Hiện tượng rải, cọ, nhét tiền ở các nơi cầu nguyện vẫn tiếp diễn. Chuyện tưởng như đơn giản, chỉ cần ra một văn bản cấm là hạn chế được. Nhưng vẫn thật khó để thực hiện.
Ở chốn non thiêng Yên Tử, người ta dùng tiền để “đánh bóng” cả chùa Đồng. Mỗi người dân cầm trên tay một tờ tiền rồi thi nhau chạm vào chùa Đồng. Phong trào “lấy may” này mới manh nha xuất hiện từ vài năm qua, kể từ khi chùa Đồng được khánh thành vào năm 2007. Dù không có sự tích nào được lưu truyền về việc phát tài, phát lộc theo cách “xoa tiền” này, khách hành hương tới chùa Đồng vẫn rất hào hứng thực hiện.
Ở chùa Bái Đính, ngôi chùa to, đẹp thuộc loại nhất Việt Nam, năm nào người ta cũng bắt gặp hình ảnh du khách thập phương nhét tiền vào tay tượng Phật. Như thế có thể coi là hối lộ chưa vậy? Phải tu hành cả đời để có thể thoát tục, đến được với đất Phật thì giờ con người lại dúi vào tay tượng Phật cả đống tiền lẻ, không biết các vị có bằng lòng với hành động này không. Có lẽ cần phải trả lời được câu hỏi Phật dùng tiền vào việc gì trước khi chúng ta làm những hành động thật sai trái như vậy.
Còn ở chùa Hương, cứ hết mùa lễ hội là mọi người lại truyền tai nhau câu chuyện nhà chùa không có đủ người để kiểm số tiền lẻ lên tới 1200 bao tải mà du khách thập phương để lại. Đáng nhẽ, câu chuyện đó phải là của ngành ngân hàng chứ không nên diễn ra ở một nơi trang nghiêm như đền chùa.
Đó chỉ là 3 ngôi chùa có quá nhiều du khách đến chiêm bái. Còn nhiều những ngôi chùa khác, không bao giờ thấy cảnh rải, cọ, nhét tiền như vậy. Rõ ràng lỗi không hoàn toàn thuộc về người dân.
Dân chúng thì rất dễ bị ảnh hưởng bởi đám đông, thấy người khác làm được thì mình cũng phải làm theo. Lên chùa giờ ai cũng cầm tiền để rải thì người không cầm theo tiền lại phải thấy lạ lẫm và nhiều khi thấy xấu hổ.
Nên quan trọng vẫn là ở các cơ quan quản lý hay ở chính vị sư trụ trì của chùa đấy mà thôi. Nếu làm đến nơi đến chốn, nghiêm cấm mọi hành vi làm ô uế nơi tôn nghiêm thì chắc chắn sẽ loại bỏ được những hành động đáng lên án này.
Ý thức người dân chưa cao, nhưng cũng đừng đổ hết tội lỗi lên đầu họ.
Ở chốn non thiêng Yên Tử, người ta dùng tiền để “đánh bóng” cả chùa Đồng. Mỗi người dân cầm trên tay một tờ tiền rồi thi nhau chạm vào chùa Đồng. Phong trào “lấy may” này mới manh nha xuất hiện từ vài năm qua, kể từ khi chùa Đồng được khánh thành vào năm 2007. Dù không có sự tích nào được lưu truyền về việc phát tài, phát lộc theo cách “xoa tiền” này, khách hành hương tới chùa Đồng vẫn rất hào hứng thực hiện.
Ở chùa Bái Đính, ngôi chùa to, đẹp thuộc loại nhất Việt Nam, năm nào người ta cũng bắt gặp hình ảnh du khách thập phương nhét tiền vào tay tượng Phật. Như thế có thể coi là hối lộ chưa vậy? Phải tu hành cả đời để có thể thoát tục, đến được với đất Phật thì giờ con người lại dúi vào tay tượng Phật cả đống tiền lẻ, không biết các vị có bằng lòng với hành động này không. Có lẽ cần phải trả lời được câu hỏi Phật dùng tiền vào việc gì trước khi chúng ta làm những hành động thật sai trái như vậy.
Còn ở chùa Hương, cứ hết mùa lễ hội là mọi người lại truyền tai nhau câu chuyện nhà chùa không có đủ người để kiểm số tiền lẻ lên tới 1200 bao tải mà du khách thập phương để lại. Đáng nhẽ, câu chuyện đó phải là của ngành ngân hàng chứ không nên diễn ra ở một nơi trang nghiêm như đền chùa.
Đó chỉ là 3 ngôi chùa có quá nhiều du khách đến chiêm bái. Còn nhiều những ngôi chùa khác, không bao giờ thấy cảnh rải, cọ, nhét tiền như vậy. Rõ ràng lỗi không hoàn toàn thuộc về người dân.
Dân chúng thì rất dễ bị ảnh hưởng bởi đám đông, thấy người khác làm được thì mình cũng phải làm theo. Lên chùa giờ ai cũng cầm tiền để rải thì người không cầm theo tiền lại phải thấy lạ lẫm và nhiều khi thấy xấu hổ.
Nên quan trọng vẫn là ở các cơ quan quản lý hay ở chính vị sư trụ trì của chùa đấy mà thôi. Nếu làm đến nơi đến chốn, nghiêm cấm mọi hành vi làm ô uế nơi tôn nghiêm thì chắc chắn sẽ loại bỏ được những hành động đáng lên án này.
Ý thức người dân chưa cao, nhưng cũng đừng đổ hết tội lỗi lên đầu họ.