Cộng đồng Hồi giáo và khủng bố
Tổng thống nghĩ cấm bán súng sẽ hết khủng bố sao?
Tổng thống nghĩ cấm bán súng sẽ hết khủng bố sao?
Với cuộc khủng hoảng di dân nghiêm trọng nhất trong lịch sử Âu Châu, và với cuộc tranh cãi hiện nay tại Mỹ về việc nhận dân tỵ nạn Syria, cộng với biến cố San Bernardino bên Cali, ta cần nhìn qua cuộc sống của khối di dân Hồi giáo trên thế giới. Đó có phải là một cái lò nung đúc khủng bố không?
Tại Mỹ, có ít nhất 4 triệu dân theo đạo Hồi, hơn 1% dân số Mỹ, một con số rất nhỏ. Những tiểu bang có nhiều dân Hồi nhất là Michigan, New Jersey, New York và Massachusetts. Tập trung lớn nhất là tại thành phố New York với khoảng 80.000 người, thua xa khu Bolsa California.
Tại Âu Châu, khối dân Hồi giáo, đại đa số cũng là di dân chứ không phải là dân tị nạn chính trị hay tị nạn chiến tranh. Đến từ nhiều đời cũng có do việc nhận dân thuộc địa cũ, mà mới qua cũng có, qua các làn sóng tị nạn chiến tranh từ vài năm gần đây. Nói chung, tổng số di dân Hồi tại Âu Châu cao hơn Mỹ rất nhiều, khoảng 40 triệu người, từ 3% tới 20% tùy theo quốc gia. Mà mỗi quốc gia cũng có thành phần di dân Hồi khác nhau.
Tại Anh, đa số là dân Pakistan và Bangladesh, tại Pháp là dân Bắc Phi, tại Ý là dân Libya và Ethiopia, tại Đức và Đan Mạch là dân Thổ Nhĩ Kỳ, tại Thụy Sỹ là dân Nam Tư trước đây, tại Thụy Điển, Na Uy là dân Iraq và Iran mới qua sau này. Paris có lẽ là thành phố đông dân Hồi nhất, hơn một triệu người sống trong các vùng ngoại ô.
Bài này chỉ bàn đến khối di dân Hồi, không bàn đến những dân địa phương, Mỹ hay Âu Châu, đã theo đạo Hồi từ lâu đời rồi, như Albania, Kosovo, Herzegovina, hay những vùng dân Hồi phiá Nam của Nga.
Tại các thành phố lớn của Mỹ có dân Tàu nhiều, ta thấy có Chinatown. Ngoài ra ta cũng thấy Little Saigon, Little Havana, Little Italy, Little Tokyo, Koreantown, v.v... Tức là khối di dân thường tụ tập sống chung với nhau trong vài khu phố. Lý do hiển nhiên là để có thể liên lạc với nhau, tìm bạn bè thân thuộc, sống trong hương vị quê hương, ăn uống mua sắm sản phẩm quen thuộc,...
Các cộng đồng Hồi giáo trên khắp thế giới cũng vậy, thường tập trung trong vài khu phố rõ rệt, phần lớn là trong vùng ngoại ô các thủ đô hay thành phố lớn.
Hầu hết các khối di dân tìm cách dung hoà nếp sống truyền thống với nếp sống của dân địa phương, đặc biệt là khối di dân thế hệ hai và ba thì đã hoà nhập một cách rất tích cực. Chẳng hạn như ở Mỹ, ta đã thấy không thiếu gì dân biểu, nghị sĩ gốc Cuba, gốc Tầu, Nhật,... Ngay cả trong quân đội, cũng không thiếu gì tướng tá gốc Á Châu, kể cả một ông tướng gốc Việt. Trẻ con gốc Việt, Tàu, Nhật,... không khác gì trẻ con Mỹ trắng hay Mỹ đen, nói tiếng Anh như gió, thuộc làu lịch sử Mỹ, mê hamburger hơn phở mì, líu lo nhạc rap chứ không rên rỉ những bài tình ca của Chế Linh, quần jean, áo t-shirt, mũ baseball,... Mấy cô chắc cả đời chỉ mặc áo dài một hai lần khi đám cưới, hay khi lên sân khấu ca hát quốc ca hay nhạc Việt. Giới trẻ Việt lấy Mỹ là chuyện bình thường.
Làn ranh phân chia với dân bản xứ ở Mỹ hay Âu Châu ngày càng phai nhạt tuy sẽ không bao giờ bị xoá hẳn.
Trong khi đó thì làn ranh chia cắt khối di dân Hồi với dân bản xứ thì trái lại, ngày càng lớn rộng, nhất là tại Âu Châu. Vì dân Hồi không chịu hội nhập.
Ông qua Amsterdam. Sau một thời gian, di cư qua Na Uy mà ông cho là còn cởi mở hơn nữa vì tại đây ông được chính thức thành hôn cùng “ông chồng”.
Kẻ viết xin tóm lược vài điểm chính của ông Bawer để quý độc giả có thể hiểu biết hơn về khối di dân Hồi giáo.
Như đã viết, các khối di dân Hồi tại Âu Châu tuyệt đối không chấp nhận hội nhập, tìm đủ cách sống tách biệt, nếu không muốn nói là tích cực chống lại mọi nếp sống và văn hoá địa phương. Việc không hội nhập đó lại được các chính quyền Tây Phương tích cực khuyến khích nhân danh việc tôn trọng và bảo tồn văn hoá khác biệt, theo đúng thuyết phải đạo chính trị. Ông Bawer nghi ngờ đó chỉ phản ánh tính kỳ thị của dân Tây Âu. Dân Hồi được cho vào sinh sống, nhưng không được nhìn nhận hay chấp nhận như dân địa phương thật.
Không hội nhập cũng được thể hiện qua việc không tham gia các sinh hoạt hay nếp sống và văn hoá, hay chính trị địa phương. Các bà vẫn mặc áo dài đen chùm kín cả người chừa hai con mắt hay cái mặt là tối đa. Vẫn không đi làm nhưng không quên đi xin trợ cấp, không ra đường một mình, lúc nào cũng đi cùng một đám bạn bè hay chị em, hay đi với một người đàn ông, là chồng hay anh em, chú bác gì đó. Lạng quạng vẫn bị chồng đánh, nhẹ thì một bạt tai, nặng thì vô nhà thương, nhưng chính quyền không can thiệp mặc dù có luật bảo vệ phụ nữ đàng hoàng. Những luật này chỉ áp dụng cho dân địa phương mà không được thi hành một cách triệt để đối với dân Hồi vì “tôn trọng văn hoá Hồi”. Một nghiên cứu cho thấy 90% phụ nữ Hồi bị ăn đòn thường xuyên.
Trẻ con chỉ một số nhỏ theo học tại các trường công bình thường. Đa số còn lại được đi học theo hai cách. Một là theo học các trường 100% Hồi giáo, cũng là trường công do Nhà Nước Tây Âu đài thọ, nhưng trong đó, dạy những môn khác, phần lớn liên quan đến tôn giáo, văn hoá và lịch sử Hồi (giống như trường tiểu học Hồi mà anh bé con Barack Obama đã theo học tại Indonesia trong bốn năm từ năm 6 tuổi), ít chú trọng đến những môn khoa học, văn hoá, lịch sử Âu Tây.
Cách thứ hai là nếu gia đình có tiền, thì gửi con về quê nhà, các nước Hồi giáo, cho học nội trú tại các trường giống như các chủng viện Thiên Chúa giáo, thường là bắt đầu từ khi 12-13 tuổi cho đến trưởng thành.
Những đứa trẻ đó, cho dù là lớn lên bên Tây Âu hay trong các chủng viện bên Trung Đông, đến tuổi lập gia thất thì đều phải lấy người đồng chủng, đồng tôn giáo, một số lớn là họ hàng xa gần với nhau, hay người cùng làng. Thanh niên, thanh nữ mà cặp với dân địa phương thì bị cả nhà sỉ vả, coi như nỗi nhục quốc thể. Sẽ bị bố mẹ và cả họ xúm lại sỉ vả, đánh đập là chuyện bình thường, thậm chí bị chính người thân như anh em, hay chú bác, hay ngay cả ông bố giết chết. Thông thường thì khi khám phá ra có con cặp với dân địa phương, đại gia đình có buổi họp với đầy đủ chú bác, thảo luận biện pháp trừng phạt.
vụ này, người có quan điểm sắt máu nhất thường chính là ông bố.
Đàn bà con gái lỡ ra đường bị hãm hiếp sẽ bị giết vì đã trở thành vết nhơ cho gia đình. Nhà Nước không truy lùng thủ phạm. Nếu thủ phạm bị bắt tại trận, thì chỉ bị phạt vạ tượng trưng.
Hôn nhân tuyệt đại đa số vẫn là do gia đình hai bên dàn xếp mà cô dâu chú rể không có tiếng nói. Cô dâu ngay từ ngày làm đám cưới và đêm động phòng đã là một nô lệ sex của chồng, chồng muốn làm gì thì phải chiều ý. Khiếu nại hay than phiền sẽ bị cả họ nhiếc mắng, kể cả mẹ ruột. Luật pháp Tây Âu không cho có bốn vợ nữa, nhưng nếu ông chồng có vài bà cô đào nhí thì cũng là chuyện bình thường, vợ cấm khiếu nại.
Ngược lại, vợ mà dám ra đường một mình hay liếc nhìn một anh nào thì có thể bị đòn hội đồng, cả nhà xúm vào đánh, kể cả bố mẹ và các anh chị em. Bị bắt tội ngủ với trai sẽ bị ném đá đến chết.
Đối với những tệ nạn bất nhân trên, Tây Âu nhắm một mắt, phần lớn cố tình lờ đi, hay xử phạt rất nhẹ, cũng chỉ vì lý do phải đạo chính trị, tôn trọng văn hoá Hồi, trong khi các lãnh đạo cộng đồng cực lực cổ võ.
Phần lớn là di dân đã qua Tây Âu trước sẽ làm đám cưới với người hôn phối vẫn còn bên quê nhà. Sau đám cưới, người hôn phối qua Tây Âu, được bảo lãnh, mang theo cả đại gia đình, kể cả chú bác, anh chị em họ.
Các cộng đồng Hồi giáo lớn rất nhanh. Vì lý do “nhân đạo”, cởi mở trong tinh thần hòa đồng, di dân được nhận vào Tây Âu rất dễ dàng.
Nhưng lý do quan trọng hơn là nạn nhân mãn. Dân Tây Âu ham vui, không chịu đẻ, dân số ngày càng tuột dốc mau lẹ. Các nước Tây Âu rất cần nhân công để nuôi dưỡng kinh tế. Nhất là các đại cường kinh tế Đức, Anh và Pháp, do đó việc nhận di dân rất dễ dàng. Đây cũng là lý do quan trọng khiến Âu Châu đang nhận cả trăm ngàn dân Syria tị nạn.
Các cộng đồng Hồi, đại đa số là những dân nghèo từ các tỉnh nhỏ hay làng mạc, ít học, không có tay nghề, mà lại không chịu hội nhập, không đi học nghề để đi làm. Do đó là một gánh nặng vĩ đại cho các nước theo chủ trương xã hội Tây Âu. Tại Đan Mạch, di dân Hồi chỉ khoảng chưa tới 5% tổng dân số, nhưng họ lãnh tới 40% trợ cấp của Nhà Nước.
Trợ cấp là một vấn đề lớn mà Tây Âu đang bối rối, nhất là các nước Bắc Âu, nơi mà trợ cấp rất dễ dãi và rất nhiều. Một gia đình hai vợ chồng và hai con, có thể có trợ cấp xấp xỉ 5.000 đô một tháng dễ dàng. Từ trước đến nay, các chế độ bao cấp này tồn tại được vì dựa trên tinh thần tự trọng và trách nhiệm của người dân. Bình thường, họ rất ngại đi xin trợ cấp và chỉ xin trong tình trạng miễn cưỡng. Bây giờ, đối với khối dân Hồi, lấy trợ cấp là chuyện phải làm, không làm là ngu. Họ tìm đủ cách gian trá để có trợ cấp đủ loại. Họ quan niệm tìm đủ cách kể cả gian lận để lấy tiền của tụi ngoại đạo là chuyện tuyệt đối chính đáng được kinh Koran khuyến khích. Đám ngoại đạo chưa bị giết hết là may cho chúng lắm rồi.
Những người lãnh đạo cộng đồng Hồi không phải là những chính trị gia kiểu như thị trưởng, hội đồng tỉnh, dân biểu, v.v… Cũng chẳng phải những vị lãnh đạo các hội đoàn như trong cộng đồng Việt chúng ta. Dân số Hồi tại Tây Âu khoảng từ 5% đến 20% dân số quốc gia họ sinh sống, nhưng không có dân biểu, nghị sĩ, hay bộ trưởng, thủ tướng, hay tướng lãnh nào. Không phải di dân Hồi không có người giỏi, mà chỉ vì họ từ chối hội nhập, nhất là trên phương diện chính trị.
Lãnh đạo các cộng đồng Hồi là các giáo sĩ, imams gì đó. Đại đa số rao giảng tôn giáo Hồi trong khi sỉ vả văn minh, văn hoá và tôn giáo Tây Âu. Họ tự cho có trách nhiệm phải bảo vệ văn hoá, văn minh và tôn giáo Hồi, bằng mọi cách chống sa đọa của Âu Châu. Họ toàn quyền tự do sỉ nhục tất cả những gì hay những ai họ chống lại, mà không có chính quyền nào đụng tới, nhân danh tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận.
Chẳng có gì lạ khi trong các cộng đồng đó, sinh sôi nẩy nở ra những tên khủng bố máu lạnh nhất vì đã sống và lớn lên trong cái không khí thù hận đó. Chẳng những chống Tây phương không, mà còn quyết tâm không ngại sử dụng bạo lực tàn ác nhất như súng bom để giết người, chẳng cần biết già trẻ lớn bé, vì tất cả dân ngoại đạo đều có tội hết.
Phản ứng của các cộng đồng Hồi đối với các vụ khủng bố tấn công rất ý nghiã. Thế giới có hơn một tỷ dân Hồi, nhưng mỗi khi có khủng bố đánh, chỉ có vài nhúm lẻ tẻ vài chục hay vài trăm người phản đối. Ngược lại, một số không nhỏ biểu tình hoan hô khủng bố, và tuyệt đại đa số im lặng. Sau vụ San Bernardino, một lãnh tụ Hồi tại Los Angeles lên TV, khẳng định khủng bố đánh một phần lớn do lỗi Tây Phương vì đã ủng hộ các chế độ độc tài tại Trung Đông.
Cuốn sách khá dầy và có rất nhiều mẫu chuyện nhỏ phản ánh lối sống trong các cộng đồng Hồi giáo. Ta thấy đây là những ổ nuôi dưỡng tinh thần chống Tây Phương, mặc dù anh chị di dân nào cũng tìm đủ cách chạy qua những vùng đất ngoại đạo đáng phỉ nhổ đó để sống.
Tại sao có cái mâu thuẫn đó? Một số không nhỏ qua Tây Âu sống vì lý do sinh kế và an toàn, nhưng một phần lớn được các giáo sĩ khuyến khích như đây là cách chiếm và trừng phạt thế giới, phát huy Hồi giáo mà không cần đến mấy chục sư đoàn lính.
Điều hiển nhiên nhất là muốn chống đỡ có hiệu quả nạn khủng bố, thì phải nhìn ngay vào bên trong những cộng đồng Hồi đó, không cần nhìn xa hơn, không cần nhìn vào khối tị nạn đang chờ được chấp nhận vào. Và điều kiện tiên quyết dĩ nhiên là phải nhìn nhận khủng bố hiện nay chính là từ trong khối Hồi giáo cuồng tín, phải dám nói đến danh từ “Hồi giáo”.
Vụ bắn tại San Bernardino cho thấy ngay cả Mỹ cũng có chính sách cho di dân Hồi vào rất dễ dưới TT Obama. Anh Farook, thủ phạm vụ bắn, qua Ả Rập Saudi làm đám cưới với vợ Malik tháng Bẩy, 2014, ngay sau đó, vợ được theo chồng về Mỹ bằng thông hành Pakistan, tháng Tám làm đám cưới Mỹ tại Los Angeles, tháng Chín bà vợ được cho ở lại Mỹ trong khi chờ đợi thẻ xanh được cấp tháng Bẩy 2015.
Dân tị nạn ta chắc sẽ có nhiều người thắc mắc sao dễ dàng như vậy trong khi dân Việt muốn bảo lãnh vợ hay chồng từ VN qua phải mất mấy năm. Có lẽ dưới TT Obama, chính sách di dân với dân Hồi được ưu tiên?
Trong 5 năm qua, 680.000 di dân từ các xứ Hồi giáo, đặc biệt là Ai Cập, Iraq, và Pakistan, đã được lặng lẽ cấp thẻ xanh rất mau lẹ, trong khi thiên hạ không biết, chỉ lo tranh cãi về số 10.000 dân tị nạn Syria TT Obama muốn cho vào thêm.
Khi bài này được viết thì có tin bà vợ của Farook đã tuyên thệ trung thành với al Baghdadi, lãnh tụ ISIS, buổi sáng trước khi xẩy ra vụ bắn. Có nghĩa là ISIS đã tới Mỹ trái với tất cả những bảo đảm của TT Obama. Việc này sẽ đặt lại vấn đề hữu hiệu của những biện pháp thanh lọc dân tị nạn Syria mà TT Obama quảng bá.
Một phản ứng mang nhiều ý nghiã: sau vụ San Bernardino, TT Obama cho biết đây chưa rõ là khủng bố hay bạo động sở làm, trong khi kêu gọi phải siết chặt việc kiểm soát súng. Thưa tổng thống, cặp vợ chồng có hơn một tá “pipe bombs” và một kho đồ nghề làm “EID bombs”, để làm gì, mang vào sở làm đánh ông xếp? Tuyên thệ trung thành với ISIS trước khi đi bắn thiên hạ vẫn chưa là bằng chứng khủng bố? Tổng thống nghĩ cấm bán súng sẽ hết khủng bố sao? EID đâu có được bán ngoài chợ thiếc ở khu phố Tàu đâu, sao chúng vẫn có? Tổng thống cấm hay không cấm súng cũng chẳng có tác dụng gì hết.
Hiển nhiên, TT Obama cần phải rút đầu ra khỏi cát, trực diện vấn đề một cách nghiêm chỉnh hơn, và sáng tạo hơn mới có thể chống được khủng bố.
Vũ Linh