.
Lâu ngày không đến Nhà Hát Kịch Hà Nội, hôm nay đến chẳng gặp ai, chỉ gặp mỗi Tiến Hợi. Nó hỏi có vở mới không ông, mình nói không. Nó nói từ ngày tôi đóng vai nhà thơ trong kịch “Sám Hối” của ông, quay đi quay lại cả chục năm rồi. Bao nhiêu lần ông có vở mới tôi chẳng có vai.
Mình nói đùa ông kinh doanh vai Bác Hồ đủ no rồi, cần gì vai khác. Nó bảo hồi này có ma nào thuê tôi đóng Bác Hồ nữa đâu. Tôi sực nhớ sau bộ phim “Hà Nội Mùa Đông 1946” của Đặng Nhật Minh, đúng là không ai thuê Tiến Hợi đóng vai Bác Hồ nữa thật.
Chẳng phải bây giờ Tiến Hợi không còn giống Bác Hồ nữa, hay thủ vai kém, mà tự nhiên thế, cả kịch lẫn phim đều vắng bóng nhân vật Bác Hồ.
Ngày xưa thì danh tiếng nó nổi như cồn nhờ nó thủ vai Bác Hồ. Nó mặt mũi, khổ người, dáng người giống y chang Bác Hồ khi Bác đến dự Đại hội Tua ở Pháp, hóa trang thì Bác Hồ thời nào nó cũng giống. Nó còn bắt chước được giọng Bác, nhiều khi nghe y chang tiếng Bác, khiến nhiều người xem, nghe rất cảm động.
Kịch, Phim bất kỳ đoàn nào có vai Bác Hồ là không thể không mời Tiến Hợi. Rồi các kỳ lễ lạt, phong trào sân khấu hóa rầm rộ, hễ 30/4 hay 2/9 thì thế nào cũng có vai Bác Hồ xuất hiện trước đám đông, có khi Bác nói đôi câu, có khi Bác chỉ đứng trên ô tô đưa tay vẫy vẫy; chỉ thế thôi nhưng Tiến Hơi vớ được khẳm tiền.
Cả một mùa hè năm 1995, Tiến Hợi chạy xô từ Bắc vào Nam, thu tiền mệt nghỉ. Vào Nghệ An, Tiến Hợi Bác Hồ chỉ đứng cho các cô gái múa vòng quanh Bác chừng 5 phút lên phim là kiếm được bạc triệu. Để nguyên bộ dạng hóa trang thành Bác Hồ như thế, Tiến Hợi bay vào Đà Nẵng, đứng trên ô tô vẫy vẫy, cười cười, rồi phát kẹo, bánh cho các em thiếu nhi, Bác lại cười cười, vẫy vẫy... Chỉ thế thôi Tiến Hợi kiếm gần chục triệu đồng.
Vào Sài Gòn, Tiến Hợi Bác Hồ đứng trên khán đài, đọc tuyên ngôn xong, bỏ túi cả chục triệu đồng, bay ra Hà Nội đến Cung Văn Hóa, lấy giọng Bác Hồ nói với các em: “Non sông Việt Nam có vẻ vang được hay không là do các cháu.” Bác ẵm hai triệu đồng ngon ơ.
Thằng Tùng Cứt nói Tiến Hợi đóng Bác Hồ chỉ trong 10 ngày kiếm được 5 chục triệu - 50.000.000 đồng. Buôn thuốc phiện cũng không trúng lớn và dễ đến như thế.
Tiến Hợi nói:
“Mọi người ơn Bác một, tao ơn Bác một trăm.”
Người có mặt mũi, dáng người giống Bác Hồ nên làm kịch sĩ, đóng vai Bác Hồ, kiếm tiền dễ dàng; nghe thì đơn giản thế thôi, nhưng thực ra phải tập luyện vất vả lắm. Tiến Hợi chăm, chịu nghe người chỉ bảo, nhưng hơi chậm hiểu, lại có cái bệnh mất tập trung, hay quên lời, nhiều khi thấy nó tập đóng vai Bác Hồ vất vả dễ sợ.
Mình nhớ hồi mình làm việc ở Nhà Hát, dựng vở gì đó của Phú Thăng, mình có chấp bút biên tập nhưng không nhớ tên vở, chỉ nhớ có vai Bác, mỗi lần làm thoại lời Bác đến khổ.
Tiến Hợi Bác Hồ càng khổ hơn. Anh Tạo - Hoàng Quân Tạo - nhiều lần tru lên:
- Đó là thằng Hợi nói, không phải Bác nói, ngu ơi là ngu!
Nhiều lần điên lên, anh Tạo quát:
- Bác nói cái đéo gì mà mày nói thế, hả?
Được cái Tiến Hợi không tự ái, nó hết sức lắng nghe mọi người góp ý, phải sửa đi, sửa lại cả trăm lần nó cũng sửa cho kì được.
Khổ nhất mỗi khi Bác xuất hiện, thế nào cũng có đám đông quần chúng. Phải đứng thế nào cho ra vị thế Bác, lại không được để Bác xa rời quần chúng.
Lắm khi thấy Tiến Hợi lúng ta lúng túng như gà mắc tóc, anh Tạo quát:
- Bác cơ mà! Bác mà đứng co ro thế hả?
Mọi người cười rũ.
Quốc Toàn góp ý anh Tạo không được gọi Bác Hồ, chỉ gọi Tiến Hợi thôi, tránh phạm húy. Anh Tạo nghe liền.
Nhưng thói quen gọi tên nhân vật, buột miệng vô thức rất buồn cười. Nhiều khi quên, anh Tạo kêu lên:
- Ôi chà chà. Xem cái thằng Bác diễn ngu chưa kìa!
Nói xong anh giật mình, sợ bằng chết. Đến khi say nghề quên hết, lại buột miệng kêu lên:
- Bác Hồ ơi là Bác Hồ, mày diễn cái đéo gì đấy?
Chết cười.
Rồi cuối cùng mọi việc cũng êm thấm cả. Tiến Hợi danh nổi như cồn nhờ vai Bác.
Một đêm diễn kịch về cuộc đời Bác xong, đại diện Ban Lãnh đạo Thành phố lên sân khấu, tặng hoa, bắt tay Tiến Hợi. Khi ấy Tiến Hợi vẫn là Bác Hồ, nhưng nó khom người, kính cẩn đưa cả hai tay ra bắt tay vị lãnh đạo thành phố.
Hoàng Dũng sỉ vả:
- Sao mày ngu thế! Mày đang vào vai Bác, mày bắt tay kiểu đó, chẳng may có thằng nào chụp ảnh Bác khúm núm, người xem ảnh tưởng là Bác thật, có chết không?
Mấy đêm diễn sau đó ở những thành phố khác, nghe lời Hoàng Dũng, khi lãnh đạo thành phố lên sân khấu, tặng hoa, bắt tay, Tiến Hợi diễn vai Bác đúng sách, Bác đứng thẳng, chững chạc, bắt tay với vẻ âu yếm, lại còn vỗ vỗ vai lãnh đạo, thân mật kiểu Bác cháu.
Nhưng làm thế, Tiến Hợi bị anh Tạo mắng:
- Sao mày ngu thế? Người ta là lãnh đạo, mày là cái đéo gì mà mày vỗ vai người ta?
Tiến Hơi nhăn nhó:
- Lúc ấy em đang vào vai Bác mà.
Anh Tạo gắt:
- Vào vào cái đéo gì. Hết kịch là hết Bác, nghe chưa!
Làm gì cũng bị chửi, Tiến Hợi ức lắm, vào hậu đài thở dài, nói:
- Chỉ là Bác thôi mà Hoàng Dũng bảo một đằng, anh Tạo bảo một đằng, tao biết làm thế nào cho đúng là Bác.
Thằng Tùng Cứt nói:
- Mày làm Bác bao nhiêu lần mà mày đéo biết phải làm sao cho giống Bác. Tụi tao biết gì đâu mà mày hỏi tụi tao!
Lâu ngày không đến Nhà Hát Kịch Hà Nội, hôm nay đến chẳng gặp ai, chỉ gặp mỗi Tiến Hợi. Nó hỏi có vở mới không ông, mình nói không. Nó nói từ ngày tôi đóng vai nhà thơ trong kịch “Sám Hối” của ông, quay đi quay lại cả chục năm rồi. Bao nhiêu lần ông có vở mới tôi chẳng có vai.
Mình nói đùa ông kinh doanh vai Bác Hồ đủ no rồi, cần gì vai khác. Nó bảo hồi này có ma nào thuê tôi đóng Bác Hồ nữa đâu. Tôi sực nhớ sau bộ phim “Hà Nội Mùa Đông 1946” của Đặng Nhật Minh, đúng là không ai thuê Tiến Hợi đóng vai Bác Hồ nữa thật.
Chẳng phải bây giờ Tiến Hợi không còn giống Bác Hồ nữa, hay thủ vai kém, mà tự nhiên thế, cả kịch lẫn phim đều vắng bóng nhân vật Bác Hồ.
Ngày xưa thì danh tiếng nó nổi như cồn nhờ nó thủ vai Bác Hồ. Nó mặt mũi, khổ người, dáng người giống y chang Bác Hồ khi Bác đến dự Đại hội Tua ở Pháp, hóa trang thì Bác Hồ thời nào nó cũng giống. Nó còn bắt chước được giọng Bác, nhiều khi nghe y chang tiếng Bác, khiến nhiều người xem, nghe rất cảm động.
Kịch, Phim bất kỳ đoàn nào có vai Bác Hồ là không thể không mời Tiến Hợi. Rồi các kỳ lễ lạt, phong trào sân khấu hóa rầm rộ, hễ 30/4 hay 2/9 thì thế nào cũng có vai Bác Hồ xuất hiện trước đám đông, có khi Bác nói đôi câu, có khi Bác chỉ đứng trên ô tô đưa tay vẫy vẫy; chỉ thế thôi nhưng Tiến Hơi vớ được khẳm tiền.
Cả một mùa hè năm 1995, Tiến Hợi chạy xô từ Bắc vào Nam, thu tiền mệt nghỉ. Vào Nghệ An, Tiến Hợi Bác Hồ chỉ đứng cho các cô gái múa vòng quanh Bác chừng 5 phút lên phim là kiếm được bạc triệu. Để nguyên bộ dạng hóa trang thành Bác Hồ như thế, Tiến Hợi bay vào Đà Nẵng, đứng trên ô tô vẫy vẫy, cười cười, rồi phát kẹo, bánh cho các em thiếu nhi, Bác lại cười cười, vẫy vẫy... Chỉ thế thôi Tiến Hợi kiếm gần chục triệu đồng.
Vào Sài Gòn, Tiến Hợi Bác Hồ đứng trên khán đài, đọc tuyên ngôn xong, bỏ túi cả chục triệu đồng, bay ra Hà Nội đến Cung Văn Hóa, lấy giọng Bác Hồ nói với các em: “Non sông Việt Nam có vẻ vang được hay không là do các cháu.” Bác ẵm hai triệu đồng ngon ơ.
Thằng Tùng Cứt nói Tiến Hợi đóng Bác Hồ chỉ trong 10 ngày kiếm được 5 chục triệu - 50.000.000 đồng. Buôn thuốc phiện cũng không trúng lớn và dễ đến như thế.
Tiến Hợi nói:
“Mọi người ơn Bác một, tao ơn Bác một trăm.”
Người có mặt mũi, dáng người giống Bác Hồ nên làm kịch sĩ, đóng vai Bác Hồ, kiếm tiền dễ dàng; nghe thì đơn giản thế thôi, nhưng thực ra phải tập luyện vất vả lắm. Tiến Hợi chăm, chịu nghe người chỉ bảo, nhưng hơi chậm hiểu, lại có cái bệnh mất tập trung, hay quên lời, nhiều khi thấy nó tập đóng vai Bác Hồ vất vả dễ sợ.
Mình nhớ hồi mình làm việc ở Nhà Hát, dựng vở gì đó của Phú Thăng, mình có chấp bút biên tập nhưng không nhớ tên vở, chỉ nhớ có vai Bác, mỗi lần làm thoại lời Bác đến khổ.
Tiến Hợi Bác Hồ càng khổ hơn. Anh Tạo - Hoàng Quân Tạo - nhiều lần tru lên:
- Đó là thằng Hợi nói, không phải Bác nói, ngu ơi là ngu!
Nhiều lần điên lên, anh Tạo quát:
- Bác nói cái đéo gì mà mày nói thế, hả?
Được cái Tiến Hợi không tự ái, nó hết sức lắng nghe mọi người góp ý, phải sửa đi, sửa lại cả trăm lần nó cũng sửa cho kì được.
Khổ nhất mỗi khi Bác xuất hiện, thế nào cũng có đám đông quần chúng. Phải đứng thế nào cho ra vị thế Bác, lại không được để Bác xa rời quần chúng.
Lắm khi thấy Tiến Hợi lúng ta lúng túng như gà mắc tóc, anh Tạo quát:
- Bác cơ mà! Bác mà đứng co ro thế hả?
Mọi người cười rũ.
Quốc Toàn góp ý anh Tạo không được gọi Bác Hồ, chỉ gọi Tiến Hợi thôi, tránh phạm húy. Anh Tạo nghe liền.
Nhưng thói quen gọi tên nhân vật, buột miệng vô thức rất buồn cười. Nhiều khi quên, anh Tạo kêu lên:
- Ôi chà chà. Xem cái thằng Bác diễn ngu chưa kìa!
Nói xong anh giật mình, sợ bằng chết. Đến khi say nghề quên hết, lại buột miệng kêu lên:
- Bác Hồ ơi là Bác Hồ, mày diễn cái đéo gì đấy?
Chết cười.
Rồi cuối cùng mọi việc cũng êm thấm cả. Tiến Hợi danh nổi như cồn nhờ vai Bác.
Một đêm diễn kịch về cuộc đời Bác xong, đại diện Ban Lãnh đạo Thành phố lên sân khấu, tặng hoa, bắt tay Tiến Hợi. Khi ấy Tiến Hợi vẫn là Bác Hồ, nhưng nó khom người, kính cẩn đưa cả hai tay ra bắt tay vị lãnh đạo thành phố.
Hoàng Dũng sỉ vả:
- Sao mày ngu thế! Mày đang vào vai Bác, mày bắt tay kiểu đó, chẳng may có thằng nào chụp ảnh Bác khúm núm, người xem ảnh tưởng là Bác thật, có chết không?
Mấy đêm diễn sau đó ở những thành phố khác, nghe lời Hoàng Dũng, khi lãnh đạo thành phố lên sân khấu, tặng hoa, bắt tay, Tiến Hợi diễn vai Bác đúng sách, Bác đứng thẳng, chững chạc, bắt tay với vẻ âu yếm, lại còn vỗ vỗ vai lãnh đạo, thân mật kiểu Bác cháu.
Nhưng làm thế, Tiến Hợi bị anh Tạo mắng:
- Sao mày ngu thế? Người ta là lãnh đạo, mày là cái đéo gì mà mày vỗ vai người ta?
Tiến Hơi nhăn nhó:
- Lúc ấy em đang vào vai Bác mà.
Anh Tạo gắt:
- Vào vào cái đéo gì. Hết kịch là hết Bác, nghe chưa!
Làm gì cũng bị chửi, Tiến Hợi ức lắm, vào hậu đài thở dài, nói:
- Chỉ là Bác thôi mà Hoàng Dũng bảo một đằng, anh Tạo bảo một đằng, tao biết làm thế nào cho đúng là Bác.
Thằng Tùng Cứt nói:
- Mày làm Bác bao nhiêu lần mà mày đéo biết phải làm sao cho giống Bác. Tụi tao biết gì đâu mà mày hỏi tụi tao!
Nguyễn Quang Lập - Quê Choa blog