THÂN THẾ VÀ THÂN THUỘC DƯƠNG TỘC
Năm 2015 là năm Ất Mùi tức là năm con dê. Tên Hán- Việt của dê là Dương. Tên khoa học của dê là Capra hircus hay dài dòng hơn là Capra aegagrus hircus thuộc gia đình Bovidae như trâu bò. Dê là loài động vật có vú, có xương sống, có máu đỏ, sinh con.
Dê có vóc dáng của nai và chó. Khác với chó, dê có sừng. Sừng dê ngắn. Sừng nai dài và có nhiều nhánh. Dê đực và dê cái đều có râu và có móng đặc. Dê có mặt giống thỏ. Cả hai loại thú này đều ăn cỏ, lá cây, các loại lá có mùi nồng như lá bù xít Ageratum conyzoides. Nhiều nơi ở Việt Nam gọi bù xít là hoa cứt lợn. Người Anh gọi là goat’s weed có lẽ vì dê thích ăn loại lá có mùi hôi nồng này. Dê con ăn cả lá dứa, lá bã đậu và cây xương rồng. Lá so đũa Sesbania grandiflora là thức ăn ưa thích nhất của dương tộc. Dê đực già có râu và có sừng. Thỏ chỉ có tai dài. Dê và thỏ đều sợ ẩm. Phân dê và phân thỏ đều cứng và không có công dụng lớn trong đời sống nông nghiệp ở Việt Nam. Ở Việt Nam chỉ có cộng đồng người Ấn hay người Chàm nuôi dê để ăn thịt và uống sữa mà thôi.
Dê được các dân tộc Á Châu và đông Địa Trung Hải thuần hóa cách đây 9,000 năm. Ngày nay dê được nuôi khắp thế giới. Dê có thể sống ở vùng khí hậu khô hạn, miền núi và miền khí hậu ôn đới, lạnh hay bán hàn đới như Alaska, tây bắc Canada và Hoa Kỳ. Có 600 giống dê khác nhau trên thế giới.
Ở Trung Đông và Hy Lạp có nhiều loại dê hoang. Loại dê núi lông trắng, thẳng và dày ở Alaska, tây bắc Canada và tây bắc Hoa Kỳ là loại dê hoang. Loài dê này có thể nhảy từ vách núi này sang vách núi kia một cách dễ dàng. Điều này cho thấy chân của dương tộc rất khỏe nên có thể leo cây, leo núi và nhảy từ mõm đá này sang mõm đá khác dễ dàng.
Giống dê nhỏ nhất là dê lùn Pakistan cao lối 46 cm (1.5 feet) và cân nặng 09 ki-lô (20 pounds). Trái lại dê Ibex Capra aegagrus sống hoang dã trong miền núi ở Trung Á, Nubia, Ai Cập, núi Alps, Tây Bá Lợi Á cao đến 1.07 m (3.45 feet) và cân nặng đến 135 ki-lô (300 pounds).
Về màu sắc dê có lông màu đen, trắng, xám, đỏ và hung đỏ. Dê đực và cái đều có râu. Dê đực già có sừng cứng, dài và nhiều râu. Loại dê Tahr trên dãy Hi Mã Lạp Sơn Hemitragus jemlahicus, dê núi Oreamnos americanus ở tây bắc Canada và Hoa Kỳ, dê Markhor Capri falconeri có lông dài và dày để chống lạnh. Dê từ 01 tuổi đến 1.5 tuổi rưỡi có thể bắt cặp. Dê mang thai trong 145- 150 ngày thì sinh con. Mỗi con dê cái sinh từ 02 đến 03 con. Dê mới sinh có thể đứng dậy vài phút sau khi sinh. Dê con lớn rất nhanh. Sau khi sinh hai ngày dê con vừa bú sữa mẹ vừa tập ăn lá cây và tập leo, nhảy trên các mõm đá. Dê mẹ sinh con sau 05 tháng thì có thể bắt cặp để có những lứa dê con khác.
Người ta nuôi dê Saanen, Toggenberg, Alpine để lấy sữa. Một con dê Saanen ở Thụy Sĩ có thể cho 900 lít sữa mỗi năm. Dê Nigeria cung cấp da. Dê Angora cho lông trắng mịn rất đẹp dùng để dệt vải mohair nổi tiếng. Dê La Mancha và dê Tây Ban Nha Capra pyrenaica (tiếng Tây Ban Nha: cabra montes) cho nhiều thịt, sữa, lông và da.
Thân thuộc gần của dê là trừu mang tên khoa học Ovis aries. Về hình dáng và trọng lượng dê và trừu gần như nhau. Tuổi bắt cặp (1.5 tuổi) và thời gian mang thai của trừu và dê cũng ngang nhau: 145- 150 ngày. Trừu có nhiều lông hơn dê. Những loại dê vùng khí hậu ôn, hàn đới cũng có lông dày. Lông dê thẳng; lông trừu dày và xoăn lại. Đuôi dê và trừu đều ngắn. Đuôi dê dỉnh lên; đuôi trừu cụp xuống. Dê năng động, leo trèo khi ăn lá cây trên cao. Trừu có vẻ chậm chạp và hiền hòa hơn. Tuy dê và trừu là thân thuộc rất gần, sự pha chủng giữa dê và trừu đến nay vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng ngoại trừ một trường hợp thành công khi chủng giống giữa một con dê đực và một con trừu cái. Nhưng đây là một trường hợp thành công đơn lẻ.
Sơn dương (chamois) mang tên khoa học Rubicapra rubicapra là thân thuộc của dê ở miền núi. Móng chân sơn dương rất đặc biệt nên khi phóng nhảy trên vách núi đá không bị trợt hay té ngã. Sơn dương được tìm thấy nhiều trên bán đảo Balkans, dãy núi Caucasus, Altai, Alps. Ở miền Nghệ An và Hà Tĩnh có một loại sơn dương được liệt vào loài sơn dương hiếm quí vì ít thấy trên thế giới.
Linh dương (antelope) là thân thuộc xa của dê có vóc dáng to lớn, sừng dài và uốn khúc trong khuôn mặt dê, trừu và thân xác khá to của bò con. Có những con linh dương Eland cân nặng đến 1,000 ki- lô! Địa bàn sống của linh dương là các thảo dã Phi Châu. Các loài linh dương thường thấy là linh dương KuduTragelaphus strepsiceros, linh dương Eland Taurotragus oryx rất nặng cân, linh dương Nilga Boselaphus tragocamelus, linh dương Duiker Sylvicapra grimmiaăn lá cây, trái cây, chuột, ếch, nhái và có thể nhịn khát trong một thời gian dài. Khi trời mưa chúng không cần uống nước. Linh dương Duiker cái to lớn và nặng cân hơn linh dương đực. Linh dương Statunga Tragelaphus spekeithường được tìm thấy ở các đầm lầy.
Năm 2015 là năm Ất Mùi tức là năm con dê. Tên Hán- Việt của dê là Dương. Tên khoa học của dê là Capra hircus hay dài dòng hơn là Capra aegagrus hircus thuộc gia đình Bovidae như trâu bò. Dê là loài động vật có vú, có xương sống, có máu đỏ, sinh con.
Dê có vóc dáng của nai và chó. Khác với chó, dê có sừng. Sừng dê ngắn. Sừng nai dài và có nhiều nhánh. Dê đực và dê cái đều có râu và có móng đặc. Dê có mặt giống thỏ. Cả hai loại thú này đều ăn cỏ, lá cây, các loại lá có mùi nồng như lá bù xít Ageratum conyzoides. Nhiều nơi ở Việt Nam gọi bù xít là hoa cứt lợn. Người Anh gọi là goat’s weed có lẽ vì dê thích ăn loại lá có mùi hôi nồng này. Dê con ăn cả lá dứa, lá bã đậu và cây xương rồng. Lá so đũa Sesbania grandiflora là thức ăn ưa thích nhất của dương tộc. Dê đực già có râu và có sừng. Thỏ chỉ có tai dài. Dê và thỏ đều sợ ẩm. Phân dê và phân thỏ đều cứng và không có công dụng lớn trong đời sống nông nghiệp ở Việt Nam. Ở Việt Nam chỉ có cộng đồng người Ấn hay người Chàm nuôi dê để ăn thịt và uống sữa mà thôi.
Dê được các dân tộc Á Châu và đông Địa Trung Hải thuần hóa cách đây 9,000 năm. Ngày nay dê được nuôi khắp thế giới. Dê có thể sống ở vùng khí hậu khô hạn, miền núi và miền khí hậu ôn đới, lạnh hay bán hàn đới như Alaska, tây bắc Canada và Hoa Kỳ. Có 600 giống dê khác nhau trên thế giới.
Ở Trung Đông và Hy Lạp có nhiều loại dê hoang. Loại dê núi lông trắng, thẳng và dày ở Alaska, tây bắc Canada và tây bắc Hoa Kỳ là loại dê hoang. Loài dê này có thể nhảy từ vách núi này sang vách núi kia một cách dễ dàng. Điều này cho thấy chân của dương tộc rất khỏe nên có thể leo cây, leo núi và nhảy từ mõm đá này sang mõm đá khác dễ dàng.
Giống dê nhỏ nhất là dê lùn Pakistan cao lối 46 cm (1.5 feet) và cân nặng 09 ki-lô (20 pounds). Trái lại dê Ibex Capra aegagrus sống hoang dã trong miền núi ở Trung Á, Nubia, Ai Cập, núi Alps, Tây Bá Lợi Á cao đến 1.07 m (3.45 feet) và cân nặng đến 135 ki-lô (300 pounds).
Về màu sắc dê có lông màu đen, trắng, xám, đỏ và hung đỏ. Dê đực và cái đều có râu. Dê đực già có sừng cứng, dài và nhiều râu. Loại dê Tahr trên dãy Hi Mã Lạp Sơn Hemitragus jemlahicus, dê núi Oreamnos americanus ở tây bắc Canada và Hoa Kỳ, dê Markhor Capri falconeri có lông dài và dày để chống lạnh. Dê từ 01 tuổi đến 1.5 tuổi rưỡi có thể bắt cặp. Dê mang thai trong 145- 150 ngày thì sinh con. Mỗi con dê cái sinh từ 02 đến 03 con. Dê mới sinh có thể đứng dậy vài phút sau khi sinh. Dê con lớn rất nhanh. Sau khi sinh hai ngày dê con vừa bú sữa mẹ vừa tập ăn lá cây và tập leo, nhảy trên các mõm đá. Dê mẹ sinh con sau 05 tháng thì có thể bắt cặp để có những lứa dê con khác.
Người ta nuôi dê Saanen, Toggenberg, Alpine để lấy sữa. Một con dê Saanen ở Thụy Sĩ có thể cho 900 lít sữa mỗi năm. Dê Nigeria cung cấp da. Dê Angora cho lông trắng mịn rất đẹp dùng để dệt vải mohair nổi tiếng. Dê La Mancha và dê Tây Ban Nha Capra pyrenaica (tiếng Tây Ban Nha: cabra montes) cho nhiều thịt, sữa, lông và da.
Thân thuộc gần của dê là trừu mang tên khoa học Ovis aries. Về hình dáng và trọng lượng dê và trừu gần như nhau. Tuổi bắt cặp (1.5 tuổi) và thời gian mang thai của trừu và dê cũng ngang nhau: 145- 150 ngày. Trừu có nhiều lông hơn dê. Những loại dê vùng khí hậu ôn, hàn đới cũng có lông dày. Lông dê thẳng; lông trừu dày và xoăn lại. Đuôi dê và trừu đều ngắn. Đuôi dê dỉnh lên; đuôi trừu cụp xuống. Dê năng động, leo trèo khi ăn lá cây trên cao. Trừu có vẻ chậm chạp và hiền hòa hơn. Tuy dê và trừu là thân thuộc rất gần, sự pha chủng giữa dê và trừu đến nay vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng ngoại trừ một trường hợp thành công khi chủng giống giữa một con dê đực và một con trừu cái. Nhưng đây là một trường hợp thành công đơn lẻ.
Sơn dương (chamois) mang tên khoa học Rubicapra rubicapra là thân thuộc của dê ở miền núi. Móng chân sơn dương rất đặc biệt nên khi phóng nhảy trên vách núi đá không bị trợt hay té ngã. Sơn dương được tìm thấy nhiều trên bán đảo Balkans, dãy núi Caucasus, Altai, Alps. Ở miền Nghệ An và Hà Tĩnh có một loại sơn dương được liệt vào loài sơn dương hiếm quí vì ít thấy trên thế giới.
Linh dương (antelope) là thân thuộc xa của dê có vóc dáng to lớn, sừng dài và uốn khúc trong khuôn mặt dê, trừu và thân xác khá to của bò con. Có những con linh dương Eland cân nặng đến 1,000 ki- lô! Địa bàn sống của linh dương là các thảo dã Phi Châu. Các loài linh dương thường thấy là linh dương KuduTragelaphus strepsiceros, linh dương Eland Taurotragus oryx rất nặng cân, linh dương Nilga Boselaphus tragocamelus, linh dương Duiker Sylvicapra grimmiaăn lá cây, trái cây, chuột, ếch, nhái và có thể nhịn khát trong một thời gian dài. Khi trời mưa chúng không cần uống nước. Linh dương Duiker cái to lớn và nặng cân hơn linh dương đực. Linh dương Statunga Tragelaphus spekeithường được tìm thấy ở các đầm lầy.
Linh dương Eland
Comment