Châu Văn Thi - Người Việt quỳ lạy ở Singapore có phải là nhục quốc thể hay không?
Thời gian qua dư luận xôn xao trước thông tin anh Phạm Văn Thoại, một công nhân Việt Nam, bị lừa mua dịch vụ bảo hành iPhone 6 với giá cắt cổ ở Singapore đến mức phải khóc lóc và quỳ lạy ở cửa hàng.
Những người Singapore tử tế
Ngay sau khi sự việc xảy ra, cư dân mạng Singapore đã thực sự nổi giận. Các trang mạng Singapore đã lên án mạnh mẽ việc làm lừa đảo của cửa hàng Mobile Air tại trung tâm thương mại Sim Lim. Đây là lần thứ hai cửa hàng này bị tố cáo lừa đảo khi bán điện thoại cho khách hàng. Lần trước là một nữ khách du lịch người Trung Quốc, cửa hàng đã buộc phải trả lại cho người này, nhưng họ đã trả cô ta với hơn 1.000 tiền xu Singapore. Sau đó khi có sự tham gia của báo chí, cửa hàng này đã vội vàng thương lượng để trả tiền giấy. Hiện nay cửa hàng này đã tạm thời đóng cửa trước sức ép của dư luận.
Một người Singapore khác, ông Gabriel Kang, đã chủ động đứng ra quyên góp 1.350 đô la để đền bù cho anh Thoại một điện thoại iPhone 6. Lý do của ông Kang là đem lại CÔNG LÝ cho anh Thoại, và chứng minh đất nước Singapore không phải là một đất nước của trộm cắp và lừa đảo.
Lời kêu gọi của ông Kang đã được sự hưởng ứng tích cực từ cư dân mạng. Chỉ trong chưa đến hai ngày, số tiền quyên được đã lên đến 11.000 USD, gấp gần 10 lần con số dự kiến.
Khi bài viết này lên báo, thì ông Thoại cho biết ông sẽ không nhận số tiền 200 triệu mà cộng đồng mạng quyên góp này. “Tôi bị mất 550 SGD. Do đó, tôi sẽ chỉ nhận 550 SGD quyên góp bởi một người tốt bụng, không hơn. Tôi cảm ơn lòng tốt của tất cả các bạn nhưng tôi không muốn chiếm đoạt nhiều hơn những gì mình đã mất” - ông Thoại cho biết.
"Nhục quốc thể"
Trong khi người Singapore bảo vệ hình ảnh đất nước mình bằng những việc làm thiết thực và nhân văn, thì ở Việt Nam một số người cho rằng hành động của anh Pham Van Thoai là làm nhục quốc thể. Họ lập luận cho rằng anh có đủ tiền để đi du lịch Singapore thì hà cớ gì chỉ vì mấy triệu đồng để phải làm như thế trước mặt người nước ngoài và cả bạn gái của anh.
"Khi anh quỳ ở một nơi công cộng nước ngoài Tổ Quốc ở đâu trong anh.
Khi anh quỳ về một số tiền vài chục triệu Danh Dự đâu trong anh.
Khi anh quỳ về một chữ lỡ ký Trách Nhiệm đâu trong anh."
Trang mạng Singapore nêu rõ anh chỉ là một công nhân với mức lương gần 200USD tức là 4 triệu đồng, để đi du lịch và mua iPphone cho bạn gái chắc hẳn anh đã phải tiết kiệm rất nhiều tháng trước đó. Vậy Tổ quốc – Danh dự - Trách nhiệm có làm cho anh ra từng ấy tiền để đi du lịch và mua sắm, hay đó là tiền mồ hôi nước mắt của anh ấy dành dụm. Anh ấy không ăn cắp, chắc hẳn rồi và đứng trước một sự kiện hay vấn đề nào đó không ai có thể chỉ bảo ai phải làm thế nào cho đúng, mà chỉ có thể đặt mình vào hoàn cảnh đó để giải thích vì sao người ta phải làm như vậy. Người ta chỉ có thể cảm thông cho anh chứ không có quyền phán xét anh gay gắt như vậy. Cơ thể của anh chỉ đại diện cho anh chứ anh không đại diện cho Việt Nam để bắt tay ngoại giao, hay đi thi một cuộc thi nước ngoài.
Hãy để dành sự phê phán gay gắt về việc làm nhục quốc thể cho những vị nguyên thủ quốc gia đã ký những hợp đồng, hiệp ước... gây bất lợi cho đất nước. Hãy để dành nó cho những vụ vi phạm nhân quyền đang ngày càng xảy ra nghiêm trọng, công an đội lốt côn đồ siết cổ ông Tổng lãnh sự quán Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh mới là làm nhục quốc thể.
Người ta hay lạm dụng, nhân danh lòng yêu nước, tự hào dân tộc, quốc thể… để phán xét những việc làm không đâu vào đâu. Ở một đất nước thật lạ kỳ, công an phát tờ rơi cảnh báo khách du lịch thì bị coi là bôi xấu bộ mặt đất nước, dân Campuchia đốt quốc kỳ thì coi là nhục quốc thể,… thế thì việc bạn đem chuyện vi phạm nhân quyền của Việt Nam báo cáo đến Liên Hợp Quốc đó cũng là “bôi xấu” theo ý của bạn đó thôi.
Thời gian qua dư luận xôn xao trước thông tin anh Phạm Văn Thoại, một công nhân Việt Nam, bị lừa mua dịch vụ bảo hành iPhone 6 với giá cắt cổ ở Singapore đến mức phải khóc lóc và quỳ lạy ở cửa hàng.
Những người Singapore tử tế
Ngay sau khi sự việc xảy ra, cư dân mạng Singapore đã thực sự nổi giận. Các trang mạng Singapore đã lên án mạnh mẽ việc làm lừa đảo của cửa hàng Mobile Air tại trung tâm thương mại Sim Lim. Đây là lần thứ hai cửa hàng này bị tố cáo lừa đảo khi bán điện thoại cho khách hàng. Lần trước là một nữ khách du lịch người Trung Quốc, cửa hàng đã buộc phải trả lại cho người này, nhưng họ đã trả cô ta với hơn 1.000 tiền xu Singapore. Sau đó khi có sự tham gia của báo chí, cửa hàng này đã vội vàng thương lượng để trả tiền giấy. Hiện nay cửa hàng này đã tạm thời đóng cửa trước sức ép của dư luận.
Một người Singapore khác, ông Gabriel Kang, đã chủ động đứng ra quyên góp 1.350 đô la để đền bù cho anh Thoại một điện thoại iPhone 6. Lý do của ông Kang là đem lại CÔNG LÝ cho anh Thoại, và chứng minh đất nước Singapore không phải là một đất nước của trộm cắp và lừa đảo.
Lời kêu gọi của ông Kang đã được sự hưởng ứng tích cực từ cư dân mạng. Chỉ trong chưa đến hai ngày, số tiền quyên được đã lên đến 11.000 USD, gấp gần 10 lần con số dự kiến.
Khi bài viết này lên báo, thì ông Thoại cho biết ông sẽ không nhận số tiền 200 triệu mà cộng đồng mạng quyên góp này. “Tôi bị mất 550 SGD. Do đó, tôi sẽ chỉ nhận 550 SGD quyên góp bởi một người tốt bụng, không hơn. Tôi cảm ơn lòng tốt của tất cả các bạn nhưng tôi không muốn chiếm đoạt nhiều hơn những gì mình đã mất” - ông Thoại cho biết.
"Nhục quốc thể"
Trong khi người Singapore bảo vệ hình ảnh đất nước mình bằng những việc làm thiết thực và nhân văn, thì ở Việt Nam một số người cho rằng hành động của anh Pham Van Thoai là làm nhục quốc thể. Họ lập luận cho rằng anh có đủ tiền để đi du lịch Singapore thì hà cớ gì chỉ vì mấy triệu đồng để phải làm như thế trước mặt người nước ngoài và cả bạn gái của anh.
"Khi anh quỳ ở một nơi công cộng nước ngoài Tổ Quốc ở đâu trong anh.
Khi anh quỳ về một số tiền vài chục triệu Danh Dự đâu trong anh.
Khi anh quỳ về một chữ lỡ ký Trách Nhiệm đâu trong anh."
Trang mạng Singapore nêu rõ anh chỉ là một công nhân với mức lương gần 200USD tức là 4 triệu đồng, để đi du lịch và mua iPphone cho bạn gái chắc hẳn anh đã phải tiết kiệm rất nhiều tháng trước đó. Vậy Tổ quốc – Danh dự - Trách nhiệm có làm cho anh ra từng ấy tiền để đi du lịch và mua sắm, hay đó là tiền mồ hôi nước mắt của anh ấy dành dụm. Anh ấy không ăn cắp, chắc hẳn rồi và đứng trước một sự kiện hay vấn đề nào đó không ai có thể chỉ bảo ai phải làm thế nào cho đúng, mà chỉ có thể đặt mình vào hoàn cảnh đó để giải thích vì sao người ta phải làm như vậy. Người ta chỉ có thể cảm thông cho anh chứ không có quyền phán xét anh gay gắt như vậy. Cơ thể của anh chỉ đại diện cho anh chứ anh không đại diện cho Việt Nam để bắt tay ngoại giao, hay đi thi một cuộc thi nước ngoài.
Hãy để dành sự phê phán gay gắt về việc làm nhục quốc thể cho những vị nguyên thủ quốc gia đã ký những hợp đồng, hiệp ước... gây bất lợi cho đất nước. Hãy để dành nó cho những vụ vi phạm nhân quyền đang ngày càng xảy ra nghiêm trọng, công an đội lốt côn đồ siết cổ ông Tổng lãnh sự quán Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh mới là làm nhục quốc thể.
Người ta hay lạm dụng, nhân danh lòng yêu nước, tự hào dân tộc, quốc thể… để phán xét những việc làm không đâu vào đâu. Ở một đất nước thật lạ kỳ, công an phát tờ rơi cảnh báo khách du lịch thì bị coi là bôi xấu bộ mặt đất nước, dân Campuchia đốt quốc kỳ thì coi là nhục quốc thể,… thế thì việc bạn đem chuyện vi phạm nhân quyền của Việt Nam báo cáo đến Liên Hợp Quốc đó cũng là “bôi xấu” theo ý của bạn đó thôi.
“Động từ "yêu nước" thật đáng ghét khi người ta nhân danh nó, lợi dụng nó để biện minh, tuyên truyền cho những việc khuất tất không hề liên quan gì tới tình yêu nước.
Thật đáng khinh khi luôn cho rằng mình yêu nước hơn người khác, và những người có tư tưởng khác mình là không yêu nước.
Thật đáng ghê tởm và phỉ nhổ khi chém giết đồng loại nhân danh yêu nước.
— Bulldog's blog”
Thật đáng khinh khi luôn cho rằng mình yêu nước hơn người khác, và những người có tư tưởng khác mình là không yêu nước.
Thật đáng ghê tởm và phỉ nhổ khi chém giết đồng loại nhân danh yêu nước.
— Bulldog's blog”
Comment