Gặp bạn bè, nghe chuyện người già mỗi nhà mỗi kiểu. Có cụ bị điếc, có cụ bị lẫn, có cụ toàn nói chuyện tưởng tượng, hoang đường, có cụ lặp đi lặp lại mãi một câu chuyện, một câu hỏi, có cụ ỉa di đái dầm một chỗ, có cụ sợ ở một mình… Đó là báu vật không đong đếm được bằng tiền , mà họ đang mải mê kiếm tìm ngoài kia.
Đến nhà thăm sếp , khách hàng chúng ta có thể dành cả tiếng đồng hồ để hỏi thăm cụ ông trong nhà chuyện cụ đi kháng chiến thế nào ,2 cụ lần đầu tiên gặp nhau ra sao.... Nhưng có lẽ ta chẳng khi nào hỏi mẹ mình hồi bé trông mẹ gầy hay béo ,thích chơi gì lúc đi học....
Kể cũng buồn cười ,ta thực tập những bài lắng nghe trong những cuốn sách "Đắc nhân tâm" với người khác ... chứ không phải lắng nghe các cụ trọng nhà , người già nào chẳng như một phòng lưu trữ những đoạn phim ngắn những điều họ đã trải qua. Nhưng con cái thường là những nhân viên tồi của kho lưu trữ ấy, không biết khai thác mà cũng không muốn khai thác những câu chuyện thời trẻ con của mẹ, cha.
Các cụ cứ thế thui thủi trong nhà, xem tivi, đọc báo, được ăn các món ngon con nấu, khi ốm có thuốc men đầy đủ, nhưng những câu chuyện về tuổi niên thiếu, tuổi thanh niên của bản thân thì chỉ biết tự kể trong đầu cho chính mình, cho mấy cô bán bánh đa,nước chè... coi các cụ là khách.
Trước kia cụ vẫn xem vô tuyến , đánh cờ ... rồi một buổi sáng gọi con cháu lại bảo : "Thế là từ nay tôi không nhìn được mặt mũi các anh chị nữa rồi"...
Mắt kém dần rồi tắt hẳn , cụ bầu bạn với chiếc đài , để nó nói cả ngày lẫn đêm , ngủ không biết trời đã sáng hay còn tối... ,tai lãng gọi lớn cụ chưa nghe thấy phải vào đến tận nơi gọi,mới hỏi lại "Ai đấy ?"..
Ngày xưa sự tích Trần Minh khóc vì thấy mẹ yếu ,đánh không còn đau nữa , Ngô Mãnh cởi trần bẫy muỗi khỏi đốt cha mẹ . Nhưng giờ đây những người con còn hy sinh nhiều hơn : hy sinh những cái thú lớn nhất của đàn ông thời nay như ngồi quán xá với bạn bè ,du lịch với vợ con , hay mải mê ngồi lướt mạng. Thật hiếm những người con dành gần như hết thời gian chăm cha mẹ như vậy.
Nếu các cụ gặp những bệnh tuổi già , biến chứng bệnh tai biến mạch máu não ...nằm liệt giường , sẽ không ai nuôi các cụ tốt bằng con. Không ai thuộc thói quen ăn uống của các cụ bằng con, không ai dọn vệ sinh cho cha mẹ sạch bằng con, chịu khó học cách chăm sóc người bị tai biến ,chỉ có con mới có thể vừa chăm sóc vừa ôm cha mẹ như em bé. Thế mà có những kẻ chỉ ôm được mèo, ôm được người khác, mà không ôm được cha mẹ...
Ai cũng có thời là một cô bé, cậu bé… Rồi tuổi thiếu niên ập đến, tuổi thanh niên ào ạt, tuổi trưởng thành chóng mặt vì những chuyện công việc sự nghiệp , gia đình .... tất cả bứt đứa con ra khỏi bà mẹ một cách thật tự nhiên, cả về tinh thần lẫn thể chất để đến nỗi bây giờ, mỗi khi xem phim Việt Nam, hễ có cảnh một chị phụ nữ đã lớn tướng còn rúc vào nách mẹ, rồi mẹ vừa ôm con vừa âu yếm mắng, lại thấy lòng thắc mắc họ làm cách nào để duy trì được những cái tiếp xúc thân mật mẹ-con ấy, sau bao nhiêu là sóng gió đời? Hay đấy chỉ là trên phim ảnh...
Ông trời thường cho người ta biết ân hận khi không còn cơ hội sửa chữa nữa.... nên mỗi sáng thức dậy... được chăm sóc trẻ nhỏ và người già trong gia đình mình .... là vui lắm rồi....
~Daisy~
Đến nhà thăm sếp , khách hàng chúng ta có thể dành cả tiếng đồng hồ để hỏi thăm cụ ông trong nhà chuyện cụ đi kháng chiến thế nào ,2 cụ lần đầu tiên gặp nhau ra sao.... Nhưng có lẽ ta chẳng khi nào hỏi mẹ mình hồi bé trông mẹ gầy hay béo ,thích chơi gì lúc đi học....
Kể cũng buồn cười ,ta thực tập những bài lắng nghe trong những cuốn sách "Đắc nhân tâm" với người khác ... chứ không phải lắng nghe các cụ trọng nhà , người già nào chẳng như một phòng lưu trữ những đoạn phim ngắn những điều họ đã trải qua. Nhưng con cái thường là những nhân viên tồi của kho lưu trữ ấy, không biết khai thác mà cũng không muốn khai thác những câu chuyện thời trẻ con của mẹ, cha.
Các cụ cứ thế thui thủi trong nhà, xem tivi, đọc báo, được ăn các món ngon con nấu, khi ốm có thuốc men đầy đủ, nhưng những câu chuyện về tuổi niên thiếu, tuổi thanh niên của bản thân thì chỉ biết tự kể trong đầu cho chính mình, cho mấy cô bán bánh đa,nước chè... coi các cụ là khách.
Trước kia cụ vẫn xem vô tuyến , đánh cờ ... rồi một buổi sáng gọi con cháu lại bảo : "Thế là từ nay tôi không nhìn được mặt mũi các anh chị nữa rồi"...
Mắt kém dần rồi tắt hẳn , cụ bầu bạn với chiếc đài , để nó nói cả ngày lẫn đêm , ngủ không biết trời đã sáng hay còn tối... ,tai lãng gọi lớn cụ chưa nghe thấy phải vào đến tận nơi gọi,mới hỏi lại "Ai đấy ?"..
Ngày xưa sự tích Trần Minh khóc vì thấy mẹ yếu ,đánh không còn đau nữa , Ngô Mãnh cởi trần bẫy muỗi khỏi đốt cha mẹ . Nhưng giờ đây những người con còn hy sinh nhiều hơn : hy sinh những cái thú lớn nhất của đàn ông thời nay như ngồi quán xá với bạn bè ,du lịch với vợ con , hay mải mê ngồi lướt mạng. Thật hiếm những người con dành gần như hết thời gian chăm cha mẹ như vậy.
Nếu các cụ gặp những bệnh tuổi già , biến chứng bệnh tai biến mạch máu não ...nằm liệt giường , sẽ không ai nuôi các cụ tốt bằng con. Không ai thuộc thói quen ăn uống của các cụ bằng con, không ai dọn vệ sinh cho cha mẹ sạch bằng con, chịu khó học cách chăm sóc người bị tai biến ,chỉ có con mới có thể vừa chăm sóc vừa ôm cha mẹ như em bé. Thế mà có những kẻ chỉ ôm được mèo, ôm được người khác, mà không ôm được cha mẹ...
Ai cũng có thời là một cô bé, cậu bé… Rồi tuổi thiếu niên ập đến, tuổi thanh niên ào ạt, tuổi trưởng thành chóng mặt vì những chuyện công việc sự nghiệp , gia đình .... tất cả bứt đứa con ra khỏi bà mẹ một cách thật tự nhiên, cả về tinh thần lẫn thể chất để đến nỗi bây giờ, mỗi khi xem phim Việt Nam, hễ có cảnh một chị phụ nữ đã lớn tướng còn rúc vào nách mẹ, rồi mẹ vừa ôm con vừa âu yếm mắng, lại thấy lòng thắc mắc họ làm cách nào để duy trì được những cái tiếp xúc thân mật mẹ-con ấy, sau bao nhiêu là sóng gió đời? Hay đấy chỉ là trên phim ảnh...
Ông trời thường cho người ta biết ân hận khi không còn cơ hội sửa chữa nữa.... nên mỗi sáng thức dậy... được chăm sóc trẻ nhỏ và người già trong gia đình mình .... là vui lắm rồi....
~Daisy~