.
Nguyên nhân nào đưa họ giàu nhanh thế? Đáng buồn là không phải tất cả trong số họ đều có tài kinh doanh trong một môi trường cạnh tranh bình đẳng và minh bạch! Mấy hôm nay, nhiều tờ báo có bài kể nỗi khốn khó của công nhân lao động. Nhưng vấn đề cần nói hơn là khoảng cách giàu - nghèo đang tăng một cách bất thường.
Năm ngoái, Hãng tư vấn Capgemini của Mỹ đưa kết luận khảo sát:
Số tỉ phú đôla ở Châu Á tăng mạnh, đặc biệt là Hồng Kông và Việt Nam. Việt Nam từ 100 người tăng lên 170, trong đó có hai người đạt chuẩn hội viên Câu lạc bộ 100 triệu đôla.
Theo số liệu của Bộ LĐTBXH, trong vòng 8 năm, khoảng cách 20% người nghèo nhất và 20% người giàu nhất đã từ 4,2 lần tăng lên 8,9 lần! UBTƯ MTTQVN đã phải kêu lên:
“Phân hóa giàu nghèo đang diễn ra một cách ghê gớm!”.
Nguyên nhân nào đưa họ giàu nhanh thế? Đáng buồn là không phải tất cả trong số họ đều có tài kinh doanh trong một môi trường cạnh tranh bình đẳng và minh bạch!Theo kết quả nhiều cuộc điều tra cho biết: Một là những người được ưu đãi “trốn thuế hợp pháp”; hai là những người thu lợi lớn từ quá trình cổ phần hóa tài sản nhà nước; ba là những người nắm được thông tin về quy hoạch, đầu cơ đất đai; bốn là những người tham nhũng từ các dự án. Cuối cùng mới đến những người có tài kinh doanh, làm giàu chính đáng, nhưng số này luôn bị áp lực bởi cơ chế quản lý chưa thông thoáng.
Tình trạng tăng khoảng cách giàu - nghèo đang gây những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.
Theo thống kê thì nhóm người nghèo bị bệnh tật nhiều gấp hai lần nhóm người giàu. Con cái của nhóm nghèo được học nghề từ trung cấp trở lên 11 lần ít hơn con cái của nhóm giàu. Những nhà giàu mới có thói tiêu pha quái đản, như “ăn lạ”, “uống độc” (ăn phở bò Kobe, mắt đại bàng, uống máu rắn lục...).
Do đó, gây ra kỳ thị giữa hai tầng lớp giàu - nghèo, sự sứt mẻ khó liên kết, thân thiện. Người nghèo mất dần cơ hội được hưởng các phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục, hưởng thụ văn hóa. Họ suy giảm niềm tin vào công lý, công bằng. Tình trạng thất học làm cho chất lượng lao động không đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ảnh hưởng đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Phải giải quyết sao đây?
Công đoàn VN là thành viên của LHCĐ thế giới, tổ chức đang đặt mục tiêu vì người lao động là:
“An sinh xã hội, thương lượng tập thể, thỏa ước tập thể, tự do dân chủ, ngày làm 7 giờ, tuần làm 5 ngày”.
Dù hoàn cảnh của chúng ta có khác, nhưng chí ít cũng phải mau chóng thực hiện cho được lương tối thiểu đáp ứng đủ mức sống tối thiểu của NLĐ, có tính khoản nuôi con; quy định cho nhà đầu tư với quy mô kinh doanh cỡ nào đó thì phải đảm bảo nhà ở cho công nhân và tổ chức bữa ăn công nghiệp đạt tiêu chuẩn vệ sinh dinh dưỡng.
Ngoài những quyết sách lớn phát triển KT-XH, ngăn chặn đẩy lùi tham nhũng, phải xây dựng chế độ phúc lợi xã hội đảm bảo cho người nghèo được hưởng các quyền lợi về văn hóa, giáo dục, y tế, chẳng hạn như miễn hoàn toàn học phí, viện phí... Cải cách toàn diện giáo dục đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng lao động là yếu tố quyết định tăng mức thu nhập cho NLĐ, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo và tạo điều kiện cho sự tăng trưởng bền vững của quốc gia.
Thu hẹp được khoảng cách giàu - nghèo là minh chứng hùng hồn cho sự ưu việt của chế độ!
Khoảng cách giàu - nghèo ở Việt Nam
tăng bất thường
tăng bất thường
Nguyên nhân nào đưa họ giàu nhanh thế? Đáng buồn là không phải tất cả trong số họ đều có tài kinh doanh trong một môi trường cạnh tranh bình đẳng và minh bạch! Mấy hôm nay, nhiều tờ báo có bài kể nỗi khốn khó của công nhân lao động. Nhưng vấn đề cần nói hơn là khoảng cách giàu - nghèo đang tăng một cách bất thường.
Năm ngoái, Hãng tư vấn Capgemini của Mỹ đưa kết luận khảo sát:
Số tỉ phú đôla ở Châu Á tăng mạnh, đặc biệt là Hồng Kông và Việt Nam. Việt Nam từ 100 người tăng lên 170, trong đó có hai người đạt chuẩn hội viên Câu lạc bộ 100 triệu đôla.
Theo số liệu của Bộ LĐTBXH, trong vòng 8 năm, khoảng cách 20% người nghèo nhất và 20% người giàu nhất đã từ 4,2 lần tăng lên 8,9 lần! UBTƯ MTTQVN đã phải kêu lên:
“Phân hóa giàu nghèo đang diễn ra một cách ghê gớm!”.
Nguyên nhân nào đưa họ giàu nhanh thế? Đáng buồn là không phải tất cả trong số họ đều có tài kinh doanh trong một môi trường cạnh tranh bình đẳng và minh bạch!Theo kết quả nhiều cuộc điều tra cho biết: Một là những người được ưu đãi “trốn thuế hợp pháp”; hai là những người thu lợi lớn từ quá trình cổ phần hóa tài sản nhà nước; ba là những người nắm được thông tin về quy hoạch, đầu cơ đất đai; bốn là những người tham nhũng từ các dự án. Cuối cùng mới đến những người có tài kinh doanh, làm giàu chính đáng, nhưng số này luôn bị áp lực bởi cơ chế quản lý chưa thông thoáng.
Tình trạng tăng khoảng cách giàu - nghèo đang gây những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.
Theo thống kê thì nhóm người nghèo bị bệnh tật nhiều gấp hai lần nhóm người giàu. Con cái của nhóm nghèo được học nghề từ trung cấp trở lên 11 lần ít hơn con cái của nhóm giàu. Những nhà giàu mới có thói tiêu pha quái đản, như “ăn lạ”, “uống độc” (ăn phở bò Kobe, mắt đại bàng, uống máu rắn lục...).
Do đó, gây ra kỳ thị giữa hai tầng lớp giàu - nghèo, sự sứt mẻ khó liên kết, thân thiện. Người nghèo mất dần cơ hội được hưởng các phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục, hưởng thụ văn hóa. Họ suy giảm niềm tin vào công lý, công bằng. Tình trạng thất học làm cho chất lượng lao động không đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ảnh hưởng đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Phải giải quyết sao đây?
Công đoàn VN là thành viên của LHCĐ thế giới, tổ chức đang đặt mục tiêu vì người lao động là:
“An sinh xã hội, thương lượng tập thể, thỏa ước tập thể, tự do dân chủ, ngày làm 7 giờ, tuần làm 5 ngày”.
Dù hoàn cảnh của chúng ta có khác, nhưng chí ít cũng phải mau chóng thực hiện cho được lương tối thiểu đáp ứng đủ mức sống tối thiểu của NLĐ, có tính khoản nuôi con; quy định cho nhà đầu tư với quy mô kinh doanh cỡ nào đó thì phải đảm bảo nhà ở cho công nhân và tổ chức bữa ăn công nghiệp đạt tiêu chuẩn vệ sinh dinh dưỡng.
Ngoài những quyết sách lớn phát triển KT-XH, ngăn chặn đẩy lùi tham nhũng, phải xây dựng chế độ phúc lợi xã hội đảm bảo cho người nghèo được hưởng các quyền lợi về văn hóa, giáo dục, y tế, chẳng hạn như miễn hoàn toàn học phí, viện phí... Cải cách toàn diện giáo dục đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng lao động là yếu tố quyết định tăng mức thu nhập cho NLĐ, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo và tạo điều kiện cho sự tăng trưởng bền vững của quốc gia.
Thu hẹp được khoảng cách giàu - nghèo là minh chứng hùng hồn cho sự ưu việt của chế độ!
Tống Văn Công
(Lao Động online)
(Lao Động online)