn. Lý do là bởi những tác động kinh tế tác động trực tiếp đến những người dân nghèo.
Đây cũng là vấn đề xuyên biên giới trên đất liền cho nên những tác động sẽ mạnh mẽ đối với công dân các nước và đặc biệt những người sống tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Do đó tôi lập luận rằng vấn đề quản trị nguồn tài nguyên xuyên biên giới của dòng sông Mê kong cần phải được ngành ngoại giao quan tâm ngang bằng với chuyện ở Biển Đông.
Một khi có được thay đổi về ‘cơ cấu’ quan tâm như thế tôi nghĩ sẽ có những tác động thuận lợi cho Việt Nam. Lý do là như vậy sẽ khiến cho nhiều quốc gia Phương Tây cũng như những quốc gia tại khu vực Đông Nam Á không muốn chứng kiến những bất lợi tại vùng đồng bằng cuối dòng Mê Kong.
Còn về câu hỏi liệu Việt Nam lâu nay có làm đủ chưa để tránh những tác động bất lợi thì thực tình tôi không biết. Đó không phải là một vấn đề của một quốc gia, và thực tế cho thấy Việt Nam là nước chịu tác động nghiêm trọng bởi những đập thủy điện xây dựng trên dòng chính Mê kong. Nhưng đồng thời chính Việt Nam cũng xây đập thủy điện trong lưu vực Sông Mê kong cũng như tại nhiều nơi khác trong nước. Hoạt động đó khiến mất nhiều nguồn tư bản; do đó Việt Nam cần phải chuyển đổi sang những nguồn năng lượng bền vững hơn cũng như phải suy nghĩ cách làm sao khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có thể phát triển một cách bền vững chứ không tạo ra những tác động hạ nguồn mà người ta đang bàn thảo như hiện nay.
Theo tôi thì Sáng kiến Hạ lưu Sông Mê kong của Mỹ, những chương trình của Nhật và các khoản tài trợ của Úc nếu như có lắng nghe ở cấp độ bộ trưởng để có thể đáp ứng những yêu cầu thực sự thì có thể giúp giải quyết được vấn đề.
- Chuyên gia Brian Eyler
Gia Minh: Giới môi trường cũng như khoa học từ lâu đã có những cảnh báo về tác động bất lợi đối với lưu vực sông Mê kong, thế nhưng những cảnh báo như thế đạt được mức độ hiệu quả lắng nghe ra sao?
Chuyên gia Brian Eyler: Tại Việt Nam tôi thấy có hoạt động nghiên cứu của những chuyên gia nổi tiếng như ông Hồ Long Phi tại thành phố Hồ Chí Minh, tiến sĩ Lê Anh Tuấn tại Cần Thơ. Họ đạt được những động lực trong giới chính quyền và trong giới nghiên cứu ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Theo tôi nghĩ cần phải đẩy mạnh thêm nữa để tiếng nói lên cấp khu vực như đối với chính phủ Thái, chính phủ Lào, chính phủ Miến Điện chứng tỏ đó là những điều quan trọng.
Bởi đó là những tiếng nói nghiên cứu hàng đầu trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Lâu nay tiếng nói của những nhà nghiên cứu như thế đôi khi không được nghe như tiếng nói của tôi chẳng hạn- những nhà nghiên cứu nước ngoài. Mà có nhiều nhà nghiên cứu ngoại quốc đang làm chuyện này. Khu vực cần phải đảm đương vấn đề nghiên cứu của riêng họ. Như thế theo tôi sẽ có hiệu quả hơn trong việc tạo lập nên kênh thông tin liên lạc mạnh hơn tại khu vực.
Gia Minh: Bên cạnh những nhà môi trường, khoa học gia, còn có những chương trình như Sáng kiến Hạ lưu Mê kong- LMI do Hoa Kỳ khởi xướng, rồi Nhật Bản cũng có tham gia vào và lâu nay có Ủy Hội Sông Mê kong làm việc bị cho không mấy hiệu quả; vậy theo ông làm thế nào tất cả cùng tạo nên được tiếng nói chung gây áp lực cho các quốc gia trong khu vực để bảo đảm duy trì hệ sinh thái dọc dòng sông Mê kong?
Chuyên gia Brian Eyler: Theo tôi hiện nay khu vực đang là một hỗn hợp giữa kêu gọi của chính quyền địa phương đối với các chương trình bên ngoài mà Ủy hội Sông Mê kong đang thực hiện; cho nên tôi có thể nói là có những thất bại mà các chương trình mang lại là vì những bế tắc tạo nên. Theo tôi thì Sáng kiến Hạ lưu Sông Mê kong của Mỹ, những chương trình của Nhật và các khoản tài trợ của Úc nếu như có lắng nghe ở cấp độ bộ trưởng để có thể đáp ứng những yêu cầu thực sự thì có thể giúp giải quyết được vấn đề.
Nhiều chương trình cho rằng trước hết phải bảo đảm về môi trường, thế nhưng chính quyền các địa phương thì lại tập trung vào phát triển kinh tế; do đó nếu như đạt được sự thỏa thuận giữa vấn đề môi trường và phát triển kinh tế thì theo tôi có thể đưa ra được những chương trình tốt hơn.
Vào thời điểm hiện nay sức mạnh mềm, tác động kinh tế, đầu tư của Trung Quốc tại khu vực đang bị giảm thiểu đi; trong khi đó thì khuôn mặt của những nước Phương Tây, Nhật, Úc lại được ưa thích; do vậy tôi thấy thật là thú vị là các chương trình của họ sẽ tiến triển thách thức với những gì mà Trung Quốc đang triển khai trong khu vực. Điều này có thể xảy ra. Do vậy phía Trung Quốc chỉ có lựa chọn phải thay đổi cách thức hành xử bằng không sẽ bị tống khỏi khu vực này.
Nếu Trung Quốc thay đổi thì có thể làm cho các nước Đông Nam Á cũng thay đổi. Như thế cả khu vực sẽ tốt đẹp hơn.
Các nước cần hợp tác ra sao
Gia Minh: Đối với hội nghị Lancang- Mekong diễn ra ở Hải Nam, Trung Quốc vừa rồi, ông có kỳ vọng sẽ mang lại kết quả gì cho khu vực?
Một gia đình tìm bắt cá trong một con kênh gần khô cạn ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng hôm 8/3/2016. AFP photo
Chuyên gia Brian Eyler: Chúng ta có thể thấy rằng tình hình ở hạ lưu Sông Mê kong là dòng chảy chuyển động luôn thay đổi. Động lực của những nhà hoạch định chính sách trong việc triển khai các dự án thủy điện hiện đang thay đổi. Những nơi mà họ hướng đến để nhờ trợ giúp và ủng hộ cũng khác; trong khi đó thì Trung Quốc chưa thay đổi mấy. Tại thượng đỉnh Lancang- Me kong chúng ta cũng nhận thấy biện pháp như cũ là chuyện tài chính. Mục tiêu được nói là để giải quyết cách biệt về cơ sở hạ tầng, thế nhưng vấn đề là khả năng về ‘phần mềm’ để tăng tiến năng lực phát triển bền vững, giám sát phát triển bền vững trong khu vực.
Trung Quốc bắt đầu đụng đến điều đó; thế nhưng những nước dọc hạ lưu Mê kong càng thay đổi bao nhiêu thì Trung Quốc như thể càng ù lỳ như cũ bấy nhiêu.
Gia Minh: Trong khu vực lâu nay có những tổ chức phi chính phủ hoạt động, và tại những nước như Thái Lan thì các xã hội dân sự có thể gióng lên tiếng nói mạnh mẽ; thế còn tại Việt Nam thì những NGOs và tổ chức xã hội dân sự hoạt động ra sao để tiếng nói của họ được chính quyền Việt Nam nghe ngóng, và vang xa hơn đến chính phủ các nước trong khu vực?
Chuyên gia Brian Eyler: Tôi nghĩ nỗ lực của các xã hội dân sự tại Việt Nam đang nhiều phần kết nối với nhu cầu của chính quyền và có thể nói có một kết hợp như hôn nhân giữa hai phía. Nói thế không có nghĩa là những nổ lực của các tổ chức xã hội dân sự, các NGOs không được chuyển tải ra ngoài và có tác động phần nào đến mối quan hệ song phương hay đa phương.
Điều này khác với trường hợp tại Kampuchia và Lào; đặc biệt tại Lào hoạt động của những tổ chức xã hội dân sự rất nguy hiểm. Sau khi đăng ký hoạt động, văn phòng có thể bị đóng cửa bất cứ lúc nào; rồi những người đứng đầu, thân nhân của họ có thể bị đe dọa, hay thậm chí cả bắt cóc.
Gia Minh: Trở lại tình trạng hạn hán thế kỷ tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long thì giới khoa học như ông đều nêu ra một số tác động kết hợp nhau mà dẫn đến thiên tai như thế. Trong thực tế đã có những đổi thay tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chính quyền Việt Nam đề ra biện pháp cải tổ ngành nông nghiệp như thay đổi giống lúa, cây trồng và vật nuôi. Nếu được hỏi ý kiến thì ông sẽ có những đề xuất gì với chính quyền Hà Nội?
Tôi không biết phải nói sao, thế nhưng tôi thấy rằng bất kỳ chính sách, kế hoạch nào cũng đều cần có nhiều tiền trong khi chính quyền Việt Nam vẫn còn thiếu kinh phí.
- Chuyên gia Brian Eyler
Chuyên gia Brian Eyler: Tôi không biết phải nói sao, thế nhưng tôi thấy rằng bất kỳ chính sách, kế hoạch nào cũng đều cần có nhiều tiền trong khi chính quyền Việt Nam vẫn còn thiếu kinh phí. Biện pháp xây đê bao quanh Đồng bằng Sông Cửu Long liệu có thể giúp người dân sống được trong đó hay không.
Hiện có làn sóng ngày càng thường xuyên có nhiều người dân Đồng bằng Sông Cửu Long bỏ xứ để lên thành phố Hồ Chí Minh.
Giải pháp nuôi tôm có là câu trả lời được hay không vì đây là một qui trình nông nghiệp rất có thể sẽ gây hại cho đất , cho nước dù rằng có thể có thu hoạch cao hơn cây lúa.
Tôi thực sự không biết nói gì nhưng trong đầu tôi điều quan trọng đối với chính quyền Việt Nam, đặc biệt là các địa phương tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long cần phải cùng nhau nêu lên những vấn đề quan ngại của họ với chính quyền trung ương và cả khu vực để có được những giải pháp bền vững hơn.
Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là một khu vực quan trọng thế nhưng không nhận được sự chú ý đúng mức mà quan tâm bị phân tán vào vấn đề đô thị hóa Hà Nội, rồi Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng… Vùng đồng bằng Sông Cửu Long bị gạt ra ngoài lề.
Gia Minh: Thế nhưng lâu nay vùng đồng bằng Sông Cửu Long được chính quyền Việt Nam luôn khen ngợi là vựa lúa của Việt Nam, hồ tôm cá của Việt Nam thì sao?
Tiến sĩ Brian Eyler: Tôi đồng ý, thế nhưng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long không nhận được sự quan tâm của chính quyền trung ương mà đáng ra nó phải được. Lý do có quá nhiều lĩnh vực phát triển khác tại Việt Nam.
Đối với tình trạng hạn hán hiện nay theo tôi về lâu dài sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu như chính quyền Việt Nam không nhanh chóng ứng phó vươn lên đi đầu trong việc đề xuất ra một cơ chế chia sẻ nguồn nước hữu hiệu cũng như xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng có thể thích ứng trước tình hình biến đổi khí hậu.
Gia Minh: Cám ơn ông Brian Eyler.
Ông Brian Eyler là chuyên gia về các vấn đề xuyên biên giới tại lưu vực Sông Mê kong. Ông cũng là chuyên gia về vấn đề Trung Quốc hợp tác kinh tế với các nước Đông Nam Á. Ông từng làm việc 15 năm tại Trung Quốc và hơn chục năm qua, ông hợp tác cùng các đối tác khác tiến hành một số nghiên cứu sâu tại khu vực Mê kong.
Ông Brian Eyler là tác giả của tác phẩm ‘The Last Days of the Mighty Mekong’ ( tạm dịch Những ngày cuối cùng của Dòng Mê Kong mạnh mẽ cường mạnh) sẽ được xuất bản vào sang năm.
Chuyên gia Brian Eyler (trái) tham gia hội thảo về sự phát triển các đập thủy điện ở châu Á tổ chức tại Woodrow Wilson Center tại Washington, DC hôm 14 tháng Tư năm 2016.
Photo by Gia Minh/RFA
Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay được nói do một số yếu tố gây nên như hiện tượng El Nino; biến đổi khí hậu; nước biển dâng và các đập thủy điện trên thượng nguồn. Nguy cơ từ việc chặn dòng chảy của sông Me Kong đổ về đồng bằng Cửu Long từng được giới khoa học và môi trường cảnh báo nhiều trước đây. Gia Minh nêu vấn đề với chuyên gia Brian Eyler, phó giám đốc Chương trình Đông Nam Á Trung tâm Stimson.
Việt Nam ứng phó ra sao?
Đối với câu hỏi chính quyền Việt Nam có đối sách thế nào về việc các nước thượng nguồn, nhất là Trung Quốc chặn dòng, xây đập dẫn đến hậu quả xấu cho đồng bằng Sông Cửu Long, chuyên gia Brian Eyler nói:
Tôi muốn nói rằng đây là quan trọng cho chính sách đối ngoại của Việt Nam. Biển Đông là quan trọng cho vấn đề ngoại giao, và Trung Quốc dính líu vào chuyện này. Vấn đề Biển Đông thu hút nhiều chú ý hơn là chuyện Sông Mê kong. Tuy nhiên vấn đề xây đập trên sông Mê Kong cần phải được Việt Nam quan tâm giải quyết hơn. Lý do là bởi những tác động kinh tế tác động trực tiếp đến những người dân nghèo.
Đây cũng là vấn đề xuyên biên giới trên đất liền cho nên những tác động sẽ mạnh mẽ đối với công dân các nước và đặc biệt những người sống tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Do đó tôi lập luận rằng vấn đề quản trị nguồn tài nguyên xuyên biên giới của dòng sông Mê kong cần phải được ngành ngoại giao quan tâm ngang bằng với chuyện ở Biển Đông.
Một khi có được thay đổi về ‘cơ cấu’ quan tâm như thế tôi nghĩ sẽ có những tác động thuận lợi cho Việt Nam. Lý do là như vậy sẽ khiến cho nhiều quốc gia Phương Tây cũng như những quốc gia tại khu vực Đông Nam Á không muốn chứng kiến những bất lợi tại vùng đồng bằng cuối dòng Mê Kong.
Còn về câu hỏi liệu Việt Nam lâu nay có làm đủ chưa để tránh những tác động bất lợi thì thực tình tôi không biết. Đó không phải là một vấn đề của một quốc gia, và thực tế cho thấy Việt Nam là nước chịu tác động nghiêm trọng bởi những đập thủy điện xây dựng trên dòng chính Mê kong. Nhưng đồng thời chính Việt Nam cũng xây đập thủy điện trong lưu vực Sông Mê kong cũng như tại nhiều nơi khác trong nước. Hoạt động đó khiến mất nhiều nguồn tư bản; do đó Việt Nam cần phải chuyển đổi sang những nguồn năng lượng bền vững hơn cũng như phải suy nghĩ cách làm sao khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có thể phát triển một cách bền vững chứ không tạo ra những tác động hạ nguồn mà người ta đang bàn thảo như hiện nay.
Theo tôi thì Sáng kiến Hạ lưu Sông Mê kong của Mỹ, những chương trình của Nhật và các khoản tài trợ của Úc nếu như có lắng nghe ở cấp độ bộ trưởng để có thể đáp ứng những yêu cầu thực sự thì có thể giúp giải quyết được vấn đề.
- Chuyên gia Brian Eyler
Gia Minh: Giới môi trường cũng như khoa học từ lâu đã có những cảnh báo về tác động bất lợi đối với lưu vực sông Mê kong, thế nhưng những cảnh báo như thế đạt được mức độ hiệu quả lắng nghe ra sao?
Chuyên gia Brian Eyler: Tại Việt Nam tôi thấy có hoạt động nghiên cứu của những chuyên gia nổi tiếng như ông Hồ Long Phi tại thành phố Hồ Chí Minh, tiến sĩ Lê Anh Tuấn tại Cần Thơ. Họ đạt được những động lực trong giới chính quyền và trong giới nghiên cứu ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Theo tôi nghĩ cần phải đẩy mạnh thêm nữa để tiếng nói lên cấp khu vực như đối với chính phủ Thái, chính phủ Lào, chính phủ Miến Điện chứng tỏ đó là những điều quan trọng.
Bởi đó là những tiếng nói nghiên cứu hàng đầu trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Lâu nay tiếng nói của những nhà nghiên cứu như thế đôi khi không được nghe như tiếng nói của tôi chẳng hạn- những nhà nghiên cứu nước ngoài. Mà có nhiều nhà nghiên cứu ngoại quốc đang làm chuyện này. Khu vực cần phải đảm đương vấn đề nghiên cứu của riêng họ. Như thế theo tôi sẽ có hiệu quả hơn trong việc tạo lập nên kênh thông tin liên lạc mạnh hơn tại khu vực.
Gia Minh: Bên cạnh những nhà môi trường, khoa học gia, còn có những chương trình như Sáng kiến Hạ lưu Mê kong- LMI do Hoa Kỳ khởi xướng, rồi Nhật Bản cũng có tham gia vào và lâu nay có Ủy Hội Sông Mê kong làm việc bị cho không mấy hiệu quả; vậy theo ông làm thế nào tất cả cùng tạo nên được tiếng nói chung gây áp lực cho các quốc gia trong khu vực để bảo đảm duy trì hệ sinh thái dọc dòng sông Mê kong?
Chuyên gia Brian Eyler: Theo tôi hiện nay khu vực đang là một hỗn hợp giữa kêu gọi của chính quyền địa phương đối với các chương trình bên ngoài mà Ủy hội Sông Mê kong đang thực hiện; cho nên tôi có thể nói là có những thất bại mà các chương trình mang lại là vì những bế tắc tạo nên. Theo tôi thì Sáng kiến Hạ lưu Sông Mê kong của Mỹ, những chương trình của Nhật và các khoản tài trợ của Úc nếu như có lắng nghe ở cấp độ bộ trưởng để có thể đáp ứng những yêu cầu thực sự thì có thể giúp giải quyết được vấn đề.
Nhiều chương trình cho rằng trước hết phải bảo đảm về môi trường, thế nhưng chính quyền các địa phương thì lại tập trung vào phát triển kinh tế; do đó nếu như đạt được sự thỏa thuận giữa vấn đề môi trường và phát triển kinh tế thì theo tôi có thể đưa ra được những chương trình tốt hơn.
Vào thời điểm hiện nay sức mạnh mềm, tác động kinh tế, đầu tư của Trung Quốc tại khu vực đang bị giảm thiểu đi; trong khi đó thì khuôn mặt của những nước Phương Tây, Nhật, Úc lại được ưa thích; do vậy tôi thấy thật là thú vị là các chương trình của họ sẽ tiến triển thách thức với những gì mà Trung Quốc đang triển khai trong khu vực. Điều này có thể xảy ra. Do vậy phía Trung Quốc chỉ có lựa chọn phải thay đổi cách thức hành xử bằng không sẽ bị tống khỏi khu vực này.
Nếu Trung Quốc thay đổi thì có thể làm cho các nước Đông Nam Á cũng thay đổi. Như thế cả khu vực sẽ tốt đẹp hơn.
Các nước cần hợp tác ra sao
Gia Minh: Đối với hội nghị Lancang- Mekong diễn ra ở Hải Nam, Trung Quốc vừa rồi, ông có kỳ vọng sẽ mang lại kết quả gì cho khu vực?
Một gia đình tìm bắt cá trong một con kênh gần khô cạn ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng hôm 8/3/2016. AFP photo
Chuyên gia Brian Eyler: Chúng ta có thể thấy rằng tình hình ở hạ lưu Sông Mê kong là dòng chảy chuyển động luôn thay đổi. Động lực của những nhà hoạch định chính sách trong việc triển khai các dự án thủy điện hiện đang thay đổi. Những nơi mà họ hướng đến để nhờ trợ giúp và ủng hộ cũng khác; trong khi đó thì Trung Quốc chưa thay đổi mấy. Tại thượng đỉnh Lancang- Me kong chúng ta cũng nhận thấy biện pháp như cũ là chuyện tài chính. Mục tiêu được nói là để giải quyết cách biệt về cơ sở hạ tầng, thế nhưng vấn đề là khả năng về ‘phần mềm’ để tăng tiến năng lực phát triển bền vững, giám sát phát triển bền vững trong khu vực.
Trung Quốc bắt đầu đụng đến điều đó; thế nhưng những nước dọc hạ lưu Mê kong càng thay đổi bao nhiêu thì Trung Quốc như thể càng ù lỳ như cũ bấy nhiêu.
Gia Minh: Trong khu vực lâu nay có những tổ chức phi chính phủ hoạt động, và tại những nước như Thái Lan thì các xã hội dân sự có thể gióng lên tiếng nói mạnh mẽ; thế còn tại Việt Nam thì những NGOs và tổ chức xã hội dân sự hoạt động ra sao để tiếng nói của họ được chính quyền Việt Nam nghe ngóng, và vang xa hơn đến chính phủ các nước trong khu vực?
Chuyên gia Brian Eyler: Tôi nghĩ nỗ lực của các xã hội dân sự tại Việt Nam đang nhiều phần kết nối với nhu cầu của chính quyền và có thể nói có một kết hợp như hôn nhân giữa hai phía. Nói thế không có nghĩa là những nổ lực của các tổ chức xã hội dân sự, các NGOs không được chuyển tải ra ngoài và có tác động phần nào đến mối quan hệ song phương hay đa phương.
Điều này khác với trường hợp tại Kampuchia và Lào; đặc biệt tại Lào hoạt động của những tổ chức xã hội dân sự rất nguy hiểm. Sau khi đăng ký hoạt động, văn phòng có thể bị đóng cửa bất cứ lúc nào; rồi những người đứng đầu, thân nhân của họ có thể bị đe dọa, hay thậm chí cả bắt cóc.
Gia Minh: Trở lại tình trạng hạn hán thế kỷ tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long thì giới khoa học như ông đều nêu ra một số tác động kết hợp nhau mà dẫn đến thiên tai như thế. Trong thực tế đã có những đổi thay tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chính quyền Việt Nam đề ra biện pháp cải tổ ngành nông nghiệp như thay đổi giống lúa, cây trồng và vật nuôi. Nếu được hỏi ý kiến thì ông sẽ có những đề xuất gì với chính quyền Hà Nội?
Tôi không biết phải nói sao, thế nhưng tôi thấy rằng bất kỳ chính sách, kế hoạch nào cũng đều cần có nhiều tiền trong khi chính quyền Việt Nam vẫn còn thiếu kinh phí.
- Chuyên gia Brian Eyler
Chuyên gia Brian Eyler: Tôi không biết phải nói sao, thế nhưng tôi thấy rằng bất kỳ chính sách, kế hoạch nào cũng đều cần có nhiều tiền trong khi chính quyền Việt Nam vẫn còn thiếu kinh phí. Biện pháp xây đê bao quanh Đồng bằng Sông Cửu Long liệu có thể giúp người dân sống được trong đó hay không.
Hiện có làn sóng ngày càng thường xuyên có nhiều người dân Đồng bằng Sông Cửu Long bỏ xứ để lên thành phố Hồ Chí Minh.
Giải pháp nuôi tôm có là câu trả lời được hay không vì đây là một qui trình nông nghiệp rất có thể sẽ gây hại cho đất , cho nước dù rằng có thể có thu hoạch cao hơn cây lúa.
Tôi thực sự không biết nói gì nhưng trong đầu tôi điều quan trọng đối với chính quyền Việt Nam, đặc biệt là các địa phương tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long cần phải cùng nhau nêu lên những vấn đề quan ngại của họ với chính quyền trung ương và cả khu vực để có được những giải pháp bền vững hơn.
Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là một khu vực quan trọng thế nhưng không nhận được sự chú ý đúng mức mà quan tâm bị phân tán vào vấn đề đô thị hóa Hà Nội, rồi Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng… Vùng đồng bằng Sông Cửu Long bị gạt ra ngoài lề.
Gia Minh: Thế nhưng lâu nay vùng đồng bằng Sông Cửu Long được chính quyền Việt Nam luôn khen ngợi là vựa lúa của Việt Nam, hồ tôm cá của Việt Nam thì sao?
Tiến sĩ Brian Eyler: Tôi đồng ý, thế nhưng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long không nhận được sự quan tâm của chính quyền trung ương mà đáng ra nó phải được. Lý do có quá nhiều lĩnh vực phát triển khác tại Việt Nam.
Đối với tình trạng hạn hán hiện nay theo tôi về lâu dài sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu như chính quyền Việt Nam không nhanh chóng ứng phó vươn lên đi đầu trong việc đề xuất ra một cơ chế chia sẻ nguồn nước hữu hiệu cũng như xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng có thể thích ứng trước tình hình biến đổi khí hậu.
Gia Minh: Cám ơn ông Brian Eyler.
Ông Brian Eyler là chuyên gia về các vấn đề xuyên biên giới tại lưu vực Sông Mê kong. Ông cũng là chuyên gia về vấn đề Trung Quốc hợp tác kinh tế với các nước Đông Nam Á. Ông từng làm việc 15 năm tại Trung Quốc và hơn chục năm qua, ông hợp tác cùng các đối tác khác tiến hành một số nghiên cứu sâu tại khu vực Mê kong.
Ông Brian Eyler là tác giả của tác phẩm ‘The Last Days of the Mighty Mekong’ ( tạm dịch Những ngày cuối cùng của Dòng Mê Kong mạnh mẽ cường mạnh) sẽ được xuất bản vào sang năm.
rfa