Những thói xấu của Việt Nam khiến bạn phát điên, Người Việt chưa có chút văn hóa giao thông tối thiểu
theo Infonet | 01/04/2014
Tuy cho rằng việc nói "không bao giờ trở lại Việt Nam là hơi tiêu cực quá" nhưng blog Mỹ nhấn mạnh rằng có nhiều thứ khiến du khách thật sự "bị dị ứng".
Hanah và Adam là một cặp đôi đam mê du lịch người Mỹ. Ngay từ khi bắt đầu hẹn hò, Hanah và Adam đã cùng nhau đi du lịch và xây dựng trang blog du lịch Gettingstapped.com để chia sẻ về những kinh nghiệm trên chuyến đi của họ.
Trong lần đến Việt Nam hồi đầu năm nay, cặp đôi đã có một bài viết về những "ấn tượng muốn quên" ở Việt Nam cho dù, Hanah thành thật, "điều đó sẽ không ngăn cản tôi có ý định quay trở lại".
Chúng tôi xin lược dịch và gửi tới bạn đọc bài viết này.
Cặp đôi Hanah và Adam.
Trước khi các bạn tiếp tục đọc, tôi muốn nói rằng tôi thật sự thích Việt Nam nên đừng “cố tình hiểu sai” những gì tôi sẽ nói.
Việt Nam đã có nhiều “tiếng xấu” trong giới du lịch, nhiều người sau khi rời Việt Nam đã tuyên bố rằng họ sẽ không bao giờ quay trở lại. Tôi cho rằng nói vậy hơi cực đoan hoặc cũng có thể chúng tôi đã không phải chịu đựng “những gì tồi tệ nhất” ở nơi này.
Tuy nhiên có nhiều thứ ở Việt Nam khiến tôi dị ứng và đó chính là những gì tôi không bao giờ muốn nhớ đến khi nghĩ về Việt Nam.
1. Không thể nào đi bộ trên vỉa hè
Ở Việt Nam, vỉa hè là để dành cho việc đỗ xe máy, là chỗ ăn uống hay chỗ người ta kinh doanh, để làm này, làm nọ nhưng vỉa hè chắc chắn không phải chỗ để... đi bộ.
Ở Việt Nam, vỉa hè chắc chắn không phải là chỗ để đi bộ.
Nếu bạn may mắn tìm thấy một centimet trống trên vỉa hè thì ngay lập tức chỉ vài giây sau sẽ có người chiếm lấy nó trước bạn và khiến bạn phải dừng lại.
Tôi đã từng rất nhiều lần phải thốt ra miệng câu “thật là…” khi tôi đi bộ ở Việt Nam. Mọi người chen đẩy bạn khiến bạn phải thốt lên “thật là, anh không thể đợi đến lúc tôi đi qua được à?”…
2. Lừa đảo
Ở Việt Nam, mọi thứ đều có vô vàn giá. Trò lừa đáng nhớ nhất của tôi là trên chuyến xe bus từ Đà Nẵng ra Huế, khi tôi chỉ phải trả 60.000 VND để đi xe bus nhưng khi tôi vừa đặt chiếc túi của mình lên xe, lái xe đòi tôi phải trả 100.000 VND vì tôi mang theo túi.
Tôi đã cười vào mặt anh ta và để chiếc túi của tôi xuống dưới ghế, anh ta thôi không đòi tiền tôi nữa vì nghĩ rằng tôi là một tên ngốc (vì hiểu sai ý anh ta).
3. Chen ngang khi xếp hàng
Tôi cảm thấy rất khó chịu khi mọi người không thể tuân theo một quy tắc làm người đơn giản: Xếp hàng theo thứ tự.
Thứ tự hay hàng lối chẳng có ý nghĩa gì ở Việt Nam cả, mọi người chen lấn và xô đẩy rất mạnh để tiến về phía trước. Đáng ngạc nhiên là ngay cả những người phụ nữ nhỏ bé cũng bị chen đẩy và chẳng ai thèm quan tâm cả.
Ở Việt Nam, xếp hàng đôi khi là một cực hình.
Tôi vẫn còn nghĩ về một tai nạn nhỏ trong một cửa hàng tạp hóa ở Việt Nam, các chị em gái đã trưởng thành của cả một gia đình đi mua sắm cùng nhau, tất cả mọi người mua sắm và cử một thành viên ra xếp hàng thanh toán trong khi những người còn lại vẫn đang đi chọn lựa hàng.
Mỗi người trong số họ khi trở lại mang theo một xe đẩy hàng đầy ứ và cố lách vào hàng thanh toán. Hannah đã xếp hàng, và chúng tôi đã đợi hơn 20 phút. Và thử đoán xem, họ đã làm gì? Họ tiến đến, ném tất cả hàng hóa vào đã chọn vào giỏ của người chị gái đã xếp phía trên và tiến hành một lúc 5 lượt thanh toán ngay trước mũi chúng tôi !
4. Ngoáy mũi ở nơi công cộng
Tôi có thể xác nhận rằng ở Việt Nam, điều đó là “hoàn toàn chấp nhận được”. Thậm chí, có vẻ như một số người còn nuôi móng tay dài và sơn vẽ thật đẹp để phục vụ cho “công tác đào xới” của mình (!).
Mọi người ngoáy mũi ở khắp nơi.
Tôi đã từng nghĩ đó là trường hợp tồi tệ nhất, nhưng sau đó, tôi trộm nhớ đến “quý cô nhỏ bé” đã dùng tay trần làm bánh mì kẹp bán cho mình.
5. Phải mặc cả
Tôi đã từng phải “chiến đấu” ở các cửa hàng đồ lưu niệm trong suốt chuyến đi nhưng tôi thật sự ghét cảm giác phải mặc cả khi mua đồ ăn.
Nếu bạn là khách du lịch, cái gì bạn cũng phải mặc cả.
Tôi buộc phải mặc cả vì giá khởi điểm thật vô lý, theo kinh nghiệm thông thường, bạn chỉ nên trả hơn 1/4 giá người bán hàng đòi ban đầu khi bạn mua hàng ở Việt Nam.
6. Mọi thứ đều mang cỡ cho người Việt Nam
Hầu hết mọi thứ ở Việt Nam đều quá nhỏ bé với chúng tôi. Ở Việt Nam người ta ăn bánh ở những chỗ ngồi chật hẹp, bàn ghế nhỏ, phòng tắm nhỏ và mọi thứ đều quá bé nhỏ.
7. Xe máy
Xe máy ở khắp nơi, từ ngõ ngách nhỏ cho đến những đường phố lớn.
Bạn sẽ không thể nào hiểu được hết những phàn nàn về chuyện này cho đến khi bạn đến Việt Nam. Tôi có thể nói với bạn rằng hàng triệu xe máy ở khắp nơi nhưng điều đó vẫn không đủ để diễn tả về những phiền phức của xe máy ở Việt Nam.
8. Không kiếm đâu được một ly café không đường
Tôi đã định chỉ nói có 7 điều nhưng có một điều nữa, dù rất nhỏ thôi nhưng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, đó là tôi không có cách nào kiếm được một ly café không đường.
Tôi đã nhắc đi nhắc lại, đến phát điên với người phục vụ nhưng cuối cùng họ vẫn mang cho tôi một ly café quá ngọt và quá… xấu.
Tôi chỉ muốn một điều rất đơn giản, đấy là một ly café đen không đường.
theo Infonet | 01/04/2014
Tuy cho rằng việc nói "không bao giờ trở lại Việt Nam là hơi tiêu cực quá" nhưng blog Mỹ nhấn mạnh rằng có nhiều thứ khiến du khách thật sự "bị dị ứng".
Hanah và Adam là một cặp đôi đam mê du lịch người Mỹ. Ngay từ khi bắt đầu hẹn hò, Hanah và Adam đã cùng nhau đi du lịch và xây dựng trang blog du lịch Gettingstapped.com để chia sẻ về những kinh nghiệm trên chuyến đi của họ.
Trong lần đến Việt Nam hồi đầu năm nay, cặp đôi đã có một bài viết về những "ấn tượng muốn quên" ở Việt Nam cho dù, Hanah thành thật, "điều đó sẽ không ngăn cản tôi có ý định quay trở lại".
Chúng tôi xin lược dịch và gửi tới bạn đọc bài viết này.
Cặp đôi Hanah và Adam.
Trước khi các bạn tiếp tục đọc, tôi muốn nói rằng tôi thật sự thích Việt Nam nên đừng “cố tình hiểu sai” những gì tôi sẽ nói.
Việt Nam đã có nhiều “tiếng xấu” trong giới du lịch, nhiều người sau khi rời Việt Nam đã tuyên bố rằng họ sẽ không bao giờ quay trở lại. Tôi cho rằng nói vậy hơi cực đoan hoặc cũng có thể chúng tôi đã không phải chịu đựng “những gì tồi tệ nhất” ở nơi này.
Tuy nhiên có nhiều thứ ở Việt Nam khiến tôi dị ứng và đó chính là những gì tôi không bao giờ muốn nhớ đến khi nghĩ về Việt Nam.
1. Không thể nào đi bộ trên vỉa hè
Ở Việt Nam, vỉa hè là để dành cho việc đỗ xe máy, là chỗ ăn uống hay chỗ người ta kinh doanh, để làm này, làm nọ nhưng vỉa hè chắc chắn không phải chỗ để... đi bộ.
Ở Việt Nam, vỉa hè chắc chắn không phải là chỗ để đi bộ.
Nếu bạn may mắn tìm thấy một centimet trống trên vỉa hè thì ngay lập tức chỉ vài giây sau sẽ có người chiếm lấy nó trước bạn và khiến bạn phải dừng lại.
Tôi đã từng rất nhiều lần phải thốt ra miệng câu “thật là…” khi tôi đi bộ ở Việt Nam. Mọi người chen đẩy bạn khiến bạn phải thốt lên “thật là, anh không thể đợi đến lúc tôi đi qua được à?”…
2. Lừa đảo
Ở Việt Nam, mọi thứ đều có vô vàn giá. Trò lừa đáng nhớ nhất của tôi là trên chuyến xe bus từ Đà Nẵng ra Huế, khi tôi chỉ phải trả 60.000 VND để đi xe bus nhưng khi tôi vừa đặt chiếc túi của mình lên xe, lái xe đòi tôi phải trả 100.000 VND vì tôi mang theo túi.
Tôi đã cười vào mặt anh ta và để chiếc túi của tôi xuống dưới ghế, anh ta thôi không đòi tiền tôi nữa vì nghĩ rằng tôi là một tên ngốc (vì hiểu sai ý anh ta).
3. Chen ngang khi xếp hàng
Tôi cảm thấy rất khó chịu khi mọi người không thể tuân theo một quy tắc làm người đơn giản: Xếp hàng theo thứ tự.
Thứ tự hay hàng lối chẳng có ý nghĩa gì ở Việt Nam cả, mọi người chen lấn và xô đẩy rất mạnh để tiến về phía trước. Đáng ngạc nhiên là ngay cả những người phụ nữ nhỏ bé cũng bị chen đẩy và chẳng ai thèm quan tâm cả.
Ở Việt Nam, xếp hàng đôi khi là một cực hình.
Tôi vẫn còn nghĩ về một tai nạn nhỏ trong một cửa hàng tạp hóa ở Việt Nam, các chị em gái đã trưởng thành của cả một gia đình đi mua sắm cùng nhau, tất cả mọi người mua sắm và cử một thành viên ra xếp hàng thanh toán trong khi những người còn lại vẫn đang đi chọn lựa hàng.
Mỗi người trong số họ khi trở lại mang theo một xe đẩy hàng đầy ứ và cố lách vào hàng thanh toán. Hannah đã xếp hàng, và chúng tôi đã đợi hơn 20 phút. Và thử đoán xem, họ đã làm gì? Họ tiến đến, ném tất cả hàng hóa vào đã chọn vào giỏ của người chị gái đã xếp phía trên và tiến hành một lúc 5 lượt thanh toán ngay trước mũi chúng tôi !
4. Ngoáy mũi ở nơi công cộng
Tôi có thể xác nhận rằng ở Việt Nam, điều đó là “hoàn toàn chấp nhận được”. Thậm chí, có vẻ như một số người còn nuôi móng tay dài và sơn vẽ thật đẹp để phục vụ cho “công tác đào xới” của mình (!).
Mọi người ngoáy mũi ở khắp nơi.
Tôi đã từng nghĩ đó là trường hợp tồi tệ nhất, nhưng sau đó, tôi trộm nhớ đến “quý cô nhỏ bé” đã dùng tay trần làm bánh mì kẹp bán cho mình.
5. Phải mặc cả
Tôi đã từng phải “chiến đấu” ở các cửa hàng đồ lưu niệm trong suốt chuyến đi nhưng tôi thật sự ghét cảm giác phải mặc cả khi mua đồ ăn.
Nếu bạn là khách du lịch, cái gì bạn cũng phải mặc cả.
Tôi buộc phải mặc cả vì giá khởi điểm thật vô lý, theo kinh nghiệm thông thường, bạn chỉ nên trả hơn 1/4 giá người bán hàng đòi ban đầu khi bạn mua hàng ở Việt Nam.
6. Mọi thứ đều mang cỡ cho người Việt Nam
Hầu hết mọi thứ ở Việt Nam đều quá nhỏ bé với chúng tôi. Ở Việt Nam người ta ăn bánh ở những chỗ ngồi chật hẹp, bàn ghế nhỏ, phòng tắm nhỏ và mọi thứ đều quá bé nhỏ.
7. Xe máy
Xe máy ở khắp nơi, từ ngõ ngách nhỏ cho đến những đường phố lớn.
Bạn sẽ không thể nào hiểu được hết những phàn nàn về chuyện này cho đến khi bạn đến Việt Nam. Tôi có thể nói với bạn rằng hàng triệu xe máy ở khắp nơi nhưng điều đó vẫn không đủ để diễn tả về những phiền phức của xe máy ở Việt Nam.
8. Không kiếm đâu được một ly café không đường
Tôi đã định chỉ nói có 7 điều nhưng có một điều nữa, dù rất nhỏ thôi nhưng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, đó là tôi không có cách nào kiếm được một ly café không đường.
Tôi đã nhắc đi nhắc lại, đến phát điên với người phục vụ nhưng cuối cùng họ vẫn mang cho tôi một ly café quá ngọt và quá… xấu.
Tôi chỉ muốn một điều rất đơn giản, đấy là một ly café đen không đường.
Comment