Người trúng 7 vé số độc đắc 10 tỷ
Ngoan-Thùy Dương sưu tầm
Chị mua 10 tờ vé số, đem tặng một vé cho bạn nghèo. Chiều hôm ấy, 10 tờ vé số đều trúng. Chị đến nhà người bạn đòi lại tấm vé.
7 tờ trúng độc đắc trị giá hơn 10 tỷ đồng (500 ngàn Mỹ Kim) (mỗi tờ 1,5 tỷ đồng chưa trừ thuế), ba tờ trúng an ủi (100 triệu đồng/tờ khoảng 5000 Mỹ Kim). Tờ vé số mà chị tặng người bạn nghèo là một trong ba tờ trúng an ủi. Sáng hôm sau, chị đi tìm gặp người bạn nghèo. Câu đầu tiên chị nói với bạn là: “Ông trả lại tờ vé số cho tui”!
Khi tôi kể câu chuyện đến đây, nhiều bạn bè, đồng nghiệp đã “ồ” lên một tiếng rồi trách móc, đại ý: Chị ấy đã trúng cả chục tỷ đồng rồi, sao lại nỡ đòi tờ vé số trúng an ủi. Có người còn nhanh nhảu bình luận: "Đời bây giờ sao mà bạc".
Nhưng cái đoạn kết không phải “đen” như thế. Đoạn kết của câu chuyện là thế này: Sau khi cầm lại tờ vé số trúng an ủi từ người bạn, chị bèn rút một tờ trúng độc đắc tặng lại và nói: “Tui đổi cho tờ trúng độc đắc để hai ông bà mua cái nhà”. Bởi chị biết người bạn nghèo ấy đang không có nhà ở. 100 triệu đồng của tờ vé trúng an ủi là một số tiền không nhỏ, nhưng nó cũng chẳng có ý nghĩa gì trong việc giúp ông tìm một chốn nương thân lúc tuổi già.
Sau khi nghe cái đoạn kết thật của câu chuyện, ai cũng ngỡ ngàng. Các đồng nghiệp đều đồng thanh buộc tôi phải viết câu chuyện này, một câu chuyện cổ tích của thế kỷ 21. Nó sẽ có một giá trị rất lớn trong xã hội mà văn hóa, đạo đức đang xuống cấp. Một xã hội mà gần như ngày nào mở báo ra cũng thấy những chuyện xám xịt.
Đây là câu chuyện thật 100%, mà người được tặng chiếc vé số - “ông bạn nghèo” trong câu chuyện - chính là nhạc sĩ Hữu Phần, em ruột của nghệ sĩ Quốc Hòa đã mất, cựu giám đốc Nhà hát ca múa nhạc Bông Sen Sai Gòn. Hiện ông Phần đang đi tìm mua nhà bằng số tiền từ chiếc vé số độc đắc mà người bạn vàng đã tặng.
Vì lời hứa với người trúng số, tôi quyết định không nêu tên chị. Nhưng câu chuyện thì tôi nghĩ cần phải nêu lên. Bởi, chị một mực bảo chuyện này “bình thường thôi”, nhưng kinh tế nhà chị cũng chẳng khá gì, vậy mà tặng vé độc đắc cho bạn nghèo.
Ông Ba Minh, một người rất hiểu chị, khi nghe chuyện này đã nhận xét: “Chỉ có con nhỏ đó mới làm được như vậy!”. Cho một người bạn 1,5 tỷ đồng (75 ngàn Mỹ Kim) một cách nhẹ nhàng không phải ai cũng làm được.
Một lần nữa tôi xin lỗi chị. Bởi tôi lại thấy có lỗi nhiều hơn với độc giả nếu không viết. Bởi họ cũng có quyền được biết việc làm cao cả của chị. Việc làm đó cho tôi (và có lẽ nhiều người khác) có thêm niềm tin rằng cuộc sống của chúng ta vẫn còn tươi đẹp, vẫn còn rất nhiều người tốt, rất đáng sống.
Ngoan-Thùy Dương sưu tầm
Chị mua 10 tờ vé số, đem tặng một vé cho bạn nghèo. Chiều hôm ấy, 10 tờ vé số đều trúng. Chị đến nhà người bạn đòi lại tấm vé.
7 tờ trúng độc đắc trị giá hơn 10 tỷ đồng (500 ngàn Mỹ Kim) (mỗi tờ 1,5 tỷ đồng chưa trừ thuế), ba tờ trúng an ủi (100 triệu đồng/tờ khoảng 5000 Mỹ Kim). Tờ vé số mà chị tặng người bạn nghèo là một trong ba tờ trúng an ủi. Sáng hôm sau, chị đi tìm gặp người bạn nghèo. Câu đầu tiên chị nói với bạn là: “Ông trả lại tờ vé số cho tui”!
Khi tôi kể câu chuyện đến đây, nhiều bạn bè, đồng nghiệp đã “ồ” lên một tiếng rồi trách móc, đại ý: Chị ấy đã trúng cả chục tỷ đồng rồi, sao lại nỡ đòi tờ vé số trúng an ủi. Có người còn nhanh nhảu bình luận: "Đời bây giờ sao mà bạc".
Nhưng cái đoạn kết không phải “đen” như thế. Đoạn kết của câu chuyện là thế này: Sau khi cầm lại tờ vé số trúng an ủi từ người bạn, chị bèn rút một tờ trúng độc đắc tặng lại và nói: “Tui đổi cho tờ trúng độc đắc để hai ông bà mua cái nhà”. Bởi chị biết người bạn nghèo ấy đang không có nhà ở. 100 triệu đồng của tờ vé trúng an ủi là một số tiền không nhỏ, nhưng nó cũng chẳng có ý nghĩa gì trong việc giúp ông tìm một chốn nương thân lúc tuổi già.
Sau khi nghe cái đoạn kết thật của câu chuyện, ai cũng ngỡ ngàng. Các đồng nghiệp đều đồng thanh buộc tôi phải viết câu chuyện này, một câu chuyện cổ tích của thế kỷ 21. Nó sẽ có một giá trị rất lớn trong xã hội mà văn hóa, đạo đức đang xuống cấp. Một xã hội mà gần như ngày nào mở báo ra cũng thấy những chuyện xám xịt.
Đây là câu chuyện thật 100%, mà người được tặng chiếc vé số - “ông bạn nghèo” trong câu chuyện - chính là nhạc sĩ Hữu Phần, em ruột của nghệ sĩ Quốc Hòa đã mất, cựu giám đốc Nhà hát ca múa nhạc Bông Sen Sai Gòn. Hiện ông Phần đang đi tìm mua nhà bằng số tiền từ chiếc vé số độc đắc mà người bạn vàng đã tặng.
Vì lời hứa với người trúng số, tôi quyết định không nêu tên chị. Nhưng câu chuyện thì tôi nghĩ cần phải nêu lên. Bởi, chị một mực bảo chuyện này “bình thường thôi”, nhưng kinh tế nhà chị cũng chẳng khá gì, vậy mà tặng vé độc đắc cho bạn nghèo.
Ông Ba Minh, một người rất hiểu chị, khi nghe chuyện này đã nhận xét: “Chỉ có con nhỏ đó mới làm được như vậy!”. Cho một người bạn 1,5 tỷ đồng (75 ngàn Mỹ Kim) một cách nhẹ nhàng không phải ai cũng làm được.
Một lần nữa tôi xin lỗi chị. Bởi tôi lại thấy có lỗi nhiều hơn với độc giả nếu không viết. Bởi họ cũng có quyền được biết việc làm cao cả của chị. Việc làm đó cho tôi (và có lẽ nhiều người khác) có thêm niềm tin rằng cuộc sống của chúng ta vẫn còn tươi đẹp, vẫn còn rất nhiều người tốt, rất đáng sống.