*** Điểm lợi khi có quốc tịch VN hoặc có nguồn gốc là người VN
- Không mất công xin visa và điền vào tờ khai nhập cảnh (Immigration form) khi về VN.
- Được mua nhà ở VN và có thể bán đi tùy ý.
- Được hưởng giá rẻ ở một số dịch vụ như người trong nước. Trước đây, ở VN có 2 giá: giá cho người nước ngoài (kể cả Việt kiều) và giá cho người trong nước. Thí dụ vé vào cửa tham quan (thăm cảnh) nơi nào đó, thì người ta tính giá cho người nước ngoài cũng ngang bằng với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore v.v... Còn người VN trong nước được hưởng giá rẻ hơn, lý do là thu nhập của người trong nước thấp hơn người nước ngoài rất nhiều. Đó cũng là lẽ công bằng. Tuy nhiên, điều này gây bất bình cho người nước ngoài, nhất là các Việt kiều khi họ thấy bị đối xử phân biệt. Nay thì chính phủ VN đã áp dụng 1 giá cho mọi người ở phần lớn các dịch vụ. Thí dụ, vé vào thăm dinh Độc Lập (nay là hội trường Thống Nhất) chỉ có 1 giá là 35.000 đồng (= 1,7 US dollars) một người, quá rẻ so với ở Mỹ. Ở Washington DC, khi vào thăm bất cứ chỗ nào như Tòa Nhà Trắng (the White House), tòa nhà Quốc Hội Capitol, các bảo tàng v.v... thì miễn phí. Nhưng ở các thành phố khác như New York, Atlanta, Philadelphia v.v... thì vé vào cửa từ 6-7 US dollars/người.
**** Nghĩa vụ khi có quốc tịch VN
- Đóng thuế nếu có nhà đất. Mà thuế nhà đất ở VN thì quá rẻ.
- Đóng thuế nếu có kinh doanh buôn bán. Ở nước nào thì cũng phải đóng thuế.
- Đi lính/ bộ đội khi có chiến tranh.
Những nghĩa vụ này là điểu tất nhiên. Khi là công dân của bất kỳ quốc gia nào đều phải có những nghĩa vụ như trên.
**** Chuyện phải "vào rọ" ở VN
Nếu chị là người bình thường, chỉ về thăm thân nhân, du lịch, làm ăn buôn bán hợp pháp thì ai bắt bớ chị ? Người ta chỉ bắt bớ khi mình làm điều gì phạm pháp (buôn lậu, lừa đảo v.v..) hoặc chị làm chính trị, có hoạt động chống nhà nước VN, phát tán các tài liệu có tính cách tuyên truyền, lôi kéo nhiều người tham gia thì sẽ bị truy tố, bỏ tù. Nếu chỉ nói ý kiến bất đồng về chính trị với một ít người thân như kiểu nói chuyện tầm phào thì chắc chẳng ai nỡ "sờ gáy" chị.
**** Ai cần ai
Mặc dù trong quá khứ, nhà nước VN có nhiều chính sách sai trái như chính phủ đã thừa nhận, nhưng với chủ trương hòa hợp hòa giải dân tộc, nhà nước đang kêu gọi mọi người VN sinh sống ở nước ngoài đóng góp trí tuệ, vật chất để xây dựng đất nước, bất kể chính kiến hoặc xuất thân từ đâu (ngụy quyền, cách mạng hay không thuôc phe nào), miễn là đừng chống phá. Tuy nhiên, việc hòa hợp hòa giải thực hiện tới đâu còn tùy thuộc cả 2 phía: phía chính quyền trung ương ở VN thì chủ trương như vậy, nhưng chính quyền địa phương rộng rãi hay hẹp hòi thì còn tùy nơi. Còn phía các Việt kiều, có người muốn hòa hợp, nhưng cũng có người còn hận thù chưa quên. Em thấy sau này, nhà nước không còn dùng từ ngữ "ngụy" để chỉ chính quyền cũ mà dùng "chính quyền Sài Gòn" hay "chính phủ VNCH" để tránh làm tổn thương tâm lý đối với những người từng sống và làm việc cho chính quyền ở miền nam trước năm 1975. Chỉ còn một vài tác giả các bài viết thỉnh thoảng mới dùng từ ngữ "ngụy quân ngụy quyền".
Vấn đề kiều hối (tiền của Việt kiều gửi về VN, bao gồm cả người trong nước đi lao động làm thuê cho nước ngoài gửi về cho gia đình, chiếm khoảng 8 tỉ dollars mỗi năm, nếu tôi nói sai xin quí vị sửa chữa, cảm ơn). Số tiền này tuy cũng đáng kể, nhưng còn khiêm tốn so với thu nhập của VN qua buôn bán làm ăn lớn với nước ngoài.
Trong gia đình chị, đã có 3 người mang 2 quốc tịch đó. Anh Đức về VN mua nhà, đi du lịch khắp mọi miền đất nước, ăn chơi thoải mái có bị làm khó dễ gì đâu ? Anh Đức thì không màng gì đến chuyện chính trị.
Vậy thì tại sao chị không tin vào kinh nghiệm của chính những người thân trong gia đình chị khi mang quốc tịch VN mà lại tin vào cái ông vớ vẩn nào đó viết bài kích động hận thù.
Bản thân em còn một số vấn đề chưa đồng tình với chính phủ VN (đây là lẽ bình thường, báo chí trong nước ngày nào cũng viết bài phê phán nhà nước chuyện này chuyện nọ, miễn là đừng đụng tới thể chế chính trị, đòi đa nguyên đa đảng, phủ nhận thành quả cách mạng v.v...), nhưng em tôn trọng sự thật, có sao nói vậy, không xuyên tạc.
Em gửi thư này cho chị và cho cả một số bạn bè ở nước ngoài để họ cho thêm ý kiến. Em giấu tên của chị nên chị đừng ngại.
PVT
- Không mất công xin visa và điền vào tờ khai nhập cảnh (Immigration form) khi về VN.
- Được mua nhà ở VN và có thể bán đi tùy ý.
- Được hưởng giá rẻ ở một số dịch vụ như người trong nước. Trước đây, ở VN có 2 giá: giá cho người nước ngoài (kể cả Việt kiều) và giá cho người trong nước. Thí dụ vé vào cửa tham quan (thăm cảnh) nơi nào đó, thì người ta tính giá cho người nước ngoài cũng ngang bằng với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore v.v... Còn người VN trong nước được hưởng giá rẻ hơn, lý do là thu nhập của người trong nước thấp hơn người nước ngoài rất nhiều. Đó cũng là lẽ công bằng. Tuy nhiên, điều này gây bất bình cho người nước ngoài, nhất là các Việt kiều khi họ thấy bị đối xử phân biệt. Nay thì chính phủ VN đã áp dụng 1 giá cho mọi người ở phần lớn các dịch vụ. Thí dụ, vé vào thăm dinh Độc Lập (nay là hội trường Thống Nhất) chỉ có 1 giá là 35.000 đồng (= 1,7 US dollars) một người, quá rẻ so với ở Mỹ. Ở Washington DC, khi vào thăm bất cứ chỗ nào như Tòa Nhà Trắng (the White House), tòa nhà Quốc Hội Capitol, các bảo tàng v.v... thì miễn phí. Nhưng ở các thành phố khác như New York, Atlanta, Philadelphia v.v... thì vé vào cửa từ 6-7 US dollars/người.
**** Nghĩa vụ khi có quốc tịch VN
- Đóng thuế nếu có nhà đất. Mà thuế nhà đất ở VN thì quá rẻ.
- Đóng thuế nếu có kinh doanh buôn bán. Ở nước nào thì cũng phải đóng thuế.
- Đi lính/ bộ đội khi có chiến tranh.
Những nghĩa vụ này là điểu tất nhiên. Khi là công dân của bất kỳ quốc gia nào đều phải có những nghĩa vụ như trên.
**** Chuyện phải "vào rọ" ở VN
Nếu chị là người bình thường, chỉ về thăm thân nhân, du lịch, làm ăn buôn bán hợp pháp thì ai bắt bớ chị ? Người ta chỉ bắt bớ khi mình làm điều gì phạm pháp (buôn lậu, lừa đảo v.v..) hoặc chị làm chính trị, có hoạt động chống nhà nước VN, phát tán các tài liệu có tính cách tuyên truyền, lôi kéo nhiều người tham gia thì sẽ bị truy tố, bỏ tù. Nếu chỉ nói ý kiến bất đồng về chính trị với một ít người thân như kiểu nói chuyện tầm phào thì chắc chẳng ai nỡ "sờ gáy" chị.
**** Ai cần ai
Mặc dù trong quá khứ, nhà nước VN có nhiều chính sách sai trái như chính phủ đã thừa nhận, nhưng với chủ trương hòa hợp hòa giải dân tộc, nhà nước đang kêu gọi mọi người VN sinh sống ở nước ngoài đóng góp trí tuệ, vật chất để xây dựng đất nước, bất kể chính kiến hoặc xuất thân từ đâu (ngụy quyền, cách mạng hay không thuôc phe nào), miễn là đừng chống phá. Tuy nhiên, việc hòa hợp hòa giải thực hiện tới đâu còn tùy thuộc cả 2 phía: phía chính quyền trung ương ở VN thì chủ trương như vậy, nhưng chính quyền địa phương rộng rãi hay hẹp hòi thì còn tùy nơi. Còn phía các Việt kiều, có người muốn hòa hợp, nhưng cũng có người còn hận thù chưa quên. Em thấy sau này, nhà nước không còn dùng từ ngữ "ngụy" để chỉ chính quyền cũ mà dùng "chính quyền Sài Gòn" hay "chính phủ VNCH" để tránh làm tổn thương tâm lý đối với những người từng sống và làm việc cho chính quyền ở miền nam trước năm 1975. Chỉ còn một vài tác giả các bài viết thỉnh thoảng mới dùng từ ngữ "ngụy quân ngụy quyền".
Vấn đề kiều hối (tiền của Việt kiều gửi về VN, bao gồm cả người trong nước đi lao động làm thuê cho nước ngoài gửi về cho gia đình, chiếm khoảng 8 tỉ dollars mỗi năm, nếu tôi nói sai xin quí vị sửa chữa, cảm ơn). Số tiền này tuy cũng đáng kể, nhưng còn khiêm tốn so với thu nhập của VN qua buôn bán làm ăn lớn với nước ngoài.
Trong gia đình chị, đã có 3 người mang 2 quốc tịch đó. Anh Đức về VN mua nhà, đi du lịch khắp mọi miền đất nước, ăn chơi thoải mái có bị làm khó dễ gì đâu ? Anh Đức thì không màng gì đến chuyện chính trị.
Vậy thì tại sao chị không tin vào kinh nghiệm của chính những người thân trong gia đình chị khi mang quốc tịch VN mà lại tin vào cái ông vớ vẩn nào đó viết bài kích động hận thù.
Bản thân em còn một số vấn đề chưa đồng tình với chính phủ VN (đây là lẽ bình thường, báo chí trong nước ngày nào cũng viết bài phê phán nhà nước chuyện này chuyện nọ, miễn là đừng đụng tới thể chế chính trị, đòi đa nguyên đa đảng, phủ nhận thành quả cách mạng v.v...), nhưng em tôn trọng sự thật, có sao nói vậy, không xuyên tạc.
Em gửi thư này cho chị và cho cả một số bạn bè ở nước ngoài để họ cho thêm ý kiến. Em giấu tên của chị nên chị đừng ngại.
PVT
Comment