'Sinh tố ếch' theo người dân Peru có rất nhiều lợi ích, bao gồm chữa bệnh liệt dương và tăng cường sinh dục.
Theo Sputnik News, nguyên liệu chính của đồ uống này là những con ếch được bắt từ hồ Titicaca hẻo lánh. Công thức của một cốc "sinh tố ếch" bao gồm một con ếch sống, đập chết, sau đó đem lột da rồi thả vào máy xay sinh tố cùng cà rốt, rễ cây maca ở Peru và mật ong. Thành phẩm thu được là một loại nước uống màu xanh nhạt, được một số người tin rằng nó có thể chữa được bệnh hen suyễn, loãng xương và mệt mỏi. Đặc biệt nó sẽ giúp người uống khỏe mạnh, tăng khả năng tình dục.
Trong một bài phỏng vấn của AP vào năm 2014, bà Cecilia Cahuana, người đã uống thứ sinh tố trên, nói rằng nó "tốt cho trẻ em, người bị thiếu máu, viêm phế quản và đặc biệt rất có lợi cho người già".
Tuy nhiên, tiến sĩ Tomy Villanueva, hiệu trưởng trường Y khoa Lima, thì nói rằng "không có bằng chứng khoa học nào" cho thấy sinh tố ếch có thể chữa bệnh.
Buồn cười hơn, người dân khu vực Titicaca còn đặt tên cho loài ếch này là "ếch bìu (một phần trong bộ phận sinh dục nam giới)" do trên cơ thể nó có phần da chảy sệ xuống cũng như tác dụng tăng cường khả năng sinh dục của nó.
Một số người bán hàng rong cho biết mỗi ngày họ làm khoảng 50 đến 70 con ếch, nhiều cửa hàng còn có bể chứa ếch sống để sẵn sàng phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Tuy luật pháp ngăn cấm việc tiêu thụ và buôn bán loài ếch cần được bảo vệ trên cũng như khoa học cho thấy sinh tố này không có tác dụng như lời đồn, rất nhiều người Peru vẫn xem đây là đồ uống yêu thích và phổ biến.
Theo Sputnik News, nguyên liệu chính của đồ uống này là những con ếch được bắt từ hồ Titicaca hẻo lánh. Công thức của một cốc "sinh tố ếch" bao gồm một con ếch sống, đập chết, sau đó đem lột da rồi thả vào máy xay sinh tố cùng cà rốt, rễ cây maca ở Peru và mật ong. Thành phẩm thu được là một loại nước uống màu xanh nhạt, được một số người tin rằng nó có thể chữa được bệnh hen suyễn, loãng xương và mệt mỏi. Đặc biệt nó sẽ giúp người uống khỏe mạnh, tăng khả năng tình dục.
Trong một bài phỏng vấn của AP vào năm 2014, bà Cecilia Cahuana, người đã uống thứ sinh tố trên, nói rằng nó "tốt cho trẻ em, người bị thiếu máu, viêm phế quản và đặc biệt rất có lợi cho người già".
Tuy nhiên, tiến sĩ Tomy Villanueva, hiệu trưởng trường Y khoa Lima, thì nói rằng "không có bằng chứng khoa học nào" cho thấy sinh tố ếch có thể chữa bệnh.
Buồn cười hơn, người dân khu vực Titicaca còn đặt tên cho loài ếch này là "ếch bìu (một phần trong bộ phận sinh dục nam giới)" do trên cơ thể nó có phần da chảy sệ xuống cũng như tác dụng tăng cường khả năng sinh dục của nó.
Một số người bán hàng rong cho biết mỗi ngày họ làm khoảng 50 đến 70 con ếch, nhiều cửa hàng còn có bể chứa ếch sống để sẵn sàng phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Tuy luật pháp ngăn cấm việc tiêu thụ và buôn bán loài ếch cần được bảo vệ trên cũng như khoa học cho thấy sinh tố này không có tác dụng như lời đồn, rất nhiều người Peru vẫn xem đây là đồ uống yêu thích và phổ biến.
Comment