Bà lão hơn 80 tuổi được người dân phá cửa khiêng vào nhà trong cơn hấp hối sau khi nằm ngoài cổng đợi con dâu ròng rã suốt một ngày.
Sáng nay, tại căn nhà 2 tầng ở cuối hẽm số 2, phường Phúc Xá (quận Ba Đình, Hà Nội), bà Trần Thị Tú (83 tuổi) nằm mê man trên chiếc giường đặt ở góc nhà dưới tầng một. Thân hình gày gò, đôi chân khẳng khiu bị băng bó chằng chịt suốt từ đầu gối lên tới tận bụng. Kể từ lúc bệnh viện trả về, bà chỉ nằm im lìm một chỗ, ai hỏi cũng không biết, hơi thở yếu ớt, chỉ khẽ mấp máy đầu môi.
Trong tình trạng sức khỏe nguy kịch nhưng không thấy bóng dáng của con cái, chỉ có đứa cháu ngoại ngồi túc trực trông nom. Bé Mi cho hay, kể từ lúc bà ở viện về không thấy bác dâu trưởng Nguyễn Thị Kim Bảo (57 tuổi) ở nhà, bé thường ở bên trông nom bà những lúc mẹ bận công việc.
“Bà không ăn được gì, chỉ uống được vài ngụm sữa. Bà yếu lắm, nói không được, em cứ phải ngồi xoa bóp cho bà”, bé Mi kể.
Bà Tú nằm mê man từ khi chuyển về nhà.
Ngôi nhà được cho là xảy ra tranh chấp giữa cụ Tú và con dâu.
Chị Nguyễn Thị Út (34 tuổi, hàng xóm) cho biết, bà Tú được đưa về nhà lúc 9h ngày 30/6 nhưng chị Bảo đã khóa cửa đi vắng, trong nhà không có ai. Khi mọi người gọi điện về mở cửa thì chị này trả lời: “Đang ở xa không về được” rồi tắt máy. Bà Tú phải nằm trên xe cứu thương đợi hơn 3 tiếng nhưng vẫn không thấy ai về.
Thấy bà Tú yếu ớt, nguy kịch chị Út đưa về nhà mình nằm nghỉ, tuy nhiên đến 7h tối vẫn không thấy chị Bảo về, nên các con gái của bà Tú đã phá cửa đưa bà vào nhà. “Nhìn bà cụ nằm khoèo đợi con dâu cả ngày bên ngoài, tội lắm. Hàng xóm ai cũng bức xúc. Tới giờ chị Bảo đã thèm về xem mẹ sống chết như thế nào đâu”, chị Út cho hay.
Chị Nguyễn Thị Như (41 tuổi, con út của bà Tú) tỏ vẻ phẫn nộ trước thái độ của chị dâu. Dù rất muốn đưa mẹ về chăm sóc nhưng nhà chồng chị ở xa, điều kiện kinh tế lại khó khăn. Theo chị Như, bà Bảo là con dâu trưởng, kể từ ngày về làm dâu vẫn chưa nhập hộ khẩu. Nghề nghiệp chính là may quần áo, thi thoảng có chạy thêm xe ôm. Mẹ chị chuyển về sống cùng vợ chồng bà Bảo từ khi chị cả mất.
Năm 1989 do điều kiện khó khăn nên cụ Tú đồng ý cho vợ chồng bà Bảo bán đi một nửa đất mà bà mua từ năm 1968. Đến năm 2006, vợ chồng Bảo tiếp tục bán đi gần một nửa số đất còn lại để có tiền xây nhà. Khi xây xong căn nhà 2 tầng, bà Bảo đề nghị cụ Tú cho đứng tên sổ đỏ nhưng không được đồng ý.
Cuối năm 2006, chồng bà Bảo phải đi tù khi gây án với hàng xóm trong lúc hỏi nợ tiền bán đất trước đó. Sau đó ông này tự vẫn. Kể từ khi chồng mất, bà Bảo tỏ rõ thái độ lạnh nhạt mẹ chồng. Dù biết mẹ chồng gãy tay, bệnh tật nhưng bà này thường lấy cớ bận việc không lo cơm nước, nhiều hôm bỏ đói để bà lang thang, ngồi vạ vật ở ngoài đường.
Từ hôm bà Tú phải vào viện cấp cứu, Bảo chỉ tới thăm qua loa và "hỗ trợ" một triệu đồng. Khi được em chồng thông báo mẹ sắp về nhà, bà Bảo đóng cửa bỏ đi không cho vào nhà. "Chúng tôi quá phẫn nộ, nhà mẹ tôi mua mà chị ấy không cho vào. Chị em tôi đến chăm sóc mẹ mà bà ta khóa cửa bỏ đi thì làm sao chúng tôi vào được", chị Như bức xúc.
Theo một số sinh viên thuê trọ tại tầng 2 nhà bà Bảo, chủ nhà sống khép kín, thường xuyên vắng nhà, nhiều hôm để mẹ chồng lang thang ở ngoài đường, nhiều người thương tình đem cho bà bát cơm. “Nhiều lần chúng tôi còn thấy hàng xóm bê cơm tới, thậm chí tắm rửa cho bà lão", một sinh viên cho hay.
Bà Đặng Thị Minh Tân (71 tuổi, Chi hội trưởng Hội phụ nữ cụm dân cư số 3, phường Phúc Xá) cho biết, bà Bảo chuyển về đây sống nhưng vẫn chưa nhập hộ khẩu. Kể từ ngày sống chung, giữa 2 mẹ con thường xảy ra cãi vã về tranh chấp ngôi nhà. Phường phải vào giải quyết tới 5-6 lần. Khi biết tin cụ Tú phải nằm ngoài cổng đợi con dâu lúc ở viện về, phường đã họp đề nghị bà Bảo về giải quyết nhưng không được.
“Cũng là một người mẹ, tôi không thể chấp nhận thái độ của bà Bảo. Đạo làm con ai lại để bà ấy nằm vạ vật ngoài đường cả ngày như vậy được”, bà Tân bức xúc nói và cho biết hiện chỉ có con trai lớn của bà Bảo ở nhà, chưa ai liên hệ được với bà này.
Sáng nay, tại căn nhà 2 tầng ở cuối hẽm số 2, phường Phúc Xá (quận Ba Đình, Hà Nội), bà Trần Thị Tú (83 tuổi) nằm mê man trên chiếc giường đặt ở góc nhà dưới tầng một. Thân hình gày gò, đôi chân khẳng khiu bị băng bó chằng chịt suốt từ đầu gối lên tới tận bụng. Kể từ lúc bệnh viện trả về, bà chỉ nằm im lìm một chỗ, ai hỏi cũng không biết, hơi thở yếu ớt, chỉ khẽ mấp máy đầu môi.
Trong tình trạng sức khỏe nguy kịch nhưng không thấy bóng dáng của con cái, chỉ có đứa cháu ngoại ngồi túc trực trông nom. Bé Mi cho hay, kể từ lúc bà ở viện về không thấy bác dâu trưởng Nguyễn Thị Kim Bảo (57 tuổi) ở nhà, bé thường ở bên trông nom bà những lúc mẹ bận công việc.
“Bà không ăn được gì, chỉ uống được vài ngụm sữa. Bà yếu lắm, nói không được, em cứ phải ngồi xoa bóp cho bà”, bé Mi kể.
Bà Tú nằm mê man từ khi chuyển về nhà.
Ngôi nhà được cho là xảy ra tranh chấp giữa cụ Tú và con dâu.
Chị Nguyễn Thị Út (34 tuổi, hàng xóm) cho biết, bà Tú được đưa về nhà lúc 9h ngày 30/6 nhưng chị Bảo đã khóa cửa đi vắng, trong nhà không có ai. Khi mọi người gọi điện về mở cửa thì chị này trả lời: “Đang ở xa không về được” rồi tắt máy. Bà Tú phải nằm trên xe cứu thương đợi hơn 3 tiếng nhưng vẫn không thấy ai về.
Thấy bà Tú yếu ớt, nguy kịch chị Út đưa về nhà mình nằm nghỉ, tuy nhiên đến 7h tối vẫn không thấy chị Bảo về, nên các con gái của bà Tú đã phá cửa đưa bà vào nhà. “Nhìn bà cụ nằm khoèo đợi con dâu cả ngày bên ngoài, tội lắm. Hàng xóm ai cũng bức xúc. Tới giờ chị Bảo đã thèm về xem mẹ sống chết như thế nào đâu”, chị Út cho hay.
Chị Nguyễn Thị Như (41 tuổi, con út của bà Tú) tỏ vẻ phẫn nộ trước thái độ của chị dâu. Dù rất muốn đưa mẹ về chăm sóc nhưng nhà chồng chị ở xa, điều kiện kinh tế lại khó khăn. Theo chị Như, bà Bảo là con dâu trưởng, kể từ ngày về làm dâu vẫn chưa nhập hộ khẩu. Nghề nghiệp chính là may quần áo, thi thoảng có chạy thêm xe ôm. Mẹ chị chuyển về sống cùng vợ chồng bà Bảo từ khi chị cả mất.
Năm 1989 do điều kiện khó khăn nên cụ Tú đồng ý cho vợ chồng bà Bảo bán đi một nửa đất mà bà mua từ năm 1968. Đến năm 2006, vợ chồng Bảo tiếp tục bán đi gần một nửa số đất còn lại để có tiền xây nhà. Khi xây xong căn nhà 2 tầng, bà Bảo đề nghị cụ Tú cho đứng tên sổ đỏ nhưng không được đồng ý.
Cuối năm 2006, chồng bà Bảo phải đi tù khi gây án với hàng xóm trong lúc hỏi nợ tiền bán đất trước đó. Sau đó ông này tự vẫn. Kể từ khi chồng mất, bà Bảo tỏ rõ thái độ lạnh nhạt mẹ chồng. Dù biết mẹ chồng gãy tay, bệnh tật nhưng bà này thường lấy cớ bận việc không lo cơm nước, nhiều hôm bỏ đói để bà lang thang, ngồi vạ vật ở ngoài đường.
Từ hôm bà Tú phải vào viện cấp cứu, Bảo chỉ tới thăm qua loa và "hỗ trợ" một triệu đồng. Khi được em chồng thông báo mẹ sắp về nhà, bà Bảo đóng cửa bỏ đi không cho vào nhà. "Chúng tôi quá phẫn nộ, nhà mẹ tôi mua mà chị ấy không cho vào. Chị em tôi đến chăm sóc mẹ mà bà ta khóa cửa bỏ đi thì làm sao chúng tôi vào được", chị Như bức xúc.
Theo một số sinh viên thuê trọ tại tầng 2 nhà bà Bảo, chủ nhà sống khép kín, thường xuyên vắng nhà, nhiều hôm để mẹ chồng lang thang ở ngoài đường, nhiều người thương tình đem cho bà bát cơm. “Nhiều lần chúng tôi còn thấy hàng xóm bê cơm tới, thậm chí tắm rửa cho bà lão", một sinh viên cho hay.
Bà Đặng Thị Minh Tân (71 tuổi, Chi hội trưởng Hội phụ nữ cụm dân cư số 3, phường Phúc Xá) cho biết, bà Bảo chuyển về đây sống nhưng vẫn chưa nhập hộ khẩu. Kể từ ngày sống chung, giữa 2 mẹ con thường xảy ra cãi vã về tranh chấp ngôi nhà. Phường phải vào giải quyết tới 5-6 lần. Khi biết tin cụ Tú phải nằm ngoài cổng đợi con dâu lúc ở viện về, phường đã họp đề nghị bà Bảo về giải quyết nhưng không được.
“Cũng là một người mẹ, tôi không thể chấp nhận thái độ của bà Bảo. Đạo làm con ai lại để bà ấy nằm vạ vật ngoài đường cả ngày như vậy được”, bà Tân bức xúc nói và cho biết hiện chỉ có con trai lớn của bà Bảo ở nhà, chưa ai liên hệ được với bà này.