Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Nước cờ sắp đến của Trung Quốc

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nước cờ sắp đến của Trung Quốc

    Nước cờ sắp đến của Trung Quốc
    Lữ Giang


    Hôm 16.6.2014, Giáo Sư Carl Thayer, một chuyên gia về Biển Đông thuộc Học viện Quốc phòng Úc đã viết bài “China’s Information Warfare Campaign and the South China Sea: Bring It On!”
    Hôm 16.6.2014, Giáo Sư Carl Thayer, một chuyên gia về Biển Đông thuộc Học viện Quốc phòng Úc đã viết bài “China’s Information Warfare Campaign and the South China Sea: Bring It On!” (Chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc và Biển Đông: Hãy bàn cãi nó!) trên tờ The Diploma của Nhật Bản, cho rằng Trung Quốc đang mở một mặt trận mới để thực hiện âm mưu xâm chiếm Biển Đông.

    Trên đài RFI của Pháp, Trọng Nghĩa đã giới thiệu bài này, kèm theo là bản dịch toàn văn bài đó. Tiếp theo, các websites trong nước, từ
    chinhphu.vn, nguyentandung.org đến các báo online khác đều đăng lại bài đó dưới đầu đề “Bộ mặt thật ‘Tam chủng chiến pháp’ của Trung Quốc về Biển Đông”.

    Thật ra, dù không có bài nói trên của Giáo Sư Carl Thayer, các chính phủ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Philippines, Việt Nan… cũng đã đoán biết Trung Quốc đang làm gì. Đi tranh đấu mà không biết địch và đồng minh đang làm gì, cứ suy nghĩ và hành động theo cảm tính như Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thì chỉ từ bại tới thua. Ý kiến của Giáo Sư Carl Thayer cũng không phải là mới lạ, nhưng chính phủ Việt Nam muốn mượn bài này để nói lên điều họ muốn nói, nhưng không tiện nói ra. Chúng tôi sẽ cố gắng trình bày âm mưu của Trung Quốc một cách cụ thể hơn. Tuy nhiên, trước khi trình bày ý đồ của Trung Quốc, chúng tôi xin tóm lược nội dung bài viết của Giáo Sư Carl Thayer.

    “TAM CHỦNG CHIẾN PHÁP” CỦA TRUNG QUỐC
    Trước hết, Giáo Sư Carl Thayer nhắc lại bài “China’s Three Warfares” (Ba cuộc chiến của Trung Quốc) do Timothy A. Walton viết năm 2012 cho văn phòng tư vấn Delex Consulting, Studies and Analysis, đó là chiến tranh tâm lý, chiến tranh thông tin, và chiến tranh pháp lý, được gọi là "Tam chủng chiến pháp" (san zhong zhanfa) do Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quân ủy Trung ương chính thức thông qua năm 2003. Theo Giáo Sư Thayer, thành tố thứ ba (chiến tranh pháp lý) chính là cơ sở cho bản tuyên bố lập trường của Trung Quốc mà ông Vương Dân (Wang Min), Phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, đã chuyển đến cho ông Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon ngày 9.6.2014 và yêu cầu cho lưu hành trong toàn bộ 193 thành viên LHQ.
    Giáo Sư Thayer cho rằng thoạt đầu, Trung Quốc bảo vệ việc hạ đặt giàn khoan dầu bằng cách nói rằng giàn khoan nằm trong vùng lãnh hải của Trung Quốc. Tuy nhiên, theo Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển, vùng lãnh hải chỉ rộng 12 hải lý, còn giàn khoan được đặt ở phía cực tây quần đảo Hoàng Sa đến 17 hải lý, nên trong tuyên bố ngày 9.6.2014 Trung Quốc đã sửa lại bằng cách cho rằng giàn khoan HD-981 nằm trong vùng tiếp giáp lãnh hải của Trung Quốc, tức vùng nới rộng thêm 12 hải lý nữa. Nhưng cách nói này cũng thiếu cơ sở pháp lý, vì Luật Biển 1982 không cho phép làm điều đó trong vùng tiếp giáp.

    Tuy nhiên, các hoạt động hiện nay của Trung Quốc trên Biển Đông cho thấy Trung Quốc đã vượt ra khỏi vùng lãnh hải 12 hải lý và vùng tiếp giáp của quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đang biến một số đảo chính trong hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thành những đảo có sự sống tự nhiên để đòi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thêm lục địa. Đây là những vấn để pháp lý khá phức tạp, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng trình bày giản dị để đọc giả có thể thấy những mưu đồ mà Trung Quốc đang thực hiện.

    BIẾT TRƯỚC “VÙNG NƯỚC LỊCH SỬ” BỊ LOẠI
    Khởi đầu Trung Quốc đưa ra đường lưỡi bò, thường gọi là đường 9 đoạn, vẽ cách bờ của các quốc gia ở quanh Biển Đông 12 hải lý. Phần ở giữa lưỡi bò được Trung Quốc gọi là “vùng nước lịch sử” (historic waters) của Trung Quốc và thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc. Vậy “vùng nước lịch sử” là gì và Trung Quốc lấy ở đâu ra?

    Nói một cách vắn tắt, “vùng nước lịch sử” là vùng biển mà một quốc gia đã chấp hữu qua nhiều thế hệ và trở thành vùng sống còn của quốc gia đó. Một thí dụ cụ thể: Năm 1951, Anh và Na Uy tranh chấp về vùng đánh cá sát bờ của Na Uy. Vùng này rộng khoảng 100 hải lý. Trong phán quyết ngày 18.12.1951, Toà Án Công Lý Quốc Tế (International Court of Justice) đã công nhận vùng nước đó thuộc “quyền sở hữu lịch sử” (historic title) của Na Uy, các nước khác không được xâm phạm.

    Tuy nhiên, vì định chế “vùng nước lịch sử” đã gây quá nhiều tranh chấp không giải quyết được nên các nhà làm Luật Biển 1982 đã loại định chế này ra khỏi Luật Biển và thay vào đó bằng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở và thềm lục địa không quá 350 hải lý. Do đó, chủ trương “vùng nước lịch sử” của Trung Quốc không còn căn bản pháp lý và Trung Quốc cũng không chứng minh được đó là “vùng nước lịch sử” của Trung Quốc như Na Uy đã chứng minh.

    Biết trước trong vụ kiện của Philippines, Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế sẽ bác bỏ đường 9 đoạn với vùng nước lịch sử, Trung Quốc tìm cách biến các đảo đá ở Hoàng Sa và Trường Sa thành những đảo có sự sống tự nhiên để tuyên bố vùng đặc khu kinh tế 200 hải lý của Trung Quốc.

    NHỮNG ĐÒN PHÉP CỦA TRUNG QUỐC

    Những người ít biết quốc tế công pháp về luật biển thường tưởng rằng chứng minh chủ quyền về một hòn đảo trên biển là chuyện dễ dàng, chỉ cần đưa một quyết định hành chánh, một tấm bia hay một bản đồ ra là đủ. Nhưng nếu đọc các bản án của Tòa Án Quốc Tế xét xử các vụ tranh chấp về đảo Palmas (giữa Mỹ và Hà Lan), đảo Greenland (giữa Dan Mạch và Na Uy), đảo Minquier và Ecrehous (giữa Anh và Pháp) v.v…, chúng ta sẽ thấy các yếu tố luật định để chứng minh chủ quyền đối với các hoang đảo trên biển không như các “chuyên gia tự xưng” đã tưởng.

    Trung Quốc không dựa vào các yếu tố pháp lý để chứng minh chủ quyền mà dựa vào sức mạnh, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi.
    Nhưng nếu chỉ ôm một số hoang đảo trên Biển Đông thì chẳng có gì trên đó để cạp. Dầu và khí đốt không nằm ở đó mà nằm ở trong các vùng sâu xung quanh. Vì thế, Trung Quốc phải làm sao để xác định các đảo mà Trung Quốc đã chiếm đều có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý như Luật Biển 1982 quy định. Nhưng Trung Quốc gặp khó khăn vì điều 121 của Luật Biển 1982. Điều này quy định:

    1-. Một đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.

    2.- Với điều kiện phải tuân thủ khoản 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của hòn đảo được hoạch định theo đúng các quy định của Công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác.

    3.- Những hòn đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng, thì không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.
    Các đảo mà Trung Quốc chiếm đóng đều là đảo đá “không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng” nên không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa như điều 121 đã quy định. Vì thế, Trung Quốc phải hóa phép, biến các đảo đá thành các đảo nhân tạo có sự sống!

    HÓA PHÉP ĐỐI VỚI ĐẢO PHÚ LÂM

    Đảo Phú Lâm thuộc nhóm An Vĩnh là một đảo lớn trong quần đảo Hoàng Sa. Bản đồ Hòa Lan vẽ năm 1754 đã đặt cho Hoàng Sa cái tên là De Paracelles. Tên đó còn dùng đến ngày nay.

    Đã có sự tranh chấp giữa Pháp và Trung Quốc về quần đảo này sau Thế Chiến II. Tháng 4 năm 1950 quân của Tưởng Giới Thạch bỏ đảo Phú Lâm chuyển qua đảo Ba Đình ở Trường Sa. Năm 1956, khi Pháp rút khỏi Việt Nam thì đêm 20 rạng ngày 21.2.1956 quân Cộng Sản Trung Quốc tiến chiếm đảo Phú Lâm và đóng ở đó cho đến ngày nay. VNCH chỉ chiếm nhóm Lưỡi Liềm bao gồm các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh, Quang Hòa, Bạch Quy và Tri Tôn.

    Đảo Phú Lâm có chiều dài 1,7 km, rộng 1,2 km, diện tích 320 mẩu hay chừng 1,3-2,1 km. Trung Quốc đã biến đảo Phú Lâm thành một thành phố nhỏ rồi căn cứ vào đó đòi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa cho toàn quần đảo Hoàng Sa.

    Vì vùng biển giữa đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi và đảo Tri Tôn của Hoàng Sa chỉ có 137 hải lý nên Trung Quốc chia đôi vùng này, mỗi bên 68 hải lý, rồi đem giàn khoan ra thăm dò ở phần được coi là của Trung Quốc. Tàu Việt Nam đi vào giới hạn đó đều bị Trung Quốc cho tàu hải giám húc.

    Trong bản tuyên bố ngày 9.6.2014 gởi ông Tổng Thư Ký LHQ, Trung Quốc nói:
    "Các vùng biển giữa quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) của Trung Quốc và bờ biển đất liền Việt Nam vẫn chưa được phân định. Hai bên vẫn chưa tiến hành phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa trong vùng biển này. Cả hai bên đều có quyền khẳng định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định của UNCLOS."

    Nói một cách cụ thể, Trung Quốc muốn ký với Việt Nam một hiệp ước chia đôi vùng biển giữa Việt Nam và đảo Hoàng Sa. Dĩ nhiên, Việt Nam không bao giờ chấp nhận như vậy vì chấp nhận có nghĩa công nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc.

    HÓA PHÉP ĐỐI VỚI ĐẢO GẠC MA
    Năm 1791 một người Anh tên là Henry Spratly du hành đến Trường Sa và đặt tên cho đá Vành Khăn là Mischief. Năm 1843 Richard Spratly đã đặt tên cho một số thực địa thuộc Trường Sa, trong đó có Spratly's Sandy Island . Từ đó tên Spratly trở thành tên của quần đảo Trường Sa.

    Hiện nay có đến 5 nước tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa là Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Đài Loan và Mã Lai. Trung Quốc hiện đang chiếm 7 đảo là đá Châu Viên, đá Chữ Thập, cụm đá Ga Ven, đá Gạc Ma, đá Tư Nghĩa và đá Vành Khăn.
    Tờ Phil Star của Philippines ngày 13.6.2014 cho biết báo cáo từ Phủ tổng thống Phi nói rằng Trung Quốc đang thay đổi hiện trạng của 5 bãi đá thuộc Trường Sa là Gạc Ma, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa và Én Đất. Chính phủ Phi đoán Trung Quốc đang xây dựng một đường băng để thiết lập vùng nhận diện phòng không. Chúng tôi tin rằng Trung Quốc đang đi xa hơn, đó là biến một cụm trong nhóm đảo thuộc Trường Sa thành đảo “thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng” rồi đòi có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa như họ đã làm ở quần đảo Hoàng Sa.

    ĐỐI PHÓ VỚI NƯỚC CỜ CỦA TRUNG QUỐC
    Biết rõ không thể xác định vùng biển trong đường 9 đoạn là “vùng nước lịch sử” của Trung Quốc nên Trung Quốc đang đi nước cờ thứ hai là biến những đảo đá thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thành những đảo có thể được hưởng các đặc quyền kinh tế để giành quyền khai thác phần lớn tài nguyên trên Biển Đông. Đây là những hành động không được Luật Biển 1982 công nhận nhưng vì không phương hại đến trục lộ giao thông quốc tế ở Biển Đông và quyền lợi của Mỹ nên Mỹ làm ngơ. Còn các nước trong vùng đang đối phó như thế nào?

    Không nước nào trong vùng nghĩ rằng có thể đối đầu bằng quân sự với Trung Quốc. Hiện nay, tiếng la hét đòi đi kiện Trung Quốc đang vang lên khắp nơi, nhưng các nhà phân tích không tin rằng các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế có thể làm Trung Quốc ngưng vi phạm. Khối ASEAN chỉ lên tiếng kêu gọi hoàn thành một cách nhanh chống Quy Tắc Ứng Xử (Code of Conduct) trên Biển Đông và coi đó là một giải pháp duy nhất còn lại!

    Ngày 19.6.2014
    Lữ Giang

    Đọc thêm (252 dòng)





  • #2
    Không còn 1 giải pháp nào ngoài chiến tranh ...... !!!!!!

    .... Này em ơi ! Em đẹp quá đi thôi, áo học trò, trắng xóa trong hồn tôi...

    Comment

    Working...
    X