Bàn nhậu đang rôm rả "Dô! Dô! 100% dô!" thì một ông đứng lên đòi về. Cả bàn nhất định níu ông ngồi lại cho xôm tụ nhưng ông kia vẫn khăng khăng một mực " Không! Tôi phải về các ông ạ. Bà La sát có dặn phải về trước mười một giờ rưỡi. Về trễ bả nổi tam bành lên thì khổ thân tôi!".
Không biết bà La sát là ai và tam bành là cái gì, ở đâu mà khi nó nổi lên thì ông ấy lại khổ thân.? Nhưng lời trần tình ấy lại có hiệu quả ngay tức khắc. Ai nấy im lặng, ông chủ nhà đứng dậy mở cửa cho khách ra về. Bà La sát là ai và tam bành là cái quái gì mà ghê gớm thế?
Lật quyển “Sơ thảo Thuật ngữ Phổ thông Phật học và Phật giáo Việt Nam,” người ta thấy chú thích:
- La sát : tiếng Phạn là Raksasa, chỉ chung loài ác quỷ, trong đó có bà La sát là một nữ hung thần, một thứ quỷ ăn thịt người. Ông thợ nhậu kia sợ là phải!!!
Còn tam bành là cái quái gì? Mở truyện Kiều ra, xem lại đoạn Kiều được Mã Giám Sinh đưa về Lâm Tri, ra mắt Tú Bà. Khi hay tin ông kép hờ họ Mã của bà đã giở trò lộn xôn với Kiều, thì Tú Bà:
“Sách Phật nói rằng: Trong người ta có ba cái thần gọi là Bành Kiêu, Bành Cứ, Bành Chất (tam bành). Ba thần ấy hay xui người ta làm điều ác, điều dữ".
Đã nổi tam bành, lại còn lục tặc! Lục tặc là cái giống gì?
Xin thưa : Lục tặc hay “lục trần” là “6 thứ giặc” thường mê hoặc con người và dẫn dắt tới sự sai lầm, tàn ác. Lục tặc lấy “lục căn” làm môi giới khiến chúng sinh quên đi điều thiện và thường sa phải điều ác. Sáu thứ giặc (lục tặc) đó là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
1 - Sắc: vẻ đẹp hay sắc đẹp.
2 - Thanh: lời nói, giọng hát hay.
3 - Hương: mùi thơm hay hương thơm.
4 - Vị: vị hay thức ăn ngon.
5 - Xúc: cảm giác hay cảm xúc thú vị.
6 - Pháp: phép thuật hay để chế ngự người khác.
Ta thường nghe "Bà la sát, bà chằn lửa" chứ có nghe “Ông La sát,” “Ông chằn lửa” bao giờ? Vậy mà các bà cứ vu tiếng ác cho đàn ông.
Trên trái đất này có bao nhiêu tỷ bà La sát? Ôi thôi, mỗi ông bị một bà La sát "ám" là đủ tiêu đời. Ở đó mà đèo bồng. Thêm một bà là thêm một bà La sát.
Không biết bà La sát là ai và tam bành là cái gì, ở đâu mà khi nó nổi lên thì ông ấy lại khổ thân.? Nhưng lời trần tình ấy lại có hiệu quả ngay tức khắc. Ai nấy im lặng, ông chủ nhà đứng dậy mở cửa cho khách ra về. Bà La sát là ai và tam bành là cái quái gì mà ghê gớm thế?
Lật quyển “Sơ thảo Thuật ngữ Phổ thông Phật học và Phật giáo Việt Nam,” người ta thấy chú thích:
- La sát : tiếng Phạn là Raksasa, chỉ chung loài ác quỷ, trong đó có bà La sát là một nữ hung thần, một thứ quỷ ăn thịt người. Ông thợ nhậu kia sợ là phải!!!
Còn tam bành là cái quái gì? Mở truyện Kiều ra, xem lại đoạn Kiều được Mã Giám Sinh đưa về Lâm Tri, ra mắt Tú Bà. Khi hay tin ông kép hờ họ Mã của bà đã giở trò lộn xôn với Kiều, thì Tú Bà:
Mụ nghe nàng nói ngay tình
Bấy giờ mới nổi tam bành mụ lên…
“Sách Phật nói rằng: Trong người ta có ba cái thần gọi là Bành Kiêu, Bành Cứ, Bành Chất (tam bành). Ba thần ấy hay xui người ta làm điều ác, điều dữ".
Xin thưa : Lục tặc hay “lục trần” là “6 thứ giặc” thường mê hoặc con người và dẫn dắt tới sự sai lầm, tàn ác. Lục tặc lấy “lục căn” làm môi giới khiến chúng sinh quên đi điều thiện và thường sa phải điều ác. Sáu thứ giặc (lục tặc) đó là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
1 - Sắc: vẻ đẹp hay sắc đẹp.
2 - Thanh: lời nói, giọng hát hay.
3 - Hương: mùi thơm hay hương thơm.
4 - Vị: vị hay thức ăn ngon.
5 - Xúc: cảm giác hay cảm xúc thú vị.
6 - Pháp: phép thuật hay để chế ngự người khác.
Ta thường nghe "Bà la sát, bà chằn lửa" chứ có nghe “Ông La sát,” “Ông chằn lửa” bao giờ? Vậy mà các bà cứ vu tiếng ác cho đàn ông.
Trên trái đất này có bao nhiêu tỷ bà La sát? Ôi thôi, mỗi ông bị một bà La sát "ám" là đủ tiêu đời. Ở đó mà đèo bồng. Thêm một bà là thêm một bà La sát.
Comment