Đau khổ vì vợ bỏ đi theo người bạn thân nhất, ông Toán bỏ vào rừng sống một mình và đốt hết giấy tờ.
40 năm qua, vùng núi cao heo hút thành mái nhà che chở cho ông lão Đinh Văn Toán (62 tuổi, ngụ xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình). Theo người dân bản, vào những ngày thời tiết chuyển mùa, những ngày mưa phùn gió bấc hoặc những đêm trăng sáng vằng vặc, phía rừng Lắn phát ra tiếng vi vu, réo rắt, giai điệu dìu dặt bi ai lúc trầm, lúc bổng tựa như tiếng sáo Ôi của người Mường. Lúc đầu, người dân đồn thổi về một con ma rừng biết thổi sáo, biết săn bắn và bảo vệ những người dân bản Mường khi họ vô tình đi lạc. Mãi sau này, bí mật mới được hé mở. “Con ma rừng” chính là ông Đinh Văn Toán.
Để đến được hang của “người rừng”, người đi rừng thạo cũng phải mất đến gần 3 tiếng đồng hồ vạch lá, xuyên rừng, leo núi rồi xuống dốc. Nơi ông Toán ở có khung cảnh hữu tình nơi đây, từ dòng suối nhỏ trong suốt chảy ra từ khe núi đến những vườn rau cải nương, những khóm mía, cây cau xanh tốt thẳng tắp, mọc cao vút như một bức tranh sơn thủy.
Nhà của ông, thực chất chỉ là một hang đá có độ sâu chưa tới 5m. Trên đỉnh, có một mỏm đá hơi nhô ra phía trước như một mái nhà che nắng mưa. Ngôi nhà nhìn có vẻ sơ sài nhưng chẳng thiếu thứ gì, từ những vật dụng nhỏ nhất như chiếc lược, cái bật lửa bằng dầu cũ kỹ, chiếc khăn mặt cho đến những hạt lúa giống được treo cẩn thận trên gác bếp rồi bộ bàn ghế bằng đá được kê rất ngay ngắn.
Buồn khổ vì vợ bỏ đi theo người bạn thân nhất, ông Toán bỏ vào rừng sống một mình và đốt sạch giấy tờ.
Hang đá, nơi ông Toán trú ẩn suốt 40 năm.
Thậm chí, nơi cao nhất trong hang Lắn cũng được người rừng trưng dụng một góc nhỏ để làm nơi thờ tự. Bởi bàn thờ tổ tiên là một trong những nơi không thể thiếu trong cuộc sống của những người con bản Mường, dù họ ở bất cứ nơi đâu.
“Người rừng” đang nằm còng queo trên một tấm ván, ngay cạnh bếp lửa. Không chăn, không chiếu, trên người chỉ đắp duy nhất một chiếc áo khoác đã cáu bẩn. Với ánh mắt sợ sệt xen lẫn nghi ngờ, ông tỏ ra khá rụt rè khi tiếp chuyện với những vị khách mới đến.
Tuy nhiên, sau một hồi được thuyết phục, ông đã chấp nhận nói chuyện một cách khiên cưỡng. Tuy nhiên, không phải tại hang Lắn, nơi trú ngụ của ông, mà tại bìa rừng, nơi ngày hôm qua ông vừa bẫy được một con thú khá to. Đó cũng chính là nguồn thức ăn giúp ông Toán tồn tại được ở nơi đại ngàn này.
Dưới gốc cây cổ thụ quen thuộc, “người rừng” nói chuyện có vẻ cởi mở hơn. Với gần 40 năm sống trong rừng, ít giao tiếp với xã hội nên trong suốt cuộc nói chuyện, có từ ông nhớ, có từ quên. Ông bảo: “Lâu lắm rồi mới có khách ghé thăm, nhưng các anh thông cảm, không phải vì không muốn tiếp chuyện với các anh ở trong nhà tôi đâu, mà bởi ra giữa cánh rừng này tôi thấy lòng mình nhẹ nhõm hơn”.
Ngồi trầm tư một lúc, ông Toán tâm sự tiếp: “Tôi tên Đinh Văn Toán, năm nay đã 62 tuổi. Mặc dù sinh ra tại xóm Đá Bia nhưng trước đây mọi người vẫn thường gọi tôi là Toán 'Mực', bởi vợ tôi là người ở xóm Mực. Sau khi kết hôn, tôi chuyển về đó sinh sống nên mới có tên như vậy. Nhập ngũ năm 1970 khi vừa mới lập gia đình được mấy ngày. Năm ấy, miền Nam bước vào thời kỳ cao điểm nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tôi nhập ngũ và được phân công vào đơn vị đặc công, tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị. Tôi xuất ngũ năm 1975, năm đó cũng là năm cuộc đời tôi gặp nhiều bất hạnh nhất”.
Nỗi bất hạnh trong cuộc đời của ông Toán, đó chính là sự tổn thương trong sâu thẳm tâm hồn. Ông kể: “Trở về từ chiến trường, những tưởng về nhà sẽ gặp được người vợ hiền đảm đang, thế nhưng, sự thật với tôi lại quá phũ phàng. Khi trở về, cha mẹ thì mất, người vợ hiền thảo chỉ mới ở với nhau chưa trọn tuần trăng mật, bao thề non, hẹn biển rằng sẽ đợi chờ tôi cho đến ngày chiến thắng trở về. Nhưng lời thế ấy có lẽ chỉ còn tôi là nhớ. Vì không thể chờ đợi được nên cô ấy đã bỏ theo một người đàn ông khác.
Người đàn ông đó không ai khác lại chính là người bạn một thời từng chăn trâu, cắt cỏ, rồi cùng chung chiến tuyến với tôi. Do bị thương nên anh ta được xuất ngũ về quê trước. Không biết có phải vì cố tình hay là do thông tin sai lệch trong chiến trường mà khi trở về, người bạn đó đã nói với vợ tôi rằng tôi đã hy sinh. Thế rồi, chuyện gì đến cũng đã đến".
Ông trầm ngâm nói tiếp: "Vợ tôi mặc dù rất đau khổ nhưng không thể ở một mình mãi được, khi cô ấy vẫn đang ở độ tuổi đẹp nhất cuộc đời. Trước sự giúp đỡ tận tình và những lời hứa hẹn gánh vác trách nhiệm của bạn tôi, cô ấy đã chấp nhận đi bước nữa. Khi trở về, quá cay đắng, tủi nhục, cảm thấy xấu hổ với làng xóm, tôi bỏ nhà bỏ cửa lên hang Lắn này. Ấy thế mà cũng đã được gần 40 năm rồi đấy”.
Cũng theo ông Toán chia sẻ, mặc dù rất đau khổ trước sự ra đi của người vợ cùng sự phản bội của người bạn thân nhưng bao nhiêu ký ức đẹp đẽ về thời gian yêu nhau giữa hai người, ông vẫn luôn gìn giữ. Chỉ có giấy tờ bản thân là ông không còn muốn giữ lại. Bởi ông nghĩ, cái quan trọng nhất là tình người đã không còn thì những mảnh giấy vô tri cũng không còn quan trọng nữa. Tất cả được ông Toán kết thúc bằng một ngọn lửa.
Thứ ông giữ lại duy nhất đó là lời thề, lời ước hẹn của ông với người vợ năm xưa trước khi lên đường nhập ngũ. Bởi theo ông Toán, ông muốn quên, nhưng nó cứ ngự trị trong tâm hồn mình. Quên không được, ông đành phải nhớ.
Giờ đây, khi tuổi đã già, sức đã yếu, ông Toán cũng không còn tinh nhanh như trước nữa nhưng không khi nào ông nghĩ đến việc rời cánh rừng Lắn trở về bản sinh sống. Thậm chí, các cháu trong họ đã nhiều lần vào hang Lắn vận động, thậm chí cưỡng ép đưa ông về bản để sống tuổi già. Tuy nhiên, nhớ rừng, nhớ hang, nhớ cây sáo Ôi, chỉ dăm bữa là ông lại trốn vào rừng.
Ông Bùi Mạnh Tưởng, Chủ tịch UBND xã Tiền Phong chia sẻ: “Trường hợp của ông Toán, chúng tôi rất tiếc là giấy tờ đã mất hết nên không thể làm các chế độ cho ông ấy được. Chính quyền địa phương cũng đã nhiều lần lặn lội lên tận hang Lắn vận động ông Toán trở về với cuộc sống đời thường, với bản làng mà ông ấy có chấp nhận đâu. Chúng tôi muốn đưa ông Toán vào danh sách những người được hưởng trợ cấp xã hội, người nghèo không nơi nương tựa mà ông ấy cũng không chịu. Vì 'người rừng' thì chỉ thích ở trong rừng thôi”.
Sống một mình trong rừng, ông Toán nuôi trồng được nhiều cây cối như rau cải nương, táo, mận hoang dại, cùng với vài ba con lợn rừng đã được ông thuần hóa. Giản dị vậy thôi nhưng với ông, đó là niềm vui, là hạnh phúc.
Ông bảo: “Hạnh phúc của tôi đơn giản chỉ có vậy, gần 40 năm sống ở đây, giờ đã quen “mùi” của rừng rồi. Cánh rừng này đã cưu mang, che chở tôi gần nửa cuộc đời, khi tôi chết, tôi muốn hồn mình hòa vào với cánh rừng mẹ bạt ngàn”.
Chiều tàn, cánh rừng Lắn càng trở nên âm u, tĩnh mịch và lạnh lẽo hơn. Bên bếp lửa hồng bập bùng, “người rừng” cầm cây sáo lên thổi những giai điệu quen thuộc. Tiếng sáo Ôi réo rắt, vun vút phá tan sự tĩnh lặng cả khu rừng. Giai điệu rời rạc, trầm bổng như chính cuộc đời bất hạnh của ông vậy.
40 năm qua, vùng núi cao heo hút thành mái nhà che chở cho ông lão Đinh Văn Toán (62 tuổi, ngụ xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình). Theo người dân bản, vào những ngày thời tiết chuyển mùa, những ngày mưa phùn gió bấc hoặc những đêm trăng sáng vằng vặc, phía rừng Lắn phát ra tiếng vi vu, réo rắt, giai điệu dìu dặt bi ai lúc trầm, lúc bổng tựa như tiếng sáo Ôi của người Mường. Lúc đầu, người dân đồn thổi về một con ma rừng biết thổi sáo, biết săn bắn và bảo vệ những người dân bản Mường khi họ vô tình đi lạc. Mãi sau này, bí mật mới được hé mở. “Con ma rừng” chính là ông Đinh Văn Toán.
Để đến được hang của “người rừng”, người đi rừng thạo cũng phải mất đến gần 3 tiếng đồng hồ vạch lá, xuyên rừng, leo núi rồi xuống dốc. Nơi ông Toán ở có khung cảnh hữu tình nơi đây, từ dòng suối nhỏ trong suốt chảy ra từ khe núi đến những vườn rau cải nương, những khóm mía, cây cau xanh tốt thẳng tắp, mọc cao vút như một bức tranh sơn thủy.
Nhà của ông, thực chất chỉ là một hang đá có độ sâu chưa tới 5m. Trên đỉnh, có một mỏm đá hơi nhô ra phía trước như một mái nhà che nắng mưa. Ngôi nhà nhìn có vẻ sơ sài nhưng chẳng thiếu thứ gì, từ những vật dụng nhỏ nhất như chiếc lược, cái bật lửa bằng dầu cũ kỹ, chiếc khăn mặt cho đến những hạt lúa giống được treo cẩn thận trên gác bếp rồi bộ bàn ghế bằng đá được kê rất ngay ngắn.
Buồn khổ vì vợ bỏ đi theo người bạn thân nhất, ông Toán bỏ vào rừng sống một mình và đốt sạch giấy tờ.
Hang đá, nơi ông Toán trú ẩn suốt 40 năm.
“Người rừng” đang nằm còng queo trên một tấm ván, ngay cạnh bếp lửa. Không chăn, không chiếu, trên người chỉ đắp duy nhất một chiếc áo khoác đã cáu bẩn. Với ánh mắt sợ sệt xen lẫn nghi ngờ, ông tỏ ra khá rụt rè khi tiếp chuyện với những vị khách mới đến.
Tuy nhiên, sau một hồi được thuyết phục, ông đã chấp nhận nói chuyện một cách khiên cưỡng. Tuy nhiên, không phải tại hang Lắn, nơi trú ngụ của ông, mà tại bìa rừng, nơi ngày hôm qua ông vừa bẫy được một con thú khá to. Đó cũng chính là nguồn thức ăn giúp ông Toán tồn tại được ở nơi đại ngàn này.
Dưới gốc cây cổ thụ quen thuộc, “người rừng” nói chuyện có vẻ cởi mở hơn. Với gần 40 năm sống trong rừng, ít giao tiếp với xã hội nên trong suốt cuộc nói chuyện, có từ ông nhớ, có từ quên. Ông bảo: “Lâu lắm rồi mới có khách ghé thăm, nhưng các anh thông cảm, không phải vì không muốn tiếp chuyện với các anh ở trong nhà tôi đâu, mà bởi ra giữa cánh rừng này tôi thấy lòng mình nhẹ nhõm hơn”.
Ngồi trầm tư một lúc, ông Toán tâm sự tiếp: “Tôi tên Đinh Văn Toán, năm nay đã 62 tuổi. Mặc dù sinh ra tại xóm Đá Bia nhưng trước đây mọi người vẫn thường gọi tôi là Toán 'Mực', bởi vợ tôi là người ở xóm Mực. Sau khi kết hôn, tôi chuyển về đó sinh sống nên mới có tên như vậy. Nhập ngũ năm 1970 khi vừa mới lập gia đình được mấy ngày. Năm ấy, miền Nam bước vào thời kỳ cao điểm nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tôi nhập ngũ và được phân công vào đơn vị đặc công, tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị. Tôi xuất ngũ năm 1975, năm đó cũng là năm cuộc đời tôi gặp nhiều bất hạnh nhất”.
Nỗi bất hạnh trong cuộc đời của ông Toán, đó chính là sự tổn thương trong sâu thẳm tâm hồn. Ông kể: “Trở về từ chiến trường, những tưởng về nhà sẽ gặp được người vợ hiền đảm đang, thế nhưng, sự thật với tôi lại quá phũ phàng. Khi trở về, cha mẹ thì mất, người vợ hiền thảo chỉ mới ở với nhau chưa trọn tuần trăng mật, bao thề non, hẹn biển rằng sẽ đợi chờ tôi cho đến ngày chiến thắng trở về. Nhưng lời thế ấy có lẽ chỉ còn tôi là nhớ. Vì không thể chờ đợi được nên cô ấy đã bỏ theo một người đàn ông khác.
Người đàn ông đó không ai khác lại chính là người bạn một thời từng chăn trâu, cắt cỏ, rồi cùng chung chiến tuyến với tôi. Do bị thương nên anh ta được xuất ngũ về quê trước. Không biết có phải vì cố tình hay là do thông tin sai lệch trong chiến trường mà khi trở về, người bạn đó đã nói với vợ tôi rằng tôi đã hy sinh. Thế rồi, chuyện gì đến cũng đã đến".
Ông trầm ngâm nói tiếp: "Vợ tôi mặc dù rất đau khổ nhưng không thể ở một mình mãi được, khi cô ấy vẫn đang ở độ tuổi đẹp nhất cuộc đời. Trước sự giúp đỡ tận tình và những lời hứa hẹn gánh vác trách nhiệm của bạn tôi, cô ấy đã chấp nhận đi bước nữa. Khi trở về, quá cay đắng, tủi nhục, cảm thấy xấu hổ với làng xóm, tôi bỏ nhà bỏ cửa lên hang Lắn này. Ấy thế mà cũng đã được gần 40 năm rồi đấy”.
Cũng theo ông Toán chia sẻ, mặc dù rất đau khổ trước sự ra đi của người vợ cùng sự phản bội của người bạn thân nhưng bao nhiêu ký ức đẹp đẽ về thời gian yêu nhau giữa hai người, ông vẫn luôn gìn giữ. Chỉ có giấy tờ bản thân là ông không còn muốn giữ lại. Bởi ông nghĩ, cái quan trọng nhất là tình người đã không còn thì những mảnh giấy vô tri cũng không còn quan trọng nữa. Tất cả được ông Toán kết thúc bằng một ngọn lửa.
Thứ ông giữ lại duy nhất đó là lời thề, lời ước hẹn của ông với người vợ năm xưa trước khi lên đường nhập ngũ. Bởi theo ông Toán, ông muốn quên, nhưng nó cứ ngự trị trong tâm hồn mình. Quên không được, ông đành phải nhớ.
Giờ đây, khi tuổi đã già, sức đã yếu, ông Toán cũng không còn tinh nhanh như trước nữa nhưng không khi nào ông nghĩ đến việc rời cánh rừng Lắn trở về bản sinh sống. Thậm chí, các cháu trong họ đã nhiều lần vào hang Lắn vận động, thậm chí cưỡng ép đưa ông về bản để sống tuổi già. Tuy nhiên, nhớ rừng, nhớ hang, nhớ cây sáo Ôi, chỉ dăm bữa là ông lại trốn vào rừng.
Ông Bùi Mạnh Tưởng, Chủ tịch UBND xã Tiền Phong chia sẻ: “Trường hợp của ông Toán, chúng tôi rất tiếc là giấy tờ đã mất hết nên không thể làm các chế độ cho ông ấy được. Chính quyền địa phương cũng đã nhiều lần lặn lội lên tận hang Lắn vận động ông Toán trở về với cuộc sống đời thường, với bản làng mà ông ấy có chấp nhận đâu. Chúng tôi muốn đưa ông Toán vào danh sách những người được hưởng trợ cấp xã hội, người nghèo không nơi nương tựa mà ông ấy cũng không chịu. Vì 'người rừng' thì chỉ thích ở trong rừng thôi”.
Sống một mình trong rừng, ông Toán nuôi trồng được nhiều cây cối như rau cải nương, táo, mận hoang dại, cùng với vài ba con lợn rừng đã được ông thuần hóa. Giản dị vậy thôi nhưng với ông, đó là niềm vui, là hạnh phúc.
Ông bảo: “Hạnh phúc của tôi đơn giản chỉ có vậy, gần 40 năm sống ở đây, giờ đã quen “mùi” của rừng rồi. Cánh rừng này đã cưu mang, che chở tôi gần nửa cuộc đời, khi tôi chết, tôi muốn hồn mình hòa vào với cánh rừng mẹ bạt ngàn”.
Chiều tàn, cánh rừng Lắn càng trở nên âm u, tĩnh mịch và lạnh lẽo hơn. Bên bếp lửa hồng bập bùng, “người rừng” cầm cây sáo lên thổi những giai điệu quen thuộc. Tiếng sáo Ôi réo rắt, vun vút phá tan sự tĩnh lặng cả khu rừng. Giai điệu rời rạc, trầm bổng như chính cuộc đời bất hạnh của ông vậy.