Từ ngày ông Nén bị bắt giam, người vợ trẻ phải tần tảo sớm khuya gánh vác mọi việc. Đám trẻ con ông Nén bị xa lánh, ký ức về cha chỉ là những lần gặp mặt trong trại giam với lời dặn dò “phải nghe lời mẹ, chờ ngày cha được minh oan trở về, cha sẽ bù đắp”.
Sáng 2/12, căn nhà đơn sơ với vách tường gạch đỏ nhạt, bám rêu vì thời gian của gia đình ông Huỳnh Văn Nén (người bị tù oan gần 18 năm) nằm “nép mình” bên bờ suối ở thị trấn Tân Minh (huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) yên ắng lạ thường. Sáng nay, ông Nén cùng những người theo hành trình đi tìm công lý cho ông đã đi Sài Gòn để tham gia một buổi giao lưu, chia sẻ về chặng đường gần 18 năm chịu oan sai.
Trong nhà lúc này chỉ có bà Nguyễn Thị Cẩm (49 tuổi, vợ ông Nén) và anh Huỳnh Văn Lượng (26 tuổi, con trai thứ 2 của ông Nén). Kể từ ngày ông Huỳnh Văn Nén bị bắt, bà Cẩm phải chịu biết bao nhiêu tủi nhục để nuôi dạy ba đứa con nhỏ và kêu oan cho chồng. Gần 18 năm qua, với gánh bánh canh trên vai, bà Cẩm một mình tần tảo sớm tối khắp xã để kiếm tiền mưu sinh.
Bà Cẩm tâm sự: "Từ ngày ông ấy bị bắt, tôi như người mất hồn, vừa lo lắng cho chồng vừa chăm lo ba đứa con. Vì gia đình nghèo không có tiền nên tôi đành phải tiếp tục đi bán bánh canh, cháo lòng để lo cho gia đình cái ăn cái mặc. Hàng ngày, cứ 3 giờ sáng tôi dậy chuẩn bị đồ nghề, phụ gia rồi gánh hàng đi bán, ngày nào bán được nhiều hàng thì con cái được ăn no, ngày nào ế mấy mẹ con lại ăn luôn bánh canh cho đỡ đói.
Nghề bán dạo như tôi cũng không dư giả nên được ngày nào tiêu hết ngày đó. Lúc mấy đứa nhỏ khỏe không sao, mỗi lúc bệnh tôi lại phải chạy vạy khắp nơi để vay tiền mua thuốc thang chữa bệnh cho tụi nó. Cuộc sống lúc đó như đi vào bế tắc. Có lần thằng lớn nhà tôi bệnh phải lên nhập viện, tôi phải bán hết tất cả đồ nghề trong nhà mới đủ tiền đóng viện phí cho nó. Nằm viện được mấy ngày thì bác sĩ kêu phải đóng tiền tiếp, không có tiền nên hai mẹ con phải trốn viện về dù bệnh vẫn chưa khỏi.
Lúc ra đường không có tiền bắt xe đò về, tôi phải bán cả cái bình thủy, mấy bộ quần áo mới mang theo để có tiền trả tiền xe. Những lúc như vậy tôi chỉ biết ôm con khóc và than với trời sao số kiếp tôi nó lại khổ đến như vậy. Mấy đứa nhỏ cũng chỉ được học hết lớp 1, lớp 2, lúc đó, đứa nào cũng nói mẹ con muốn đi học khiến tôi nghẹn lòng nhưng không còn cách nào khác".
Thương chồng, nhớ chồng nhưng không có tiền nên một năm bà Cẩm chỉ lên trại giam thăm chồng được 3,4 lần. Mỗi lần lên thăm hai vợ chồng lại ôm nhau khóc. “Ông ấy luôn nói với tôi rằng ông ấy bị oan rồi kêu tôi về nhà nhờ mọi người kêu oan cho ông. Ông ấy dặn nhà có đồ đạc gì cứ bán hết đi để kêu oan cho ổng rồi sau này được minh oan ông sẽ bù đắp cho. Vì tin tưởng chồng mình vô tội nên tôi cam chịu tất cả mọi vất vả, khó nhọc cố kiếm sống để minh oan cho chồng, ngay từ ngày ông mới bị bắt, với tình cảm vợ chồng bao nhiêu năm tôi tin chồng mình không thể nào phạm tội tày đình như vậy. Do đó, dù có chịu bao nhiêu đói khổ, vất vả tôi vẫn cố gắng chấp nhận để minh oan cho chồng và chăm con cho ông yên tâm” – Bà Cẩm chia sẻ.
Hơn chục năm qua, bà Cẩm tần tảo nuôi 3 con nhỏ và kêu oan cho chồng
Sau gần 2 thập niên chờ đợi, đến nay người phụ nữ ấy tóc đã điểm bạc, gương mặt cũng hằn sâu vết thời gian với dấu ấn của nỗi cơ cực, khó khăn. Giờ đây, chồng đã được minh oan, bà chỉ mong pháp luật trừng trị thẳng thắn những kẻ đã gây ra sự ly tán hơn 17 năm của gia đình bà, gây ra bao tổn thất cho chồng bà và gián tiếp đánh cắp tương lai ba đứa con của bà.
“Tôi chỉ mong pháp luật, các cơ quan nhà nước xét xử những kẻ đã làm oan sai cho chồng tôi. Những người đó đã đẩy gia đình tôi vào bi kịch, có những lúc tưởng chừng như đã đi vào đường cùng. Nếu những kẻ đó không bị trừng trị thì gia đình tôi không thể nào an tâm được. Về đền bù, tôi mong nhà nước đền bù để tôi có tiền làm lại cuộc sống, xây nhà cửa và tạo công ăn việc làm cho con cái” – Bà Cẩm nói.
Hơn 10 năm sau ngày ông Nén bị bắt, Huỳnh Thành Lượng (SN 1990, con trai thứ 2 của ông Nén) mới có dịp vào gặp mặt cha mình. “Lúc cha bị bắt em chỉ là đứa trẻ nên không hiểu gì, đến khi gần 20 tuổi mới được lần đầu vào thăm cha, tình cảm hai cha con lúc này có nhiều điều khó diễn tả, em chỉ nhớ cha dặn đi dặn lại em phải nghe lời mẹ, phụ giúp mẹ chăm sóc em chờ ngày cha được minh oan, cha sẽ bù đắp lại cho gia đình” – Lượng tâm sự.
Khoảng thời gian gần 18 năm cha bị giam giữ, Lượng cùng anh trai và đứa em trai qua bao thăng trầm, cay đắng, chịu sự kì thị của lối xóm. “Nhiều người không cho con họ chơi với tụi em vì em có bố và cả gia đình mang tội giết người. Mấy anh em chỉ lủi thủi đùm bọc, nương tựa vào nhau. 14 tuổi, em đã đi làm thuê, ai thuê gì làm đó, mỗi ngày cũng kiếm được hơn 10.000 đồng phụ giúp mẹ” – Lượng chia sẻ.
Cha bị bắt khi Lượng là cậu bé, ngày cha trở về Lượng đã là một thanh niên khỏe mạnh, biết chạy xe tải, bôn ba khắp nơi mưu sinh. Lượng kể: “Anh em chúng em sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm, thiếu sự dạy bảo của người cha nên rất tủi thân, thiệt thòi. Những nghĩ lại cảnh cha bị đánh đập khi bị bắt thì cả nhà ai cũng ứa nước mắt, rồi mọi người tự động viên nhau phải cố gắng vượt qua chờ ngày cha được minh oan trở về”.
17 năm đắng cay của vợ con ông Huỳnh Văn Nén
Sáng 2/12, căn nhà đơn sơ với vách tường gạch đỏ nhạt, bám rêu vì thời gian của gia đình ông Huỳnh Văn Nén (người bị tù oan gần 18 năm) nằm “nép mình” bên bờ suối ở thị trấn Tân Minh (huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) yên ắng lạ thường. Sáng nay, ông Nén cùng những người theo hành trình đi tìm công lý cho ông đã đi Sài Gòn để tham gia một buổi giao lưu, chia sẻ về chặng đường gần 18 năm chịu oan sai.
Trong nhà lúc này chỉ có bà Nguyễn Thị Cẩm (49 tuổi, vợ ông Nén) và anh Huỳnh Văn Lượng (26 tuổi, con trai thứ 2 của ông Nén). Kể từ ngày ông Huỳnh Văn Nén bị bắt, bà Cẩm phải chịu biết bao nhiêu tủi nhục để nuôi dạy ba đứa con nhỏ và kêu oan cho chồng. Gần 18 năm qua, với gánh bánh canh trên vai, bà Cẩm một mình tần tảo sớm tối khắp xã để kiếm tiền mưu sinh.
Bà Cẩm kể lại những ngày tháng đắng cay, cơ cực khi chồng bà phải ngồi tù oan
Nghề bán dạo như tôi cũng không dư giả nên được ngày nào tiêu hết ngày đó. Lúc mấy đứa nhỏ khỏe không sao, mỗi lúc bệnh tôi lại phải chạy vạy khắp nơi để vay tiền mua thuốc thang chữa bệnh cho tụi nó. Cuộc sống lúc đó như đi vào bế tắc. Có lần thằng lớn nhà tôi bệnh phải lên nhập viện, tôi phải bán hết tất cả đồ nghề trong nhà mới đủ tiền đóng viện phí cho nó. Nằm viện được mấy ngày thì bác sĩ kêu phải đóng tiền tiếp, không có tiền nên hai mẹ con phải trốn viện về dù bệnh vẫn chưa khỏi.
Lúc ra đường không có tiền bắt xe đò về, tôi phải bán cả cái bình thủy, mấy bộ quần áo mới mang theo để có tiền trả tiền xe. Những lúc như vậy tôi chỉ biết ôm con khóc và than với trời sao số kiếp tôi nó lại khổ đến như vậy. Mấy đứa nhỏ cũng chỉ được học hết lớp 1, lớp 2, lúc đó, đứa nào cũng nói mẹ con muốn đi học khiến tôi nghẹn lòng nhưng không còn cách nào khác".
Thương chồng, nhớ chồng nhưng không có tiền nên một năm bà Cẩm chỉ lên trại giam thăm chồng được 3,4 lần. Mỗi lần lên thăm hai vợ chồng lại ôm nhau khóc. “Ông ấy luôn nói với tôi rằng ông ấy bị oan rồi kêu tôi về nhà nhờ mọi người kêu oan cho ông. Ông ấy dặn nhà có đồ đạc gì cứ bán hết đi để kêu oan cho ổng rồi sau này được minh oan ông sẽ bù đắp cho. Vì tin tưởng chồng mình vô tội nên tôi cam chịu tất cả mọi vất vả, khó nhọc cố kiếm sống để minh oan cho chồng, ngay từ ngày ông mới bị bắt, với tình cảm vợ chồng bao nhiêu năm tôi tin chồng mình không thể nào phạm tội tày đình như vậy. Do đó, dù có chịu bao nhiêu đói khổ, vất vả tôi vẫn cố gắng chấp nhận để minh oan cho chồng và chăm con cho ông yên tâm” – Bà Cẩm chia sẻ.
Hơn chục năm qua, bà Cẩm tần tảo nuôi 3 con nhỏ và kêu oan cho chồng
“Tôi chỉ mong pháp luật, các cơ quan nhà nước xét xử những kẻ đã làm oan sai cho chồng tôi. Những người đó đã đẩy gia đình tôi vào bi kịch, có những lúc tưởng chừng như đã đi vào đường cùng. Nếu những kẻ đó không bị trừng trị thì gia đình tôi không thể nào an tâm được. Về đền bù, tôi mong nhà nước đền bù để tôi có tiền làm lại cuộc sống, xây nhà cửa và tạo công ăn việc làm cho con cái” – Bà Cẩm nói.
Bà Cẩm diễn tả lại cảnh ông Nén cố ra hiệu cho bà là ông bị oan khi ngồi trên xe đặc chủng đưa đến trại giam
Khoảng thời gian gần 18 năm cha bị giam giữ, Lượng cùng anh trai và đứa em trai qua bao thăng trầm, cay đắng, chịu sự kì thị của lối xóm. “Nhiều người không cho con họ chơi với tụi em vì em có bố và cả gia đình mang tội giết người. Mấy anh em chỉ lủi thủi đùm bọc, nương tựa vào nhau. 14 tuổi, em đã đi làm thuê, ai thuê gì làm đó, mỗi ngày cũng kiếm được hơn 10.000 đồng phụ giúp mẹ” – Lượng chia sẻ.
Cha bị bắt khi Lượng là cậu bé, ngày cha trở về Lượng đã là một thanh niên khỏe mạnh, biết chạy xe tải, bôn ba khắp nơi mưu sinh. Lượng kể: “Anh em chúng em sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm, thiếu sự dạy bảo của người cha nên rất tủi thân, thiệt thòi. Những nghĩ lại cảnh cha bị đánh đập khi bị bắt thì cả nhà ai cũng ứa nước mắt, rồi mọi người tự động viên nhau phải cố gắng vượt qua chờ ngày cha được minh oan trở về”.
Trung Kiên – Xuân Hinh
Comment