Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Nhặt lon kiếm sống

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nhặt lon kiếm sống

    Nhặt lon kiếm sống












    Tác Giả
    Trang Nguyên









    Nhặt lon, chai nhựa, vỏ chai bia chưa thể xác định là một nghề kiếm sống của một số ít người nghèo hay vì một mục đích khác trong cuộc sống. Thế nhưng nhiều thành phố lớn trên toàn quốc như New York, Los Angeles, San Jose... đang ra sức hạn chế công việc này. Với lý do đơn giản: người đi nhặt vật để tái chế ở hè phố rất dễ bị nguy hiểm và quan trọng nhất là khi bươi kiếm trong những bịch rác hoặc thùng rác làm văng ra những thứ rác khiến mất vệ sinh cảnh quan môi trường công cộng.







    Một cơ sở thu mua vật tái chế vỏ lon, chai bia, chai nhựa








    Nhặt lon kiếm được bao nhiêu?




    Yolette Francois thoát ra khỏi thang máy từ trên tầng thứ tư xuống tầng trệt. Cô cẩn thận lôi ra cửa ba bọc nhựa to chứa đầy các vật để tái chế như lon, chai nhựa, chai bia các loại. Xong rồi, cô bước ra phía góc khuất khu chung cư housing bên ngoài, mở khóa đem chiếc xe đẩy tự chế trở vào, chất những bịch nylon đen lên xe một cách nặng nhọc. Hôm nay là ngày đem bán cho vựa phế liệu tái chế những thứ đồ cô nhặt nhạnh từ ba ngày hôm trước. Francois, mang đôi bao tay len bạc màu, khoác thêm chiếc áo ấm dài tới gối, đẩy chiếc xe chất đồ chậm chạp đi trên hè phố.









    Khách hàng bán những vật tái chế sau khi được phân loại tại điểm thu mua ở New York






    Francois là một trong số những người nhặt vật tái chế đem bán kiếm ít tiền trang trải thêm cho cuộc sống. Yolette Francois, người gốc Haiti cùng chồng và hai con sang định cư tại New York mười lăm năm trước. Chồng làm công nhân, hai đứa con đang học đại học cộng đồng. Cô bị khuyết tật, nhận trợ cấp xã hội. Mỗi ngày, sau khi chuẩn bị cơm nước xong, cô tận dụng thời gian còn lại trong ngày, kéo lê chiếc xe đẩy đi quanh nhiều khu đường nơi tập trung những cửa tiệm ăn uống trong khu vực Manhattan tìm kiếm vỏ lon. Hôm nay, cô nhẩm tính ít ra mình cũng kiếm được hai mươi đô la cho ba bọc đồ. Đang đi trên hè phố, bỗng cô dừng lại cạnh một thùng rác ứ đầy nhô lên một thùng vỏ bia Heineken. Cô mở nắp thùng rác, từ từ trút nước bia còn thừa trong các chai ra nền đất, bỏ từng vỏ chai vào cái túi giả da màu đen đeo bên mình. Mười hai cái vỏ chai, kiếm thêm được bảy tám mươi xu. Và đống lon nhôm nước ngọt, có đến hai mươi cái đang bẹp gí dưới đôi giày vải đế bằng. Cô dồn tất cả vào cái túi. Khuôn mặt cô tươi ra dưới bầu trời âm u lạnh lẽo của mùa đông về sớm trên vùng Đông Bắc.




    Francois làm công việc nhặt vật tái chế này rất lâu kể từ khi cô đến Mỹ. Mấy năm trước, công việc “làm ăn” khấm khá. Lon, chai nhựa đầy khắp nơi, thậm chí có nhiều chủ tiệm mua bán, cất riêng để dành cho Francois đến lấy. Họ muốn giúp cô một chút gì đó trong cuộc sống của một thành phố có giá sinh hoạt đắt đỏ này. Không chỉ có Francois, một số người nhặt nhạnh khác gần như chọn công việc tìm kiếm vật tái chế đem bán lấy tiền như một công việc kiếm sống chính thức, ngoài những trợ cấp xã hội của chính phủ.









    Lon bia được ép dẹp tại cơ sở thu mua








    Francois nói với một nhà báo của tờ nhật báo địa phương. “Thật khó tin, tôi biết có vài người nhặt vật tái chế đem bán hằng ngày kiếm được năm sáu chục đô. Số tiền đó với tôi là mơ ước mặc dù tôi “làm việc” cần mẫn mỗi ngày giống như họ. Có lẽ do bị khuyết tật ở chân nên tôi chậm chạp và không thể đi xa hơn đến những thùng rác của các quán bar hay vũ trường. Mỗi tháng tôi kiếm được hai hay ba trăm đô la là đã mừng lắm rồi”.




    Thế nhưng giờ đây lại khác. Việc “làm ăn” với vật tái chế ở các vựa thu mua nhỏ lẻ đang gặp những khó khăn. Khó khăn vì các quy định của thành phố đã khiến người nhặt vật tái chế không thể tìm kiếm được “tài nguyên” vỏ lon, chai nhựa nhiều như trước nữa. Sở Vệ sinh Môi trường thành phố muốn chấm dứt công việc tự do của người nhặt vật tái chế và đang đưa ra những luật lệ quy định. Cơ quan này cho rằng, người bươi móc các vật tái chế có thể gây nguy hiểm không chỉ cho mình mà còn cho các công nhân vệ sinh đi lấy rác khi chạm phải các bọc rác hôi thối bị rách nát vỡ tung. Các vật tái chế phải bỏ vào thùng rác riêng biệt và không ai được lấy đồ từ thùng rác tái chế bất hợp pháp.











    Những vật phế liệu tái chế này có thể giúp được người nghèo kiếm ít tiền chi tiêu










    Nhặt lon như một sinh hoạt




    Anh Hà Trần ở thành phố Arlington, TX kể câu chuyện nhặt vỏ lon của nhà láng giềng cho chúng tôi nghe. “Từ mấy tháng trước, cô bé học sinh tiểu học nhà bên tự dưng qua nhà tôi đề nghị giúp để dành những vỏ lon bia hay chai nhựa cho cô góp vào quỹ Steve Jobs. Tôi chưa bao giờ nghe đến quỹ từ thiện này, nhưng rất ngạc nhiên vì nguồn đóng góp là những vật tái chế. Cô bé hỏi tôi có biết Steve Jobs không. Tôi lắc đầu chẳng biết. Sau khi nghe giải thích, tôi mới biết, ông từng là “cha đẻ” của công ty Apple. Thuở niên thiếu cậu bé Steve hết sức nghèo khó. Ngủ tại sàn garage nhà bạn bè. Đi nhặt vỏ lon bán kiếm sống và ăn cơm phát chẩn tại chùa Hare Krihma. Cô giáo của em kể như thế, cô bé cảm động nên muốn lập quỹ từ thiện cá nhân để giúp các bạn nghèo khó trong lớp của mình bằng cách tích lũy những vật tái chế đem bán lấy tiền.




    “Hay quá đi chứ! Tuần nào tôi cũng cùng anh em bạn bè nhậu vài ba lần, vỏ lon, chai bia cả đống. Trước đây, tôi cũng để dành những thứ này cho một bà bác người Việt mình mỗi tuần đến lấy. Nhưng sau đó không thấy bà đến “dọn”. Có lần gặp bà đi chợ, hỏi sao bác không đi nhặt lon nữa, bà bảo mấy đứa con “nhằn” quá. Già rồi, không chịu ở nhà nghỉ ngơi cho khỏe xác, đi rong ruổi nhặt nhạnh, lỡ té trên đường ai biết. Nhưng bà bác nói các con không hiểu tôi. Ở nhà quanh năm suốt tháng, lẩn quẩn việc nhà một thoáng là xong. Rảnh không biết làm gì, ra vô sân trước sân sau riết muốn bịnh luôn. Đi ra ngoài đường cũng như tập thể dục, sẵn nhặt ít đồ phế liệu đem bán có chút tiền còm. Một công hai việc. Mỗi tháng kiếm được gần trăm bạc, gởi về quê cho mấy đứa cháu có tiền ăn bánh”, anh Hà Trần nói thêm.









    Một người Á Đông nhặt vỏ lon trên hè phố








    Riêng ông T. sống tại thành phố Fort Worth thì lại khác. Ông sang Mỹ diện tị nạn hai mươi năm trước, lãnh tiền già sống cũng tạm ổn, tuổi 85 nhưng sức khỏe còn rất tốt. Mỗi ngày ông đạp xe cả mấy chục dặm tìm kiếm vỏ lon, chai nhựa. Công việc này ông thực hiện đều đặn mỗi ngày trong suốt hai mươi năm ròng. Đối với ông, nhặt phế liệu là một niềm vui, vừa dọn sạch một phần rác vương vãi trên hè phố, vừa kiếm được kha khá tiền gởi về giúp con cháu chi dùng. Ông cho biết: “Đúng là mấy năm trước, vật tái chế như lon, chai nhiều lắm, bây giờ ít hơn nhiều không biết lý do tại sao. Ngay cả mấy vựa thu mua cũng mất dần đi, chắc người ta làm ăn không được nữa vì không đủ sở hụi từ việc thu mua. Hiện giờ tôi biết chỉ còn một vựa mà giá thu mua cũng giảm hơn lúc trước nhiều”.




    Hỏi chuyện vui với ông có khi nào đi nhặt lon lại nhặt được tiền không. Ông cười bảo: “Mấy đồng tiền xu lượm được hà rầm. Có khi một ngày nhặt được cả nắm tiền xu, đếm được hai ba đồng không ít. Tiền xu thường tìm thấy ở trước các cửa chợ hoặc bãi đậu xe. Tôi thường đi quanh quẩn mấy thùng rác khu chợ tìm vật tái chế, thấy tiện lượm luôn. Bây giờ lon bia cũng ít rồi, nên một tuần tôi đi “mót” chừng hai ba ngày. Ngày nào lạnh ở nhà nghỉ xả hơi. Riêng mấy ngày lễ cuối năm thì trời lạnh hay không tôi đều đi nhặt. Mấy ngày này vỏ lon, chai bia ê hề. Kiếm cũng bộn”.









    Ngay cả người lớn cũng giúp trẻ nhỏ thu lon để gây quỹ từ thiện cá nhân giúp cho các bạn cùng lớp












    baotreonline






Working...
X