Vàng O giúp nhuộm màu măng và da gà là chất đứng thứ 5 trong 116 chất gây ung thư hàng đầu.
Ngày 31/3, ông Nguyễn Tứ, chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Đà Nẵng cho biết, trong 9 mẫu măng gửi vào Trung tâm phân tích thí nghiệm (Sở Khoa học Công nghệ TP HCM), có 7 mẫu măng tươi màu vàng đều phát hiện tồn dư chất vàng O (Auramine O). Thông tin được công bố khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng.
Đây không phải là lần đầu tiên chất hóa học này được tìm thấy trong các thực phẩm tiêu dùng hàng ngày. Trước đó, ngày 12/11/2015, đoàn công tác gồm Thanh tra Bộ NN&PTNT, Cục Cảnh sát môi trường, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cũng đã phát hiện chất vàng O trong thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH sản xuất thức ăn chăn nuôi Trường Phú (Hải Dương). Chất hóa học này được đưa vào thức ăn chăn nuôi để tạo màu vàng cho da chân (hoặc cho lòng đỏ trứng) gà. Thịt gà khi đem bán có màu sắc bắt mắt nhưng ẩn sau đó là vô vàn tác hại do chất vàng O gây ra.
Chất vàng O hay Aurmine O (có tên hóa học là Diarylmethane) là một chất nhuộm vải. Theo Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế của WHO (IARC), đây là chất đứng hàng thứ 5 trong 116 chất gây ung thư hàng đầu trên thế giới. Chất này dạng huỳnh quang, hạt mạ vàng dễ tan trong nước và cồn.
Người tiếp xúc với vàng O có thể có những triệu chứng như nôn, tiêu chảy, tổn thương gan và thận. Vùng da tiếp xúc trực tiếp có thể bị sưng phồng, rộp, đau hay tấy đỏ... Nếu hít phải có thể gây khó thở và lâu ngày có thể gây ung thư. Đặc biệt, với trẻ nhỏ, nếu hấp thụ nhiều chất này có thể bị các chứng kích thích, hiếu động thái quá, lơ đãng, thiếu tập trung.
Các bà nội trợ khi chọn mua thực phẩm cho gia đình, điều đầu tiên cần lựa chọn những địa chỉ uy tín, đảm bảo an toàn. Với 2 loại thực phẩm là măng và thịt gà (thịt gia cầm), để không mua phải loại chứa vàng O, hãy lưu ý những điều dưới đây:
- Chỉ sử dụng măng tươi, không mua măng ngâm chứa hóa chất.
- Có thể phân biệt măng chứa hóa chất bằng mắt thường hoặc ngửi. Măng ngâm chất vàng O hoặc lưu huỳnh thường có mùi nồng, sặc lên mũi, đặc biệt là mùi diêm sinh. Khi thấy măng có bề ngoài nhẵn, bóng thì không nên mua.
Măng không hóa chất do được ngâm muối nên có màu hơi thâm đen, trong khi măng ngâm hóa chất màu trắng phau hoặc vàng đậm. Đối với măng tự nhiên khi ngâm nước thường có màu vàng nhạt hoặc hơi thâm đen, còn măng hóa chất thì màu vàng đậm.
- Tất cả các loại măng khi mua về đều nên ngâm qua nước một thời gian, sau đó luộc kỹ bỏ nước rồi mới sơ chế để làm bay hơi độc tố có sẵn trong măng.
- Đối với thịt gà, hãy thay đổi thói quen chọn theo cảm quan màu sắc. Gà sạch không có mùi kháng sinh hoặc mùi hôi, da gà vàng tươi tự nhiên hoặc màu trắng ngà và sờ vào không bị màu dính ra tay.
- Có một cách dễ để phân biệt gà, ngan, vịt nhuộm màu độc hại là da của gia cầm có màu vàng óng đẹp và đều, nhưng phần mỡ lại trắng (do bên trong của những con gia cầm này không bị chuyển màu) hoặc có thể thử xem gia cầm có bị nhuộm hóa chất hay không bằng cách: Vắt ít nước cốt chanh hoặc ít nước muối vào, nếu da gà bị nhuộm sẽ đổi màu.
Ngày 31/3, ông Nguyễn Tứ, chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Đà Nẵng cho biết, trong 9 mẫu măng gửi vào Trung tâm phân tích thí nghiệm (Sở Khoa học Công nghệ TP HCM), có 7 mẫu măng tươi màu vàng đều phát hiện tồn dư chất vàng O (Auramine O). Thông tin được công bố khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng.
Đây không phải là lần đầu tiên chất hóa học này được tìm thấy trong các thực phẩm tiêu dùng hàng ngày. Trước đó, ngày 12/11/2015, đoàn công tác gồm Thanh tra Bộ NN&PTNT, Cục Cảnh sát môi trường, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cũng đã phát hiện chất vàng O trong thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH sản xuất thức ăn chăn nuôi Trường Phú (Hải Dương). Chất hóa học này được đưa vào thức ăn chăn nuôi để tạo màu vàng cho da chân (hoặc cho lòng đỏ trứng) gà. Thịt gà khi đem bán có màu sắc bắt mắt nhưng ẩn sau đó là vô vàn tác hại do chất vàng O gây ra.
Người tiếp xúc với vàng O có thể có những triệu chứng như nôn, tiêu chảy, tổn thương gan và thận. Vùng da tiếp xúc trực tiếp có thể bị sưng phồng, rộp, đau hay tấy đỏ... Nếu hít phải có thể gây khó thở và lâu ngày có thể gây ung thư. Đặc biệt, với trẻ nhỏ, nếu hấp thụ nhiều chất này có thể bị các chứng kích thích, hiếu động thái quá, lơ đãng, thiếu tập trung.
Các bà nội trợ khi chọn mua thực phẩm cho gia đình, điều đầu tiên cần lựa chọn những địa chỉ uy tín, đảm bảo an toàn. Với 2 loại thực phẩm là măng và thịt gà (thịt gia cầm), để không mua phải loại chứa vàng O, hãy lưu ý những điều dưới đây:
- Chỉ sử dụng măng tươi, không mua măng ngâm chứa hóa chất.
- Có thể phân biệt măng chứa hóa chất bằng mắt thường hoặc ngửi. Măng ngâm chất vàng O hoặc lưu huỳnh thường có mùi nồng, sặc lên mũi, đặc biệt là mùi diêm sinh. Khi thấy măng có bề ngoài nhẵn, bóng thì không nên mua.
Măng không hóa chất do được ngâm muối nên có màu hơi thâm đen, trong khi măng ngâm hóa chất màu trắng phau hoặc vàng đậm. Đối với măng tự nhiên khi ngâm nước thường có màu vàng nhạt hoặc hơi thâm đen, còn măng hóa chất thì màu vàng đậm.
- Tất cả các loại măng khi mua về đều nên ngâm qua nước một thời gian, sau đó luộc kỹ bỏ nước rồi mới sơ chế để làm bay hơi độc tố có sẵn trong măng.
- Đối với thịt gà, hãy thay đổi thói quen chọn theo cảm quan màu sắc. Gà sạch không có mùi kháng sinh hoặc mùi hôi, da gà vàng tươi tự nhiên hoặc màu trắng ngà và sờ vào không bị màu dính ra tay.
- Có một cách dễ để phân biệt gà, ngan, vịt nhuộm màu độc hại là da của gia cầm có màu vàng óng đẹp và đều, nhưng phần mỡ lại trắng (do bên trong của những con gia cầm này không bị chuyển màu) hoặc có thể thử xem gia cầm có bị nhuộm hóa chất hay không bằng cách: Vắt ít nước cốt chanh hoặc ít nước muối vào, nếu da gà bị nhuộm sẽ đổi màu.