.
Năm ngoái, khi tướng Giáp từ trần, bạn mình gửi cho mình một đường dẫn, bảo mình vào xem một video clip trong YouTube,…
Mình ngồi hơn một tiếng, xem xong video clip đó và tự thấy phải tìm thêm thông tin.
Năm rồi, hễ rảnh là mình vào Google, lục lọi để kiếm những thông tin mà mình chưa biết. Bây giờ, tuy chưa biết đủ nhưng có thể tạm xem là biết đôi chút, mình muốn chia sẻ ít dòng…
***
Video clip mà mình vừa đề cập ghi lại lễ tang của Specialist Brittany Gordon, 24 tuổi, phục vụ trong Đại đôi 572 Quân báo, Lữ đoàn Cơ động số 2, Sư đoàn 2 Bộ binh Mỹ. Specialist Gordon bị thương khi xe của cô cán trúng mìn ở Kandahar, Afghanistan và chết vào ngày 13 tháng 10 năm 2012.
So với quân đội Việt Nam, cấp bậc trong quân đội Mỹ có một số khác biệt.
Với quân đội Việt Nam, lính trơn chỉ có Binh nhì, Binh nhất, sau đó là tới ngạch hạ sĩ quan, bắt đầu bằng Hạ sĩ,… Trong quân đội Mỹ, lính trơn có tới 4 bậc, từ E1 đến E4. E4 lại chia làm hai loại, một loại gọi là Specialist, loại còn lại gọi là Corporal (Hạ sĩ). Tuy lãnh lương và nhận các phúc lợi giống hệt nhau nhưng Specialist vẫn bị xem là lính, còn Corporal thì ở ngạch Hạ sĩ quan (bắt đầu có quyền chỉ huy).
Thời gian trung bình để trở thành một Specialist trong quân đội Mỹ là hai năm. Nếu đã tốt nghiệp đại học, gia nhập quân đội nhưng không muốn làm sĩ quan thì tân binh trở thành Specialist ngay từ ngày đầu tiên khi nhập ngũ.
Nói cách khác, Specialist Brittany Gordon chỉ là Binh nhất…
Video clip mà mình xem ghi lại những nét chính trong lễ tang Binh nhất Brittany Gordon, từ lúc tiếp nhận quan tài chứa thi thể của cô ở căn cứ không quân Macdill, tiểu bang Florida, đưa cô về nhà ở thành phố Saint Petersburg, quận Hillsborough, cách Macdill khoảng 33 cây số, cho đến khi chôn cất cô.
Binh nhất Brittany Gordon được đưa từ Dove về Macdill bằng một phi cơ chuyên dụng. Ngoài thân nhân, đứng đón cô ở cuối phi đạo còn có một nhóm quân nhân mặc lễ phục, cảnh sát, lính cứu hỏa của quận Hillsborough và của thành phố Saint Petersburg.
Tất cả các công đoạn, từ việc đưa quan tài ra khỏi phi cơ, mang quan tài đặt vào xe tang đều theo nghi thức có sẵn, vừa trang trọng vừa thành kính.
Hôm đó, cả căn cứ Macdill ngưng hoạt động, quân nhân từ sĩ quan, hạ sĩ quan tới lính của bộ binh, không quân, hải quân, nhân viên dân sự,… làm việc trong căn cứ, xếp hàng dọc hai bên đường, từ cuối phi đạo đến cổng, tiễn biệt Binh nhất Brittany Gordon.
Ra khỏi Macdill, xe tang chở quan tài Binh nhất Brittany Gordon có xe cảnh sát mở đường đi qua nhiều xa lộ và tuyến đường. Suốt quãng đường dài 33 cây số, tất cả xe cộ đều ngừng lưu thông, cả dân chúng lẫn cảnh sát, lính cứu hỏa các thành phố mà xe chở linh cữu đi ngang, chờ sẵn hai bên đường để chào cô Binh nhất này.
Ở Mỹ, tin người lính nào đó vừa mới tử trận luôn được báo chí và các đài truyền hình địa phương đặt làm tin chính. Cũng vì vậy, tuy không có… loa phường, dân chúng vẫn biết, vẫn đổ ra đường đón người lính trở về trong quan tài phủ quốc kỳ Mỹ.
Lễ tang Binh nhất Brittany Gordon diễn ra cũng với các nghi thức vừa trang trọng, vừa thành kính như vậy.
Chỉ đạo lễ tang của một binh nhất là một ông thiếu tướng. Ông tướng hai sao đó chính là người lần lượt quỳ xuống trước mặt cha và chị Binh nhất Brittany Gordon, trao cho họ lá cờ Mỹ đã phủ quan tài của cô rồi cởi găng tay, bắt tay họ, đeo găng tay, đứng nghiêm chào họ, cung kính như chào thượng cấp…
Binh nhất Brittany Gordon không phải là ngoại lệ. Từ trước tới giờ, Mỹ vẫn làm như thế với tất cả những người lính “vị quốc vong thân”.
Nếu rảnh và muốn biết tường tận cách Mỹ tiễn đưa một người lính “vị quốc vong thân”, bạn có thể vào YouTube xem video clip mình vừa kể (1).
Muốn xem nhiều hơn, bạn có thể dùng những từ khóa kiểu như “fallen hero coming home”, “hero returns home”… YouTube có hàng ngàn video clip như vậy.
Chẳng hạn nếu đã có gia đình, muốn ở trong căn cứ, bạn sẽ được cấp nhà ở miễn phí, ngay cả tiền điện, nước, rác cũng không phải trả. Không muốn ở trong căn cứ, bạn sẽ được cấp tiền thuê nhà, số tiền nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào giá cho thuê nhà ở nơi gia đình bạn sống.
Không chỉ bạn mà thân nhân của bạn cũng sẽ được khám, chữa bệnh miễn phí.
Đã hoặc đang phục vụ quân đội, muốn mua nhà, bạn không cần phải có khoản tiền tương đương 20% giá trị căn nhà để đặt cọc như mọi người Mỹ khác. Bộ Cựu chiến binh của chính phủ Mỹ sẽ bảo lãnh để bạn được vay 100% và lãi suất luôn luôn ở mức ưu đãi.
Nếu bạn đã từng vay tiền để học gì đó trước khi phục vụ quân đội, quân đội sẽ thay bạn trả khoản nợ này. Trong thời gian phục vụ quân đội, bạn muốn học thêm gì đó, quân đội cũng đứng ra trả học phí thay bạn. Phục vụ đủ mười năm, người phối ngẫu và con cái của bạn sẽ được trả tiền học phí khi họ muốn học nghề hoặc học đại học.
Tại các căn cứ quân sự đều có chợ và siêu thị. Vì được bù lỗ nên giá bán thực phẩm và hàng hóa chỉ khoảng một phần ba hay một nửa giá ở bên ngoài. Chưa kể mua thực phẩm và hàng hóa trong các căn cứ quân sự không phải trả thuế.
Các căn cứ quân sự thường chỉ có trường từ mẫu giáo đến cấp hai. Cơ sở vật chất của các trường trong các căn cứ quân sự luôn khang trang, đầy đủ hơn những trường ở bên ngoài. Giáo viên cũng đông hơn, sĩ số mỗi lớp thì thấp hơn các trường bên ngoài vì Mỹ quan niệm, con lính cần được chăm sóc kỹ hơn, do thiệt thòi hơn bởi cha hoặc mẹ có thể vắng nhà dài ngày.
Hồi đầu năm nay, một tờ báo của quân đội Mỹ cảnh báo, con lính Mỹ đang gặp nguy hiểm vì thực phẩm dành cho chúng trong các trường ở những căn cứ quân sự “không an toàn”. Yếu tố “không an toàn” nằm ở chỗ… dư thừa dưỡng chất và con lính có khuynh hướng béo phì.
Luật Mỹ yêu cầu chính quyền liên bang phải ưu tiên tuyển dụng các thương binh, thân nhân tử sĩ, cựu quân nhân.
Theo luật, vị trí nào mà chính quyền liên bang cần tuyển dụng cũng phải mô tả “điều kiện tối thiểu”. Nếu các thương binh, thân nhân tử sĩ, cựu quân nhân, hội đủ “điều kiện tối thiểu” thì theo luật, vị trí đó phải dành cho họ.
Trong trường hợp cần “tinh giản biên chế”, luật Mỹ yêu cầu các cơ quan của chính quyền liên bang phải giữ lại các thương binh, thân nhân tử sĩ, cựu quân nhân. Các cơ quan của chính quyền liên bang chỉ có quyền loại bỏ những đối tượng này nếu như đã loại bỏ hết những nhân viên thuần túy dân sự khác.
Những chính sách vừa kể áp dụng cho tất cả mọi cá nhân đã hoặc đang phục vụ quân đội. Dẫu cho họ chỉ là… binh nhì.
Dân Mỹ vốn sính kiện nhưng chưa bao giờ có ai thắc mắc về những “đặc quyền, đặc lợi” dành cho những người phục vụ quân đội.
Nếu có thời gian, bạn nên đọc những bình luận bên dưới các video clip ghi lại hình ảnh liên quan tới lễ tang những người lính Mỹ tử trận, các bạn sẽ hiểu tại sao.
Công dân của xứ sở sính kiện có thể là nhất hành tinh này, xem những “đặc quyền, đặc lợi” dành cho những người phục vụ quân đội là điều đương nhiên.
Điều đương nhiên đó nhằm bù đắp thiệt thòi cho những người chấp nhận từ bỏ “chăn ấm, nệm êm”, chấp nhận đủ thứ ràng buộc để bảo vệ xứ sở, bảo vệ tự do, bảo vệ những giá trị của người Mỹ.
Đa số các công ty, cơ sở dịch vụ ở Mỹ đều có chính sách “giảm giá cho lính Mỹ”. Đi máy bay, lính không phải trả phụ phí do quá nhiều hành lý hay hành lý quá ký. Gần như tất cả phi trường ở Mỹ đều có “USO”. “USO” giống như khu vực dành cho “VIP” ở các phi trường tại Việt Nam. Tại Việt Nam, khu vực “VIP” ở các phi trường chỉ dành cho giới nhà giàu, đủ tiền mua vé hạng “C”. Ở Mỹ “USO” tại các phi trường chỉ tiếp đón lính Mỹ và thân nhân. “USO” là chỗ họ có thể ngủ nghỉ, tắm rửa, xem phim, ăn uống,… tất cả đều miễn phí.
Để làm chuyện này, quân đội Mỹ thành lập Bộ Chỉ huy hỗn hợp về Tù binh và Tìm kiếm quân nhân mất tích (Joint POW/MIA Accounting Command – JPAC).
JPAC có một trang web (2). Trang web đó tường trình mọi hoạt động liên quan đến các hoạt động tìm lính Mỹ mất tích trên khắp thế giới từ Thế chiến thứ nhất cho đến giờ. JPAC tất nhiên là có văn phòng ở Việt Nam. Đến giờ, Mỹ vẫn còn tìm kiếm lính Mỹ mất tích tại Việt Nam.
Nếu bạn rảnh, hãy thử tra cứu trên Internet để tìm hiểu về bang giao Việt – Mỹ, bạn sẽ thấy tù binh Mỹ và lính Mỹ mất tích đã tạo cho chính quyền Việt Nam ưu thế để đòi hỏi chính quyền Mỹ phải nhượng bộ nhiều vấn đề, cả trong giai đoạn trước tháng 4 năm 1975 lẫn sau đó.
Suốt sáu thập niên, hết đảng viên Cộng hòa đến đảng viên Dân chủ thay nhau làm Tổng thống Mỹ nhưng trong các cuộc đàm phán với Việt Nam, Tổng thống nào cũng phải thoái bộ để có điều kiện thuận lợi, thực thi lời hứa “đưa lính về nhà”.
Hôm 29 tháng 8, báo chí Mỹ loan tin, Mỹ vừa mang Binh nhất Cecil E. Harris về nhà. Binh nhất Cecil E. Harris, 19 tuổi, lính của Trung đoàn 179, Sư đoàn 45 Bộ binh Mỹ, mất tích vào ngày 2 tháng 1 năm 1945 trong một trận giao tranh với lính phát xít Đức ở gần Dambach, Pháp.
Hai ngày trước khi tử trận, Binh nhất Cecil E. Harris viết thư cho mẹ, nhờ bà chuyển lời thăm hỏi mọi người, nhắn với họ rằng mình sắp về. Tuy chữ “sắp” này dài đến 69 năm nhưng thân nhân Binh nhất Cecil E. Harris vẫn hài lòng, bởi dù sao, chính quyền cũng đã thực thi cam kết “đưa lính về nhà” (3).
Trước hết là những băn khoăn về tướng Giáp. Rõ ràng, tướng Giáp là một “khai quốc công thần” khi cùng đồng chí, đồng đội của ông kiến tạo chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó là chính quyền Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hàng triệu người đã chết khi tham gia vào công cuộc kiến tạo đó song tại sao 69 năm đã trôi qua, còn rất nhiều người mất xác mà chính quyền không hề bận tâm tìm kiếm?
Dù chẳng có thống kê nào cả song vẫn có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, con số đó rất lớn.
“Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất” đã 39 năm nhưng các “nhà ngoại cảm” vẫn có đất dụng võ, kiếm cả danh lẫn lợi!
Ngoài hàng triệu người đã chết, hàng triệu người khác từng xả thân để “giành độc lập dân tộc”, để “đánh Ngụy, đuổi Mỹ” nay vẫn cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Cha mẹ, anh em, con cháu vất vưởng, vật vờ, sống hôm nay nhưng không dám nghĩ tới ngày mai.
Lẽ nào tướng Giáp vô can?
Con đường công danh của tướng Giáp có thể lận đận, khiến nhiều người đủ thương cảm để bỏ qua yếu tố dù bị bạc đãi, song nhờ “nhẫn”, ông vẫn bình an trên nhung lụa, trong tháp ngà, rồi lên tiếng bày tỏ sự bất bình thay cho ông, song lẽ nào con đường dẫn tới cơm no, áo ấm của hàng chục triệu người, nay là của gần một trăm triệu người không đáng để phải bận tâm nhiều hơn?
Mình cũng băn khoăn về cuộc tranh luận dường như bất tận quanh đề tài quân đội nên vì dân hay nên vì Đảng?
70 năm qua có lúc nào quân đội chiến đấu vì dân? Những tài liệu đang được giải mật, bạch hóa càng ngày càng nhiều cho thấy là chưa bao giờ!
Quân đội chiến đấu vì Đảng nên sự tồn vong của Đảng, bảo vệ tham vọng “Muôn năm trường trị, nhất thống giang hồ” của Đảng là mục tiêu tối thượng.
Tham vọng ấy là lý do để “16 chữ vàng” (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai) và “tinh thần 4 tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt) được chọn làm điểm tựa.
Chẳng phải hết lãnh đạo Đảng, rồi tới lãnh đạo quân đội từng nhiều lần khẳng định, bất kể thế nào cũng phải gìn giữ quan hệ với Trung Quốc vì Trung Quốc “có cùng ý thức hệ và thể chế chính trị” đó sao?
Đã thế thì hàng trăm ngàn người đã chết trong cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, giai đoạn từ 1978 – 1989 và trong cuộc chiến vệ quốc ở biên giới phía Bắc, giai đoạn từ 1979 – 1988 tất nhiên phải trở thành thứ yếu. Không thể ghi công, không nên tưởng niệm, ngay cả bia cũng cần đục bỏ bởi tất nhiên là ảnh hưởng đến điểm tựa giúp duy trì sự tồn tại của Đảng.
Đúng 30 năm sau cuộc chiến đẫm máu ở Vị Xuyên – Hà Giang, 1.700 người lính Việt tử trận khi chặn quân xâm lược Trung Quốc tràn qua biên giới, mới được báo giới Việt Nam báo công, vinh danh. Đại diện chính quyền mới đề cập đến việc xây Đài Tưởng niệm.
Nếu không có sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào thăm dò – khai thác dầu khí ở quần đảo Hoàng Sa hồi tháng 5 vừa qua, khiến người Việt sôi lên vì giận thì theo bạn, hồi tháng 7 vừa qua, 1.700 người lính Việt đó có được báo công, vinh danh và đại diện chính quyền có quảng cáo kế hoạch xây Đài Tưởng niệm họ không?
Hồi xảy ra thảm họa Chanchu (trận bão số 1 của năm 2006), báo chí xứ mình kể rằng, tại phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng có một bà lão tên là Phạm Thị Thúy khóc ngất vì mất chồng. Ông Nguyễn Văn Độ, chồng bà Thúy, lúc đó đã xấp xỉ 70, song vì đói nghèo vẫn phải xuống một tàu đánh cá để nấu cơm, phơi mực. Con tàu này bị bão Chanchu nhấn chìm hồi thượng tuần tháng 5 năm 2006.
Bà Thúy chính là con gái của Liệt sĩ – Nữ anh hùng các lực lượng vũ trang Lê Thị Dãnh.
Khi quân đội chiến đấu vì Đảng, quân đội chỉ là công cụ. Hãy nhìn quanh mình, bạn sẽ thấy rất nhiều ví dụ minh họa cho thân phận của những công cụ như vậy.
Chú thích
(1) A Tribute to U.S. Army Spc. Brittany Gordon
(2) Joint POW/MIA Accounting Command
(3) 70 years later, a soldier returns home
Binh nhất Mỹ và Đại tướng Việt
Đồng Phụng Việt
Đồng Phụng Việt
Năm ngoái, khi tướng Giáp từ trần, bạn mình gửi cho mình một đường dẫn, bảo mình vào xem một video clip trong YouTube,…
Mình ngồi hơn một tiếng, xem xong video clip đó và tự thấy phải tìm thêm thông tin.
Năm rồi, hễ rảnh là mình vào Google, lục lọi để kiếm những thông tin mà mình chưa biết. Bây giờ, tuy chưa biết đủ nhưng có thể tạm xem là biết đôi chút, mình muốn chia sẻ ít dòng…
***
Video clip mà mình vừa đề cập ghi lại lễ tang của Specialist Brittany Gordon, 24 tuổi, phục vụ trong Đại đôi 572 Quân báo, Lữ đoàn Cơ động số 2, Sư đoàn 2 Bộ binh Mỹ. Specialist Gordon bị thương khi xe của cô cán trúng mìn ở Kandahar, Afghanistan và chết vào ngày 13 tháng 10 năm 2012.
So với quân đội Việt Nam, cấp bậc trong quân đội Mỹ có một số khác biệt.
Với quân đội Việt Nam, lính trơn chỉ có Binh nhì, Binh nhất, sau đó là tới ngạch hạ sĩ quan, bắt đầu bằng Hạ sĩ,… Trong quân đội Mỹ, lính trơn có tới 4 bậc, từ E1 đến E4. E4 lại chia làm hai loại, một loại gọi là Specialist, loại còn lại gọi là Corporal (Hạ sĩ). Tuy lãnh lương và nhận các phúc lợi giống hệt nhau nhưng Specialist vẫn bị xem là lính, còn Corporal thì ở ngạch Hạ sĩ quan (bắt đầu có quyền chỉ huy).
Thời gian trung bình để trở thành một Specialist trong quân đội Mỹ là hai năm. Nếu đã tốt nghiệp đại học, gia nhập quân đội nhưng không muốn làm sĩ quan thì tân binh trở thành Specialist ngay từ ngày đầu tiên khi nhập ngũ.
Nói cách khác, Specialist Brittany Gordon chỉ là Binh nhất…
***
Quân đội Mỹ có một căn cứ không quân tên là Dove đặt tại tiểu bang Delaware. Dove có một trung tâm chuyên tẩn liệm những quân nhân Mỹ tử trận ở nước ngoài. Tẩn liệm xong, quan tài được chuyển về cho gia đình.Video clip mà mình xem ghi lại những nét chính trong lễ tang Binh nhất Brittany Gordon, từ lúc tiếp nhận quan tài chứa thi thể của cô ở căn cứ không quân Macdill, tiểu bang Florida, đưa cô về nhà ở thành phố Saint Petersburg, quận Hillsborough, cách Macdill khoảng 33 cây số, cho đến khi chôn cất cô.
Binh nhất Brittany Gordon được đưa từ Dove về Macdill bằng một phi cơ chuyên dụng. Ngoài thân nhân, đứng đón cô ở cuối phi đạo còn có một nhóm quân nhân mặc lễ phục, cảnh sát, lính cứu hỏa của quận Hillsborough và của thành phố Saint Petersburg.
Tất cả các công đoạn, từ việc đưa quan tài ra khỏi phi cơ, mang quan tài đặt vào xe tang đều theo nghi thức có sẵn, vừa trang trọng vừa thành kính.
Hôm đó, cả căn cứ Macdill ngưng hoạt động, quân nhân từ sĩ quan, hạ sĩ quan tới lính của bộ binh, không quân, hải quân, nhân viên dân sự,… làm việc trong căn cứ, xếp hàng dọc hai bên đường, từ cuối phi đạo đến cổng, tiễn biệt Binh nhất Brittany Gordon.
Ra khỏi Macdill, xe tang chở quan tài Binh nhất Brittany Gordon có xe cảnh sát mở đường đi qua nhiều xa lộ và tuyến đường. Suốt quãng đường dài 33 cây số, tất cả xe cộ đều ngừng lưu thông, cả dân chúng lẫn cảnh sát, lính cứu hỏa các thành phố mà xe chở linh cữu đi ngang, chờ sẵn hai bên đường để chào cô Binh nhất này.
Ở Mỹ, tin người lính nào đó vừa mới tử trận luôn được báo chí và các đài truyền hình địa phương đặt làm tin chính. Cũng vì vậy, tuy không có… loa phường, dân chúng vẫn biết, vẫn đổ ra đường đón người lính trở về trong quan tài phủ quốc kỳ Mỹ.
Lễ tang Binh nhất Brittany Gordon diễn ra cũng với các nghi thức vừa trang trọng, vừa thành kính như vậy.
Chỉ đạo lễ tang của một binh nhất là một ông thiếu tướng. Ông tướng hai sao đó chính là người lần lượt quỳ xuống trước mặt cha và chị Binh nhất Brittany Gordon, trao cho họ lá cờ Mỹ đã phủ quan tài của cô rồi cởi găng tay, bắt tay họ, đeo găng tay, đứng nghiêm chào họ, cung kính như chào thượng cấp…
***
Binh nhất Brittany Gordon không lập được “chiến công” nào để đời. Cô chỉ tình nguyện gia nhập quân đội rồi cùng đơn vị đến Afghanistan bảo vệ những lợi ích của Mỹ (tiêu diệt khủng bố, giúp tái thiết Afghanistan) và chẳng may thiệt mạng. Tuy nhiên với Mỹ, chừng đó đã đủ để trở thành anh hùng.Binh nhất Brittany Gordon không phải là ngoại lệ. Từ trước tới giờ, Mỹ vẫn làm như thế với tất cả những người lính “vị quốc vong thân”.
Nếu rảnh và muốn biết tường tận cách Mỹ tiễn đưa một người lính “vị quốc vong thân”, bạn có thể vào YouTube xem video clip mình vừa kể (1).
Muốn xem nhiều hơn, bạn có thể dùng những từ khóa kiểu như “fallen hero coming home”, “hero returns home”… YouTube có hàng ngàn video clip như vậy.
***
Tuy thanh niên tròn 18 tuổi phải “đăng ký nghĩa vụ quân sự” nhưng Mỹ không có “nghĩa vụ quân sự”. Phục vụ quân đội là chuyện hoàn toàn tự nguyện. Để khuyến khích người ta tự nguyện, Mỹ đề ra nhiều chính sách ưu đãi.Chẳng hạn nếu đã có gia đình, muốn ở trong căn cứ, bạn sẽ được cấp nhà ở miễn phí, ngay cả tiền điện, nước, rác cũng không phải trả. Không muốn ở trong căn cứ, bạn sẽ được cấp tiền thuê nhà, số tiền nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào giá cho thuê nhà ở nơi gia đình bạn sống.
Không chỉ bạn mà thân nhân của bạn cũng sẽ được khám, chữa bệnh miễn phí.
Đã hoặc đang phục vụ quân đội, muốn mua nhà, bạn không cần phải có khoản tiền tương đương 20% giá trị căn nhà để đặt cọc như mọi người Mỹ khác. Bộ Cựu chiến binh của chính phủ Mỹ sẽ bảo lãnh để bạn được vay 100% và lãi suất luôn luôn ở mức ưu đãi.
Nếu bạn đã từng vay tiền để học gì đó trước khi phục vụ quân đội, quân đội sẽ thay bạn trả khoản nợ này. Trong thời gian phục vụ quân đội, bạn muốn học thêm gì đó, quân đội cũng đứng ra trả học phí thay bạn. Phục vụ đủ mười năm, người phối ngẫu và con cái của bạn sẽ được trả tiền học phí khi họ muốn học nghề hoặc học đại học.
Tại các căn cứ quân sự đều có chợ và siêu thị. Vì được bù lỗ nên giá bán thực phẩm và hàng hóa chỉ khoảng một phần ba hay một nửa giá ở bên ngoài. Chưa kể mua thực phẩm và hàng hóa trong các căn cứ quân sự không phải trả thuế.
Các căn cứ quân sự thường chỉ có trường từ mẫu giáo đến cấp hai. Cơ sở vật chất của các trường trong các căn cứ quân sự luôn khang trang, đầy đủ hơn những trường ở bên ngoài. Giáo viên cũng đông hơn, sĩ số mỗi lớp thì thấp hơn các trường bên ngoài vì Mỹ quan niệm, con lính cần được chăm sóc kỹ hơn, do thiệt thòi hơn bởi cha hoặc mẹ có thể vắng nhà dài ngày.
Hồi đầu năm nay, một tờ báo của quân đội Mỹ cảnh báo, con lính Mỹ đang gặp nguy hiểm vì thực phẩm dành cho chúng trong các trường ở những căn cứ quân sự “không an toàn”. Yếu tố “không an toàn” nằm ở chỗ… dư thừa dưỡng chất và con lính có khuynh hướng béo phì.
Luật Mỹ yêu cầu chính quyền liên bang phải ưu tiên tuyển dụng các thương binh, thân nhân tử sĩ, cựu quân nhân.
Theo luật, vị trí nào mà chính quyền liên bang cần tuyển dụng cũng phải mô tả “điều kiện tối thiểu”. Nếu các thương binh, thân nhân tử sĩ, cựu quân nhân, hội đủ “điều kiện tối thiểu” thì theo luật, vị trí đó phải dành cho họ.
Trong trường hợp cần “tinh giản biên chế”, luật Mỹ yêu cầu các cơ quan của chính quyền liên bang phải giữ lại các thương binh, thân nhân tử sĩ, cựu quân nhân. Các cơ quan của chính quyền liên bang chỉ có quyền loại bỏ những đối tượng này nếu như đã loại bỏ hết những nhân viên thuần túy dân sự khác.
Những chính sách vừa kể áp dụng cho tất cả mọi cá nhân đã hoặc đang phục vụ quân đội. Dẫu cho họ chỉ là… binh nhì.
Dân Mỹ vốn sính kiện nhưng chưa bao giờ có ai thắc mắc về những “đặc quyền, đặc lợi” dành cho những người phục vụ quân đội.
Nếu có thời gian, bạn nên đọc những bình luận bên dưới các video clip ghi lại hình ảnh liên quan tới lễ tang những người lính Mỹ tử trận, các bạn sẽ hiểu tại sao.
Công dân của xứ sở sính kiện có thể là nhất hành tinh này, xem những “đặc quyền, đặc lợi” dành cho những người phục vụ quân đội là điều đương nhiên.
Điều đương nhiên đó nhằm bù đắp thiệt thòi cho những người chấp nhận từ bỏ “chăn ấm, nệm êm”, chấp nhận đủ thứ ràng buộc để bảo vệ xứ sở, bảo vệ tự do, bảo vệ những giá trị của người Mỹ.
Đa số các công ty, cơ sở dịch vụ ở Mỹ đều có chính sách “giảm giá cho lính Mỹ”. Đi máy bay, lính không phải trả phụ phí do quá nhiều hành lý hay hành lý quá ký. Gần như tất cả phi trường ở Mỹ đều có “USO”. “USO” giống như khu vực dành cho “VIP” ở các phi trường tại Việt Nam. Tại Việt Nam, khu vực “VIP” ở các phi trường chỉ dành cho giới nhà giàu, đủ tiền mua vé hạng “C”. Ở Mỹ “USO” tại các phi trường chỉ tiếp đón lính Mỹ và thân nhân. “USO” là chỗ họ có thể ngủ nghỉ, tắm rửa, xem phim, ăn uống,… tất cả đều miễn phí.
***
Lịch sử Mỹ là một chuỗi dài những lần dính líu vào đủ thứ chuyện trên thế giới. Cũng vì vậy mà lính Mỹ khổ. Họ bị đưa đi khắp năm châu: Á, Âu, Phi, Mỹ, Úc và chết khắp năm châu. Có thể vì vậy mà Mỹ có một cam kết với lính khi đưa họ vào chỗ chết. Đó là bất kể thế nào cũng sẽ “đưa lính về nhà”.Để làm chuyện này, quân đội Mỹ thành lập Bộ Chỉ huy hỗn hợp về Tù binh và Tìm kiếm quân nhân mất tích (Joint POW/MIA Accounting Command – JPAC).
JPAC có một trang web (2). Trang web đó tường trình mọi hoạt động liên quan đến các hoạt động tìm lính Mỹ mất tích trên khắp thế giới từ Thế chiến thứ nhất cho đến giờ. JPAC tất nhiên là có văn phòng ở Việt Nam. Đến giờ, Mỹ vẫn còn tìm kiếm lính Mỹ mất tích tại Việt Nam.
Nếu bạn rảnh, hãy thử tra cứu trên Internet để tìm hiểu về bang giao Việt – Mỹ, bạn sẽ thấy tù binh Mỹ và lính Mỹ mất tích đã tạo cho chính quyền Việt Nam ưu thế để đòi hỏi chính quyền Mỹ phải nhượng bộ nhiều vấn đề, cả trong giai đoạn trước tháng 4 năm 1975 lẫn sau đó.
Suốt sáu thập niên, hết đảng viên Cộng hòa đến đảng viên Dân chủ thay nhau làm Tổng thống Mỹ nhưng trong các cuộc đàm phán với Việt Nam, Tổng thống nào cũng phải thoái bộ để có điều kiện thuận lợi, thực thi lời hứa “đưa lính về nhà”.
Hôm 29 tháng 8, báo chí Mỹ loan tin, Mỹ vừa mang Binh nhất Cecil E. Harris về nhà. Binh nhất Cecil E. Harris, 19 tuổi, lính của Trung đoàn 179, Sư đoàn 45 Bộ binh Mỹ, mất tích vào ngày 2 tháng 1 năm 1945 trong một trận giao tranh với lính phát xít Đức ở gần Dambach, Pháp.
Hai ngày trước khi tử trận, Binh nhất Cecil E. Harris viết thư cho mẹ, nhờ bà chuyển lời thăm hỏi mọi người, nhắn với họ rằng mình sắp về. Tuy chữ “sắp” này dài đến 69 năm nhưng thân nhân Binh nhất Cecil E. Harris vẫn hài lòng, bởi dù sao, chính quyền cũng đã thực thi cam kết “đưa lính về nhà” (3).
***
Đó là những chuyện ở Mỹ. Những chuyện ở Mỹ làm mình liên tưởng và băn khoăn về những chuyện ở xứ mình…Trước hết là những băn khoăn về tướng Giáp. Rõ ràng, tướng Giáp là một “khai quốc công thần” khi cùng đồng chí, đồng đội của ông kiến tạo chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó là chính quyền Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hàng triệu người đã chết khi tham gia vào công cuộc kiến tạo đó song tại sao 69 năm đã trôi qua, còn rất nhiều người mất xác mà chính quyền không hề bận tâm tìm kiếm?
Dù chẳng có thống kê nào cả song vẫn có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, con số đó rất lớn.
“Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất” đã 39 năm nhưng các “nhà ngoại cảm” vẫn có đất dụng võ, kiếm cả danh lẫn lợi!
Ngoài hàng triệu người đã chết, hàng triệu người khác từng xả thân để “giành độc lập dân tộc”, để “đánh Ngụy, đuổi Mỹ” nay vẫn cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Cha mẹ, anh em, con cháu vất vưởng, vật vờ, sống hôm nay nhưng không dám nghĩ tới ngày mai.
Lẽ nào tướng Giáp vô can?
Con đường công danh của tướng Giáp có thể lận đận, khiến nhiều người đủ thương cảm để bỏ qua yếu tố dù bị bạc đãi, song nhờ “nhẫn”, ông vẫn bình an trên nhung lụa, trong tháp ngà, rồi lên tiếng bày tỏ sự bất bình thay cho ông, song lẽ nào con đường dẫn tới cơm no, áo ấm của hàng chục triệu người, nay là của gần một trăm triệu người không đáng để phải bận tâm nhiều hơn?
Mình cũng băn khoăn về cuộc tranh luận dường như bất tận quanh đề tài quân đội nên vì dân hay nên vì Đảng?
70 năm qua có lúc nào quân đội chiến đấu vì dân? Những tài liệu đang được giải mật, bạch hóa càng ngày càng nhiều cho thấy là chưa bao giờ!
Quân đội chiến đấu vì Đảng nên sự tồn vong của Đảng, bảo vệ tham vọng “Muôn năm trường trị, nhất thống giang hồ” của Đảng là mục tiêu tối thượng.
Tham vọng ấy là lý do để “16 chữ vàng” (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai) và “tinh thần 4 tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt) được chọn làm điểm tựa.
Chẳng phải hết lãnh đạo Đảng, rồi tới lãnh đạo quân đội từng nhiều lần khẳng định, bất kể thế nào cũng phải gìn giữ quan hệ với Trung Quốc vì Trung Quốc “có cùng ý thức hệ và thể chế chính trị” đó sao?
Đã thế thì hàng trăm ngàn người đã chết trong cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, giai đoạn từ 1978 – 1989 và trong cuộc chiến vệ quốc ở biên giới phía Bắc, giai đoạn từ 1979 – 1988 tất nhiên phải trở thành thứ yếu. Không thể ghi công, không nên tưởng niệm, ngay cả bia cũng cần đục bỏ bởi tất nhiên là ảnh hưởng đến điểm tựa giúp duy trì sự tồn tại của Đảng.
Đúng 30 năm sau cuộc chiến đẫm máu ở Vị Xuyên – Hà Giang, 1.700 người lính Việt tử trận khi chặn quân xâm lược Trung Quốc tràn qua biên giới, mới được báo giới Việt Nam báo công, vinh danh. Đại diện chính quyền mới đề cập đến việc xây Đài Tưởng niệm.
Nếu không có sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào thăm dò – khai thác dầu khí ở quần đảo Hoàng Sa hồi tháng 5 vừa qua, khiến người Việt sôi lên vì giận thì theo bạn, hồi tháng 7 vừa qua, 1.700 người lính Việt đó có được báo công, vinh danh và đại diện chính quyền có quảng cáo kế hoạch xây Đài Tưởng niệm họ không?
***
Để ghi nhận công lao của Liệt sĩ – Nữ anh hùng các lực lượng vũ trang Lê Thị Dãnh, Đảng đúc tượng của bà, đặt ở Đà Nẵng.Hồi xảy ra thảm họa Chanchu (trận bão số 1 của năm 2006), báo chí xứ mình kể rằng, tại phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng có một bà lão tên là Phạm Thị Thúy khóc ngất vì mất chồng. Ông Nguyễn Văn Độ, chồng bà Thúy, lúc đó đã xấp xỉ 70, song vì đói nghèo vẫn phải xuống một tàu đánh cá để nấu cơm, phơi mực. Con tàu này bị bão Chanchu nhấn chìm hồi thượng tuần tháng 5 năm 2006.
Bà Thúy chính là con gái của Liệt sĩ – Nữ anh hùng các lực lượng vũ trang Lê Thị Dãnh.
Khi quân đội chiến đấu vì Đảng, quân đội chỉ là công cụ. Hãy nhìn quanh mình, bạn sẽ thấy rất nhiều ví dụ minh họa cho thân phận của những công cụ như vậy.
Chú thích
(1) A Tribute to U.S. Army Spc. Brittany Gordon
(2) Joint POW/MIA Accounting Command
(3) 70 years later, a soldier returns home
Đồng Phụng Việt
Posted by adminbasam on 05/09/2014
Posted by adminbasam on 05/09/2014