Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Khoa học và ái tình

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Khoa học và ái tình

    Khoa học và ái tình








    TRẦN LÝ LÊ
















    Tình ái hay ái tình (hai chữ này đồng nghĩa hay khác nghĩa?) và khoa học hình như là hai đường thẳng song song, chẳng bao giờ gặp nhau vì ái tình thuộc về cảm tính, và khoa học thì cân đong đo đếm. Nhưng ngày nay các chuyên gia lại dùng khoa học để tìm hiểu ái tình, nôm na là tìm hiểu sự liên hệ giữa ái tình và các bộ phận trong cơ thể; đo đếm xem sự liên hệ nhiều ít ra sao.


    Như thế này, bạn ạ. Khi bị con ma ái tình nó vật thì người ta quyết định nhanh chóng, không so đo, tính toán (?) và các quyết định kia xuất phát từ não bộ?


    Một nhóm chuyên viên từ Trinity College tại Dublin, Ireland đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về ái tình bằng cách đo các hoạt động của não bộ (bây giờ chẳng mấy ai nhắc nhở đến trái tim như hình ảnh của ái tình nữa?!). Nhóm người tình nguyện là các sinh viên tại trường đại học kể trên. Họ được nhìn ngắm hình ảnh của những người (có thể) trở thành bồ bịch, trong khi nhìn ngắm thì não bộ được chụp MRI. Người tình nguyện chấm điểm, từ 1-4, kẻ họ muốn hẹn hò, và cho điểm dựa trên sự thu hút cũng như vẻ đáng yêu (hay khó ưa) của người trong hình.
    Bước kế tiếp là những sinh viên tình nguyện kể trên tham dự cuộc họp mặt kéo dài 5 phút. Sau đó, họ cũng chấm điểm, xếp hạng những người muốn gặp lại, trò chuyện tiếp và cũng chụp lại MRI trong khoảng thời gian này. Khi đôi bạn “đồng thanh tương ứng”, nôm na là “chịu” nhau, thì dữ kiện cá nhân được trao đổi. Chi tiết thu góp được cho thấy một số dữ kiện:


    - Con người nhanh chóng dễ dàng nhận ra kẻ ‘vừa mắt” qua hình ảnh. (1)
    - Nhưng khi gặp mặt và trò chuyện, gặp người vừa ý thì một vùng não bộ tại thùy trán (prefrontal cortex) hoạt động mạnh mẽ, nghĩa là không chỉ trái tim đập huỳnh huỵch mà cả khối óc cũng… sóng dậy theo đúng nghĩa đen (brain wave activity) và nghĩa bóng. (2)


    So sánh mẫu MRI giữa hai trường hợp (nhìn ngắm hình ảnh và gặp gỡ chuyện trò) thì (1) sóng não bộ ngắn, sự thu hút có phần nhẹ nhàng và (2) ngoài sự thu hút, não bộ còn làm công việc so sánh, đãi lọc các chi tiết thu nhận được. Ðây là điều dễ hiểu vì khi giao tiếp, ta không chỉ nhìn ngó mà còn nghe (âm thanh lúc trò chuyện), ngửi (mùi hương, mùi hôi của kẻ tiếp xúc) và đôi khi cả sờ mó (nếu bắt tay, nắm tay…) và não bộ hoạt động mạnh mẽ hơn. Và khi thu góp cũng như đãi lọc các chi tiết, đầu óc con người lựa chọn và quyết định việc “ưa thích” hay không.


    Những người có nhân dáng “quen thuộc”, “dễ chịu” (likeability) rất “đắt hàng”, được nhiều kẻ muốn gần gũi hẹn hò, rủ rê; họ “đắt” hơn cả các người mẫu xinh đẹp. Nghĩa là “đẹp rơi rụng” không hẳn là “đắt hàng”!
    Nói một cách giản dị là con người lựa chọn bạn tình khá nhanh chóng, và không chỉ dựa trên hình ảnh (mắt nhìn) mà có sự tính toán, lựa chọn. Một sự kiện đáng kể khác, sự thẩm định đầu tiên về một nhân dáng là cảm tưởng lâu dài nhất. Nghĩa là ta ưa thích hay không ưa thích một người ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên, “first impression”.


    Tác giả kết luận rằng con người lựa chọn bạn tình không chỉ qua sự “vừa mắt” mà qua nhiều yếu tố, sự thu hút có chọn lọc. Và khối óc làm công việc lựa chọn ấy. Ðại khái là ái tình không “mù quáng” như ta vẫn tưởng.


    Một cuộc nghiên cứu khác về ái tình cho thấy trong cơ thể con người, ngoài não bộ, trái tim, tương ứng với ái tình là các nội tiết tố. (Tạp chí Psychoneuroendocrinology, ấn bản Tháng Tám, 2012). Ðặc biệt, nội tiết tố Oxytocin là tấm gương phản chiếu cảm xúc, mức độ thơ thới, hân hoan của cơ thể.


    Oxytocin được gọi qua nhiều tên, phổ thông nhất là nội tiết tố “ôm ấp”; lượng Oxytocin lên rất cao khi người mẹ ôm ấp đứa con và cho bú, khi ân ái và cả khi đang yêu.
    Tác giả của bài biên khảo tường trình rằng lượng Oxytocin lên cao trong những người có đôi, họ yêu đời, vui vẻ hơn. Oxytocin cũng tương ứng với sự bền chặt của mối tình; đôi tình nhân có lượng Oxytocin cao thường chung đường lâu dài hơn.


    Ấy là mặt phải của ái tình màu hồng, mặt trái (màu tím) bao gồm sự lo âu và quấn quýt quá độ với “mối tình” kể cả những vị mới trở thành cha mẹ, lo âu và quấn quýt với đứa con sơ sinh.
    Tuy nhiên, dù lo âu quá mức, sự quấn quýt kia lại tạo thành mối thâm tình kết nối cha mẹ và đứa con hay kết nối đôi uyên ương với nhau.


    Tác giả dự đoán rằng nội tiết tố oxytocin có thể có một chu kỳ biến hóa: Lời âu yếm, lòng yêu thương, cử chỉ thân thiết… dẫn đến việc gia tăng oxytocin tại não bộ; khi oxytocin lên cao, cơ thể khoan khoái nên con người khoan hòa, vui vẻ yêu đời và yêu người hơn… Chu kỳ này tiếp tục xoay vòng, và điều này giải thích tại sao khi gặp bạn tình, người ta vui vẻ hơn, đáng yêu hơn; cảm giác khoan khoái kia khiến con người muốn gần gũi bạn tình lâu hơn. Oxytocin hiệu quả như thế nhưng không có nghĩa là ta có thể dùng oxytocin để chữa trị tính hung ác hay biến cải kẻ hung ác thành người khoan hòa tử tế.


    Một quan sát khác từ cuộc thí nghiệm kể trên là lượng oxytocin lên cao hơn trong đôi uyên ương đang yêu nồng nàn so với lượng oxytocin trong cặp cha mẹ mới có con. Ta chưa biết tại sao.


    Ðọc mấy bài tài liệu mới keng kể trên, Dế Mèn băn khoăn quá. Oxytocin tương ứng với tình yêu nên có thể dùng để đo lường tình yêu nặng / nhẹ, nhiều / ít? Mỗi khi chàng cất tiếng véo von “Anh còn yêu em”, hay rủ rỉ “…xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em…” hãy xin chàng một mẫu máu xem lượng Oxytocin là bao nhiêu? Và khoa học, mỗi ngày một tân tiến, nhưng việc dùng MRI để đo mức thu hút là chuyện còn hơi xa?










    TLL (baotreonline)






Working...
X