Người ta kể, ở Pháp có một người đàn ông bị đi tù sáu tháng vì tội đánh vợ. Mãn hạn tù về chưa đầy một tuần lễ, anh ta đã khăn gói đến xin ban quản lý trại giam cho được tiếp tục... cải tạo thêm. Hỏi vì sao không ở nhà mà lại muốn vào tù? Anh ta thú thật, tuy ở tù chẳng sung sướng gì nhưng còn hơn ở nhà, vì ở tù không phải nghe vợ đay nghiến suốt ngày đêm!Biết rồi, khổ lắm, nói mãi
Một cuộc điều tra xã hội học ở Trung Quốc với 1.027 đàn ông ở nhiều vùng dân cư khác nhau với câu hỏi: “Vợ anh có thói xấu gì khó chịu nhất?”, thì đến 82% trả lời, đó là tính nói nhiều. Hóa ra, ai cũng sợ cái tính nói nhiều, nói dai của các bà vợ. Nỗi sợ này có nguồn gốc sâu xa từ thuở nhỏ, các cậu bé đã bị mẹ mắng mỏ nhiều quá. Đàn ông lẩn tránh các “lời khuyên” của vợ cũng giống như khi còn nhỏ họ lẩn tránh lời giáo huấn của mẹ. Thực tế “phái mạnh” rất hay bị “phái yếu” rầy la. Lớn lên một tí bị chị mắng. Lớn tí nữa, bị người yêu trách. Lấy vợ, bị vợ chê. Về già cũng chưa yên. Có cụ ông khi tiễn cụ bà về nơi an nghỉ cuối cùng đã tưởng từ nay chẳng còn ai nói mình nữa. Nào ngờ, cụ lại phàn nàn: “Con gái tôi bây giờ cũng nói nhiều chẳng kém gì mẹ nó!”.
Tại sao đàn ông, cả những người coi cái chết nhẹ tựa lông hồng lại sợ “võ mồm” của phụ nữ? Đơn giản vì nó không nguy hiểm chết người nhưng làm cho người ta khó chịu đến mức có thể ăn không ngon, ngủ không yên, sức khỏe cả tinh thần lẫn thể chất suy yếu dần, thậm chí sinh bệnh mà... chết.
Không hiểu các bà vợ có đề tài gì mà nói nhiều như vậy? Để lý giải điều đó, người ta đã làm những cuộc khảo sát nho nhỏ dành riêng cho các ông chồng và nhận ra, có đến 95% những lời “giáo huấn” của vợ là... giống nhau! Lại... hóa ra, hầu hết những “bài ca bất tận” của phái đẹp không phải là những sáng tác mới mà được tái bản nhiều lần, đến nỗi chồng thuộc lòng. Lắm ông chỉ nghe câu đầu đã biết toàn bộ nội dung "bài hát". Cho nên, nhân vật Cố Hồng trong truyện Số đỏ của Vũ Trọng Phụng có một câu cửa miệng đã trở thành “bất hủ” là: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.
Tai hại thấy rõ nhất của việc nói nhiều là đầu độc bầu không khí gia đình. Khi có một người bộc lộ sự không hài lòng của mình về người khác thì cả nhà đều bị căng thẳng. Chị Thúy Lan (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) đi làm về, vừa dắt xe vào đến sân, chồng chưa thấy mặt vợ đâu đã nghe tiếng la: “Ai mở vòi nước mà không tắt vậy hả? Khổ thân tôi chưa? Tháng này rồi cha con nhà ông liệu mà trả tiền nước đi nha!”. Tắt cái vòi nước, bước chân vào nhà, thấy cái bãi chiến trường: quần áo, giày dép vứt mỗi cái một nơi; trên bàn cốc chén ngổn ngang; dưới sàn đất cát vương vãi là chị biết chắc ông con trai lôi đám bạn về, bày ra rồi cứ thế rủ nhau đi đá bóng. Thế là chị vừa dọn dẹp vừa nói luôn mồm. Không nói cũng không được.
Tại anh...
Nhưng, những người đàn ông hãy thử nhìn lại mình một cách nghiêm túc xem, liệu sự ca thán của các bà vợ là đúng hay oan? Các nhà tư vấn tâm lý sau khi kiên nhẫn ngồi nghe hàng ngàn cuộc than phiền từ các quý bà, đã nhận thấy một thực tế đau buồn là: trên đời khó có ông chồng nào thoát khỏi bị vợ chê.
Người làm việc trí óc, làu thông kinh sử thì bị vợ la rầy về tội đóng cái đinh không nên hồn, thay cái cầu chì thì cứ như xẩm sờ gậy. Người là thợ bậc 7, làm việc gì cũng khéo lại bị chê là con bị ốm, viết cái đơn xin cho nó nghỉ học cũng không xong. Người giỏi cả chân tay lẫn trí óc lại bị tra tấn vì tội không biết lãng mạn là gì, từ ngày lấy nhau đến giờ chưa bao giờ mua được cặp vé đưa vợ đi xem kịch. Tóm lại là anh đã lấy vợ thì kiểu gì anh cũng bị vợ chê, không chuyện này thì chuyện khác. Xưa nay phụ nữ rất ít khen chồng. Nếu có khen thì khen chồng… hàng xóm. Nhưng, giá bảo đổi chồng thì chắc chắn họ lắc đầu quầy quậy.
Vậy khi mới yêu nhau, phụ nữ có thói quen đó không? May thay, lúc đó họ luôn ít nói. Họ kiên nhẫn ngồi nghe đàn ông ba hoa, bốc phét một tấc đến giời, lại còn đế vào: “Thế cơ à ? Sao anh giỏi vậy? Anh thông minh thế?”. Lúc ấy, anh nào mà chả đáng yêu. Anh ta đang chinh phục mà! Ngày lễ, ngày Tết có hoa, có quà. Đi đâu thì xe đưa, xe đón. Thích gì chưa nói anh ta đã đoán được và chiều đúng ý nàng. Cho nên nhất cử nhất động của anh ta đều đáng yêu hết. Mọi điều đáng ca thán chỉ bắt đầu từ khi họ kết hôn, về chung sống với nhau.
Hãy thử nghe một buổi “ca nhạc thính phòng” tại gia xem như thế nào? Hôm ấy, bữa cơm tối diễn ra vui vẻ. Ăn xong, vợ ngọt ngào bảo chồng: “Bữa nay anh rửa bát nhá!”. Chồng vừa dán mắt vào tivi theo dõi trận quyền Anh, vừa trả lời rất ga-lăng: “Cứ để đấy, anh rửa!”. Nói xong, chồng vẫn ngồi nguyên vì theo anh ta, xem hết trận đấu rồi đi rửa bát cũng chẳng chết ai! Nhưng người vợ không chấp nhận kiểu đó. Sẽ xảy ra một trong hai tình huống. Một là người đẹp nhắc lại bằng giọng nữ cao: “Anh có rửa bát không?”. Hai là nàng lẳng lặng bưng mâm bát đi rửa. Đừng vội mừng là bà xã chịu thua! Đó chính là cách “đay nghiến không lời”, còn khủng khiếp hơn là đay nghiến bằng lời, vì đi kèm với nó là một bộ mặt đằng đằng sát khí.
Đã có những nghiên cứu về đề tài tại sao phụ nữ nói nhiều và các nhà khoa học phát hiện nguyên nhân chính là do đàn ông. Vì, ngay trong thời đại phụ nữ đã được giải phóng thì hầu hết việc nhà vẫn rơi vào tay chị em, mà loại việc đó thì có làm mãi vẫn không mấy khi có thể hài lòng. Hết con bày ra lại đến chồng buông quăng bỏ vãi, nhìn đâu cũng gai mắt không thể chịu nổi.
Công bằng mà nói, nếu gia đình nào vợ đi vắng lâu ngày, buộc chồng phải đảm đương nội trợ thì anh ta cũng nói nhiều chẳng kém. Cho nên, muốn “trị” được bệnh nói nhiều của vợ, chỉ còn cách các ông chồng chịu khó xắn tay áo lên. Trong khi vợ nấu cơm, nếu không vào phụ bếp thì hãy thu dọn nhà cửa cho gọn gàng, lau sạch sàn nhà, đưa con đi tắm hoặc giặt quần áo, phơi lên. Xong việc thì đi tưới cây trên sân thượng. Bạn hãy thử như thế xem, hẳn vợ bạn sẽ nhìn bạn với nụ cười âu yếm...
Thay đổi “đường lối”...
Thật ra, nếu cứ gặp đâu nói đấy thì có nói suốt ngày cũng chẳng thể nào giải quyết được vấn đề. Không có gì hoang tưởng hơn là chỉ bằng lời nói mà cải tạo được chồng, con. Muốn chồng chịu nghe mình, bạn không cần nói ngay lúc sự việc không hài lòng đang diễn ra, mà nên chờ dịp thuận lợi để nói chuyện một cách nghiêm túc. Bạn cũng không nên hì hục dọn dẹp một mình mà buộc ai đã bày ra thì phải tự dọn lại.
Bạn cũng đừng ca thán chung chung mà chỉ việc cụ thể cho chồng làm. Nếu không anh ta sẽ quát lại: “Bây giờ phải làm cái gì?”. Rồi nhăn mặt như ăn phải ớt: “Sao mà nói lắm thế! Không biết mỏi mồm à?”. Chỉ cần vài lần hướng dẫn cụ thể từng việc, làm được thì có động viên khuyến khích. Cứ thế, bạn sẽ dần đưa được chồng con vào thói quen ngăn nắp, gọn gàng. Nếu chưa được, cứ tiếp tục uốn nắn nhưng phải bằng việc làm cụ thể chứ không chỉ bằng cách nói nhiều.
Tại sao có những ông chồng tan sở không muốn về nhà? Vì cứ thò mặt về là bị “tra tấn” bởi những “bài ca không quên”. Ngồi ăn cơm cũng đắng mồm vì vừa ăn vừa bị nghe. Thậm chí, buổi tối “đài phát thanh” cũng không ngừng làm việc. Có người đàn ông nào thích sống trong bầu không khí ấy đâu! Có đứa trẻ nào hằng ngày hít thở không khí ấy mà tâm hồn không bị ô nhiễm!
Cho nên, nếu hỏi nhà sạch đẹp có cần không? Rất cần. Chồng con bày bừa có cần phải la không? Cũng cần. Nhưng, nếu đem hạnh phúc gia đình đánh đổi những cái đó, thì giá quá đắt. Nhà cửa sạch bong, đồ đạc ngăn nắp đâu vào đấy nhưng chồng đi đằng chồng, con đi đằng con, chỉ còn mình bạn trong ngôi nhà ngăn nắp gọn gàng nhưng trống trải, cô đơn, lẽ nào đó là giấc mơ của bạn?
Cả Ngố
Một cuộc điều tra xã hội học ở Trung Quốc với 1.027 đàn ông ở nhiều vùng dân cư khác nhau với câu hỏi: “Vợ anh có thói xấu gì khó chịu nhất?”, thì đến 82% trả lời, đó là tính nói nhiều. Hóa ra, ai cũng sợ cái tính nói nhiều, nói dai của các bà vợ. Nỗi sợ này có nguồn gốc sâu xa từ thuở nhỏ, các cậu bé đã bị mẹ mắng mỏ nhiều quá. Đàn ông lẩn tránh các “lời khuyên” của vợ cũng giống như khi còn nhỏ họ lẩn tránh lời giáo huấn của mẹ. Thực tế “phái mạnh” rất hay bị “phái yếu” rầy la. Lớn lên một tí bị chị mắng. Lớn tí nữa, bị người yêu trách. Lấy vợ, bị vợ chê. Về già cũng chưa yên. Có cụ ông khi tiễn cụ bà về nơi an nghỉ cuối cùng đã tưởng từ nay chẳng còn ai nói mình nữa. Nào ngờ, cụ lại phàn nàn: “Con gái tôi bây giờ cũng nói nhiều chẳng kém gì mẹ nó!”.
Tại sao đàn ông, cả những người coi cái chết nhẹ tựa lông hồng lại sợ “võ mồm” của phụ nữ? Đơn giản vì nó không nguy hiểm chết người nhưng làm cho người ta khó chịu đến mức có thể ăn không ngon, ngủ không yên, sức khỏe cả tinh thần lẫn thể chất suy yếu dần, thậm chí sinh bệnh mà... chết.
Không hiểu các bà vợ có đề tài gì mà nói nhiều như vậy? Để lý giải điều đó, người ta đã làm những cuộc khảo sát nho nhỏ dành riêng cho các ông chồng và nhận ra, có đến 95% những lời “giáo huấn” của vợ là... giống nhau! Lại... hóa ra, hầu hết những “bài ca bất tận” của phái đẹp không phải là những sáng tác mới mà được tái bản nhiều lần, đến nỗi chồng thuộc lòng. Lắm ông chỉ nghe câu đầu đã biết toàn bộ nội dung "bài hát". Cho nên, nhân vật Cố Hồng trong truyện Số đỏ của Vũ Trọng Phụng có một câu cửa miệng đã trở thành “bất hủ” là: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.
Tai hại thấy rõ nhất của việc nói nhiều là đầu độc bầu không khí gia đình. Khi có một người bộc lộ sự không hài lòng của mình về người khác thì cả nhà đều bị căng thẳng. Chị Thúy Lan (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) đi làm về, vừa dắt xe vào đến sân, chồng chưa thấy mặt vợ đâu đã nghe tiếng la: “Ai mở vòi nước mà không tắt vậy hả? Khổ thân tôi chưa? Tháng này rồi cha con nhà ông liệu mà trả tiền nước đi nha!”. Tắt cái vòi nước, bước chân vào nhà, thấy cái bãi chiến trường: quần áo, giày dép vứt mỗi cái một nơi; trên bàn cốc chén ngổn ngang; dưới sàn đất cát vương vãi là chị biết chắc ông con trai lôi đám bạn về, bày ra rồi cứ thế rủ nhau đi đá bóng. Thế là chị vừa dọn dẹp vừa nói luôn mồm. Không nói cũng không được.
Tại anh...
Nhưng, những người đàn ông hãy thử nhìn lại mình một cách nghiêm túc xem, liệu sự ca thán của các bà vợ là đúng hay oan? Các nhà tư vấn tâm lý sau khi kiên nhẫn ngồi nghe hàng ngàn cuộc than phiền từ các quý bà, đã nhận thấy một thực tế đau buồn là: trên đời khó có ông chồng nào thoát khỏi bị vợ chê.
Người làm việc trí óc, làu thông kinh sử thì bị vợ la rầy về tội đóng cái đinh không nên hồn, thay cái cầu chì thì cứ như xẩm sờ gậy. Người là thợ bậc 7, làm việc gì cũng khéo lại bị chê là con bị ốm, viết cái đơn xin cho nó nghỉ học cũng không xong. Người giỏi cả chân tay lẫn trí óc lại bị tra tấn vì tội không biết lãng mạn là gì, từ ngày lấy nhau đến giờ chưa bao giờ mua được cặp vé đưa vợ đi xem kịch. Tóm lại là anh đã lấy vợ thì kiểu gì anh cũng bị vợ chê, không chuyện này thì chuyện khác. Xưa nay phụ nữ rất ít khen chồng. Nếu có khen thì khen chồng… hàng xóm. Nhưng, giá bảo đổi chồng thì chắc chắn họ lắc đầu quầy quậy.
Vậy khi mới yêu nhau, phụ nữ có thói quen đó không? May thay, lúc đó họ luôn ít nói. Họ kiên nhẫn ngồi nghe đàn ông ba hoa, bốc phét một tấc đến giời, lại còn đế vào: “Thế cơ à ? Sao anh giỏi vậy? Anh thông minh thế?”. Lúc ấy, anh nào mà chả đáng yêu. Anh ta đang chinh phục mà! Ngày lễ, ngày Tết có hoa, có quà. Đi đâu thì xe đưa, xe đón. Thích gì chưa nói anh ta đã đoán được và chiều đúng ý nàng. Cho nên nhất cử nhất động của anh ta đều đáng yêu hết. Mọi điều đáng ca thán chỉ bắt đầu từ khi họ kết hôn, về chung sống với nhau.
Hãy thử nghe một buổi “ca nhạc thính phòng” tại gia xem như thế nào? Hôm ấy, bữa cơm tối diễn ra vui vẻ. Ăn xong, vợ ngọt ngào bảo chồng: “Bữa nay anh rửa bát nhá!”. Chồng vừa dán mắt vào tivi theo dõi trận quyền Anh, vừa trả lời rất ga-lăng: “Cứ để đấy, anh rửa!”. Nói xong, chồng vẫn ngồi nguyên vì theo anh ta, xem hết trận đấu rồi đi rửa bát cũng chẳng chết ai! Nhưng người vợ không chấp nhận kiểu đó. Sẽ xảy ra một trong hai tình huống. Một là người đẹp nhắc lại bằng giọng nữ cao: “Anh có rửa bát không?”. Hai là nàng lẳng lặng bưng mâm bát đi rửa. Đừng vội mừng là bà xã chịu thua! Đó chính là cách “đay nghiến không lời”, còn khủng khiếp hơn là đay nghiến bằng lời, vì đi kèm với nó là một bộ mặt đằng đằng sát khí.
Đã có những nghiên cứu về đề tài tại sao phụ nữ nói nhiều và các nhà khoa học phát hiện nguyên nhân chính là do đàn ông. Vì, ngay trong thời đại phụ nữ đã được giải phóng thì hầu hết việc nhà vẫn rơi vào tay chị em, mà loại việc đó thì có làm mãi vẫn không mấy khi có thể hài lòng. Hết con bày ra lại đến chồng buông quăng bỏ vãi, nhìn đâu cũng gai mắt không thể chịu nổi.
Công bằng mà nói, nếu gia đình nào vợ đi vắng lâu ngày, buộc chồng phải đảm đương nội trợ thì anh ta cũng nói nhiều chẳng kém. Cho nên, muốn “trị” được bệnh nói nhiều của vợ, chỉ còn cách các ông chồng chịu khó xắn tay áo lên. Trong khi vợ nấu cơm, nếu không vào phụ bếp thì hãy thu dọn nhà cửa cho gọn gàng, lau sạch sàn nhà, đưa con đi tắm hoặc giặt quần áo, phơi lên. Xong việc thì đi tưới cây trên sân thượng. Bạn hãy thử như thế xem, hẳn vợ bạn sẽ nhìn bạn với nụ cười âu yếm...
Thay đổi “đường lối”...
Thật ra, nếu cứ gặp đâu nói đấy thì có nói suốt ngày cũng chẳng thể nào giải quyết được vấn đề. Không có gì hoang tưởng hơn là chỉ bằng lời nói mà cải tạo được chồng, con. Muốn chồng chịu nghe mình, bạn không cần nói ngay lúc sự việc không hài lòng đang diễn ra, mà nên chờ dịp thuận lợi để nói chuyện một cách nghiêm túc. Bạn cũng không nên hì hục dọn dẹp một mình mà buộc ai đã bày ra thì phải tự dọn lại.
Bạn cũng đừng ca thán chung chung mà chỉ việc cụ thể cho chồng làm. Nếu không anh ta sẽ quát lại: “Bây giờ phải làm cái gì?”. Rồi nhăn mặt như ăn phải ớt: “Sao mà nói lắm thế! Không biết mỏi mồm à?”. Chỉ cần vài lần hướng dẫn cụ thể từng việc, làm được thì có động viên khuyến khích. Cứ thế, bạn sẽ dần đưa được chồng con vào thói quen ngăn nắp, gọn gàng. Nếu chưa được, cứ tiếp tục uốn nắn nhưng phải bằng việc làm cụ thể chứ không chỉ bằng cách nói nhiều.
Tại sao có những ông chồng tan sở không muốn về nhà? Vì cứ thò mặt về là bị “tra tấn” bởi những “bài ca không quên”. Ngồi ăn cơm cũng đắng mồm vì vừa ăn vừa bị nghe. Thậm chí, buổi tối “đài phát thanh” cũng không ngừng làm việc. Có người đàn ông nào thích sống trong bầu không khí ấy đâu! Có đứa trẻ nào hằng ngày hít thở không khí ấy mà tâm hồn không bị ô nhiễm!
Cho nên, nếu hỏi nhà sạch đẹp có cần không? Rất cần. Chồng con bày bừa có cần phải la không? Cũng cần. Nhưng, nếu đem hạnh phúc gia đình đánh đổi những cái đó, thì giá quá đắt. Nhà cửa sạch bong, đồ đạc ngăn nắp đâu vào đấy nhưng chồng đi đằng chồng, con đi đằng con, chỉ còn mình bạn trong ngôi nhà ngăn nắp gọn gàng nhưng trống trải, cô đơn, lẽ nào đó là giấc mơ của bạn?
Cả Ngố