Biết rằng nếu nói về kinh tế bình quân đầu người thì VN vẫn còn hơn được vài nước trong khu vực. Nhưng về ngành du lịch nói riêng thì đến Campuchia bây giờ VN còn thua. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Du lịch Campuchia đang phát triển vượt bậc vì sáng tạo và hiệu quả.
Cuối năm 2015, tôi và anh bạn, chủ tịch một công ty lữ hành khá nổi tiếng ở Sài Gòn, qua Phnom Penh, Campuchia dự hội nghị quốc tế về “Chiến lược phát triển du lịch bản địa ở đông bắc Campuchia”. Bạn tôi đi Campuchia như đi chợ, tôi thì mấy năm mới quay lại và thấy quá nhiều thay đổi đến giật mình về du lịch của đất nước này.
Ấn tượng đầu tiên
Chúng tôi qua Phnom Penh bằng xe buýt Sorya. Biết tôi đi Campuchia, mấy người bạn nhờ mua mấy thùng bia ngoại về uống chơi. Nhưng tôi không có thời gian và khi biết được điều này, phụ xế đã nhiệt tình cho xe dừng trước cửa hàng mua giúp. Tôi thiếu 30 USD, phụ xế và cả tài xế hùn cho mượn đủ. Phục vụ kiểu đó thì khách nào không mê.
Visa nhập cảnh Campuchia làm tại chỗ, dễ dàng và thoải mái. Còn visa nhập cảnh Việt Nam phải xin trước, nhiêu khê. Cửa khẩu là bộ mặt quốc gia nên nước nào cũng chăm chút, trong đó có Campuchia. Đơn cử, cửa khẩu Bavet của họ thiết kế kiểu nhà mở nên thoáng mát. Chỗ nào cũng có mái che rộng rãi, thoải mái.
Trong khi cửa khẩu Mộc Bài là một trong những cửa khẩu đường bộ quốc tế quan trọng của Việt Nam nhưng thiết kế nhà kín rất ngột ngạt. Có thời điểm hàng trăm du khách phải chen chúc, nóng nực, mệt mỏi và chán nản chờ đợi hàng giờ tại cửa khẩu này. Điều này hoàn toàn đối lập với phía bạn.
Chưa hết, từ Phnom Penh về cửa khẩu Bavet 160 km, xe chạy ba giờ và 10 phút làm thủ tục. Từ Mộc Bài về Sài Gòn 76 km, xe cũng chạy mất ba giờ, chưa kể gần hai giờ chờ đợi làm thủ tục nhập cảnh.
Ấn tượng đầu tiên ngay tại cửa khẩu vào Việt Nam hoàn toàn bất lợi so với nước bạn!
Nếu không thay đổi, du lịch Việt Nam sẽ tụt hậu. Trong ảnh: Du lịch Campuchia hút khách Việt Nam. Ảnh: THANH VIỆT
Không “chặt chém”, trấn lột
Năm 2015, lượng khách quốc tế vào Việt Nam chỉ tăng 0,9% thì lượng khách vào Campuchia tăng hơn 10%. Cứ đà này chừng ba năm nữa du lịch Campuchia sẽ qua mặt Việt Nam về lượng khách. Bởi trong khi ta dừng lại và thậm chí thụt lùi thì họ tăng tốc.
Xin đơn cử: Campuchia rất ít taxi nên xe tuk tuk là phương tiện đi lại phổ biến. Tôi đi với bạn, cứ vẫy xe là leo lên, không cần trả giá. Hai người đi dưới 3 km thì mỗi người 1 USD hoặc 4.000 riel và không sợ bị “chặt chém”, trấn lột.
Không chỉ vậy, tài xế tuk tuk còn chở đi lòng vòng giới thiệu thêm mấy điểm tham quan của thủ đô. Hôm sau, chúng tôi đang ăn sáng, đã thấy tài xế tuk tuk hôm qua đưa tay chào qua khung kính.
Phnom Penh nhộn nhịp nhưng không xô bồ. Đặc biệt không thấy ăn xin hoặc bán hàng rong đeo bám du khách như ở ta. Các chợ Phnom Penh và Siem Reap luôn tấp nập khách nước ngoài nhưng không thấy họ bị chèo kéo.
Phía trước các cổng đền vào Angkor đều có sợi dây nylon màu căng trên mặt đất. Đó là giới hạn cấm người bán hàng rong vượt qua để chèo kéo khách. Dù chỉ là sợi dây mong manh vậy mà ai cũng tuân thủ.
Còn ở bãi tắm nổi tiếng Occheuteal (Shihanouk) thì sáng sớm Chủ nhật hằng tuần, các em bán hàng rong lại rủ nhau đi nhặt rác nhỏ bãi biển (rác lớn đã có xe quét dọn) và có cảnh sát du lịch theo hỗ trợ. Các em bảo: “Làm vậy để bãi biển sạch hơn, du khách thích hơn. Khách đông hơn thì bán được nhiều hàng hơn”.
Chỉ vài việc nhỏ như trên đã thấy họ bỏ xa mình.
Không cần nhiều tiền
Chúng ta không thể đổ lỗi cho nghèo vì Campuchia nghèo hơn Việt Nam. Cái chính là chi vào đâu cho hiệu quả. Trước hết cần thiết phải dành ngân sách nhất định để nâng cấp các cửa khẩu, nhất là đường bộ. Có những quyết sách kịp thời và đồng bộ, đơn giản hóa thủ tục visa và nhập cảnh, ít nhất như Campuchia. Đào tạo, huấn luyện cách niềm nở và cười chào với khách.
Bên cạnh đó tiền đầu tư cho các lễ hội, các hội nghị hội thảo… nên dành để cải thiện nhà vệ sinh và cơ sở hạ tầng. Dẹp bằng được nạn “chặt chém”, nâng giá phòng vô tội vạ, móc túi, giật dọc, ăn xin đeo bám và bán hàng rong chèo kéo du khách.
Những việc trên có khi không cần nhiều tiền vẫn thay đổi được, nếu thật lòng muốn. Thay đổi hành vi cần ý chí nhiều hơn là tiền bạc.
Làm được vậy thì du lịch Việt Nam sẽ tăng tốc.
Những điệp khúc buồn
Cuối năm vừa rồi, du lịch Việt Nam lại có nhiều điều kém vui. Bạn bè tôi than thở trên Facebook là Festival hoa Đà Lạt rất đẹp nhưng bị “chặt chém” không thương tiếc. Báo chí đưa tin việc nâng giá phòng ở các trọng điểm du lịch, bất chấp lãnh đạo địa phương cam kết và cho số điện thoại nóng.
Thời gian qua nạn trấn lột, cướp giật du khách vẫn diễn ra. Nạn ăn xin và bán hàng rong đeo bám kiêm móc túi và “cắt cổ” du khách nước ngoài chưa giảm. Giao thông vẫn trì trệ và tắc nghẽn. Nhà vệ sinh bẩn và thiếu. Vệ sinh thực phẩm chưa được cải thiện…
Những chuyện cũ “xưa như Trái đất” đã được cảnh báo hàng chục năm nay vẫn nóng hổi thời sự.
DƯƠNG MINH BẰNG, chuyên gia du lịch
Du lịch Campuchia đang phát triển vượt bậc vì sáng tạo và hiệu quả.
Cuối năm 2015, tôi và anh bạn, chủ tịch một công ty lữ hành khá nổi tiếng ở Sài Gòn, qua Phnom Penh, Campuchia dự hội nghị quốc tế về “Chiến lược phát triển du lịch bản địa ở đông bắc Campuchia”. Bạn tôi đi Campuchia như đi chợ, tôi thì mấy năm mới quay lại và thấy quá nhiều thay đổi đến giật mình về du lịch của đất nước này.
Ấn tượng đầu tiên
Chúng tôi qua Phnom Penh bằng xe buýt Sorya. Biết tôi đi Campuchia, mấy người bạn nhờ mua mấy thùng bia ngoại về uống chơi. Nhưng tôi không có thời gian và khi biết được điều này, phụ xế đã nhiệt tình cho xe dừng trước cửa hàng mua giúp. Tôi thiếu 30 USD, phụ xế và cả tài xế hùn cho mượn đủ. Phục vụ kiểu đó thì khách nào không mê.
Visa nhập cảnh Campuchia làm tại chỗ, dễ dàng và thoải mái. Còn visa nhập cảnh Việt Nam phải xin trước, nhiêu khê. Cửa khẩu là bộ mặt quốc gia nên nước nào cũng chăm chút, trong đó có Campuchia. Đơn cử, cửa khẩu Bavet của họ thiết kế kiểu nhà mở nên thoáng mát. Chỗ nào cũng có mái che rộng rãi, thoải mái.
Trong khi cửa khẩu Mộc Bài là một trong những cửa khẩu đường bộ quốc tế quan trọng của Việt Nam nhưng thiết kế nhà kín rất ngột ngạt. Có thời điểm hàng trăm du khách phải chen chúc, nóng nực, mệt mỏi và chán nản chờ đợi hàng giờ tại cửa khẩu này. Điều này hoàn toàn đối lập với phía bạn.
Chưa hết, từ Phnom Penh về cửa khẩu Bavet 160 km, xe chạy ba giờ và 10 phút làm thủ tục. Từ Mộc Bài về Sài Gòn 76 km, xe cũng chạy mất ba giờ, chưa kể gần hai giờ chờ đợi làm thủ tục nhập cảnh.
Ấn tượng đầu tiên ngay tại cửa khẩu vào Việt Nam hoàn toàn bất lợi so với nước bạn!
Nếu không thay đổi, du lịch Việt Nam sẽ tụt hậu. Trong ảnh: Du lịch Campuchia hút khách Việt Nam. Ảnh: THANH VIỆT
Không “chặt chém”, trấn lột
Năm 2015, lượng khách quốc tế vào Việt Nam chỉ tăng 0,9% thì lượng khách vào Campuchia tăng hơn 10%. Cứ đà này chừng ba năm nữa du lịch Campuchia sẽ qua mặt Việt Nam về lượng khách. Bởi trong khi ta dừng lại và thậm chí thụt lùi thì họ tăng tốc.
Xin đơn cử: Campuchia rất ít taxi nên xe tuk tuk là phương tiện đi lại phổ biến. Tôi đi với bạn, cứ vẫy xe là leo lên, không cần trả giá. Hai người đi dưới 3 km thì mỗi người 1 USD hoặc 4.000 riel và không sợ bị “chặt chém”, trấn lột.
Không chỉ vậy, tài xế tuk tuk còn chở đi lòng vòng giới thiệu thêm mấy điểm tham quan của thủ đô. Hôm sau, chúng tôi đang ăn sáng, đã thấy tài xế tuk tuk hôm qua đưa tay chào qua khung kính.
Phnom Penh nhộn nhịp nhưng không xô bồ. Đặc biệt không thấy ăn xin hoặc bán hàng rong đeo bám du khách như ở ta. Các chợ Phnom Penh và Siem Reap luôn tấp nập khách nước ngoài nhưng không thấy họ bị chèo kéo.
Phía trước các cổng đền vào Angkor đều có sợi dây nylon màu căng trên mặt đất. Đó là giới hạn cấm người bán hàng rong vượt qua để chèo kéo khách. Dù chỉ là sợi dây mong manh vậy mà ai cũng tuân thủ.
Còn ở bãi tắm nổi tiếng Occheuteal (Shihanouk) thì sáng sớm Chủ nhật hằng tuần, các em bán hàng rong lại rủ nhau đi nhặt rác nhỏ bãi biển (rác lớn đã có xe quét dọn) và có cảnh sát du lịch theo hỗ trợ. Các em bảo: “Làm vậy để bãi biển sạch hơn, du khách thích hơn. Khách đông hơn thì bán được nhiều hàng hơn”.
Chỉ vài việc nhỏ như trên đã thấy họ bỏ xa mình.
Không cần nhiều tiền
Chúng ta không thể đổ lỗi cho nghèo vì Campuchia nghèo hơn Việt Nam. Cái chính là chi vào đâu cho hiệu quả. Trước hết cần thiết phải dành ngân sách nhất định để nâng cấp các cửa khẩu, nhất là đường bộ. Có những quyết sách kịp thời và đồng bộ, đơn giản hóa thủ tục visa và nhập cảnh, ít nhất như Campuchia. Đào tạo, huấn luyện cách niềm nở và cười chào với khách.
Bên cạnh đó tiền đầu tư cho các lễ hội, các hội nghị hội thảo… nên dành để cải thiện nhà vệ sinh và cơ sở hạ tầng. Dẹp bằng được nạn “chặt chém”, nâng giá phòng vô tội vạ, móc túi, giật dọc, ăn xin đeo bám và bán hàng rong chèo kéo du khách.
Những việc trên có khi không cần nhiều tiền vẫn thay đổi được, nếu thật lòng muốn. Thay đổi hành vi cần ý chí nhiều hơn là tiền bạc.
Làm được vậy thì du lịch Việt Nam sẽ tăng tốc.
Những điệp khúc buồn
Cuối năm vừa rồi, du lịch Việt Nam lại có nhiều điều kém vui. Bạn bè tôi than thở trên Facebook là Festival hoa Đà Lạt rất đẹp nhưng bị “chặt chém” không thương tiếc. Báo chí đưa tin việc nâng giá phòng ở các trọng điểm du lịch, bất chấp lãnh đạo địa phương cam kết và cho số điện thoại nóng.
Thời gian qua nạn trấn lột, cướp giật du khách vẫn diễn ra. Nạn ăn xin và bán hàng rong đeo bám kiêm móc túi và “cắt cổ” du khách nước ngoài chưa giảm. Giao thông vẫn trì trệ và tắc nghẽn. Nhà vệ sinh bẩn và thiếu. Vệ sinh thực phẩm chưa được cải thiện…
Những chuyện cũ “xưa như Trái đất” đã được cảnh báo hàng chục năm nay vẫn nóng hổi thời sự.
DƯƠNG MINH BẰNG, chuyên gia du lịch