ạo lắm lúc bấy giờ Công tử Bạc Liêu cũng mới đặt một cây bài lên đến 30.000 đồng Đông Dương (khoảng 1,5 tỷ đồng) để lấy lòng người đẹp.
Trong suốt 300 năm khai mở vùng đất Nam Bộ, ai cũng thừa nhận Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy là tay ăn chơi nổi tiếng với những giai thoại để đời như đốt tiền làm đuốc, mua máy bay đi thăm ruộng, đánh một cây bài 30.000 đồng Đông Dương... Ông ăn chơi tới nỗi hàng trăm nghìn hecta ruộng của cha để lại cứ lần lượt không cánh mà bay. Để đến đời con của Công tử Bạc Liêu phải rơi vào nghèo khổ, sống bằng nghề chạy xe ôm.
Thế nhưng, nếu Công tử Bạc Liêu sống dậy, ắt phải ngã mũ chào thua những kẻ hậu sinh ở đất Bạc Liêu với những ván cờ tiền tỷ, đám cưới siêu xe hay tặng nhà trăm tỷ của những đại gia mới nổi. Con trai Công tử Bạc Liêu, ông Trần Trinh Đức, cũng không khỏi ngỡ ngàng trước những thú chơi "siêu ngông" của các đại thiếu gia xứ đất miền Tây.
Hiện ở xứ Bạc Liêu chỉ còn một người con duy nhất của Công tử Bạc Liêu, đó là Trần Trinh Đức, còn gọi là Ba Đức, năm nay 65 tuổi. Cũng giống như cha, khi lớn lên, Ba Đức cũng ăn chơi phóng túng, để rồi khi gia sản của gia tộc Trần Trinh tiêu tan hết, ông phải sống nghèo khổ bằng nghề chạy xe ôm ở TP HCM.
Năm 2010, Ba Đức về Bạc Liêu dự giỗ cha là Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy được Công ty Du lịch Bạc Liêu tổ chức trong ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu ngày trước. Ba Đức gặp một chủ doanh nghiệp thành đạt và có lời khuyên ông nên trở về quê hương.
Ba Đức cùng vợ con rời TP HCM trở về Bạc Liêu nhưng không sống trong ngôi biệt thự của Công tử Bạc Liêu ngày trước (vì nó đã bị “quốc hữu hóa” từ trước ngày miền Nam giải phóng), mà tá túc trong căn hộ tập thể trong hẻm sâu để sống trong khi chờ đợi “xin nhà” và tìm công ăn việc làm.
Gần đây, Ba Đức đã được một doanh nghiệp bố trí làm quản lý, hướng dẫn du khách tham quan và được trả lương. Ba Đức đang có ý tưởng xây phủ thờ và nơi trưng bày về Công tử Bạc Liêu, vừa phục vụ du lịch, vừa làm nơi sinh sống của gia đình Ba Đức.
Ba Đức cũng từng mê bài bạc giống như cha mình, nhưng nay đã khánh kiệt, cũng từ giã luôn bài bạc. Thế nhưng, ông vẫn giữ thói quen đánh cờ tướng, thỉnh thoảng lại ngồi đánh cờ với bạn bè, chỉ là cho vui thôi. Ông chơi cờ khá hay, mà nhậu thì cũng “cứng cựa” dù ông không còn trẻ.
Theo ông Ba Đức, ngày xưa Công tử Bạc Liêu chỉ thi thoảng mới vào sòng bạc, đánh vài ba cây bài cho ra hồn, ăn thua gì cũng nghỉ để đi chơi chuyện khác. Còn các “kỳ thủ” ở Sóc Trăng ngày nay quanh năm suốt tháng vùi đầu vào bàn cờ tiền tỷ tự hành xác. Còn nữa, ngày trước Công tử Bạc Liêu ăn thua gì cũng vui vẻ, chung tiền sòng phẳng, đầy đủ, chứ không “được làm vua, thua làm giặc” như những con bạc hậu sinh ở vùng đất Bạc Liêu ngày nay.
Gần đây trên tỉnh Hậu Giang (địa phận đất Bạc Liêu xưa), mới “xuất đầu lộ diện” một “đại gia” có cách chơi na ná giống Công tử Bạc Liêu ngày trước, gọi là “Công tử Bạc Liêu tóc dài”.
Kiểu chơi “không đụng hàng” của bà Diệu Hiền (Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An) như làm đám cưới “khủng” cho con mình với dàn “siêu xe”, định mượn cả máy bay của Bầu Đức để đón dâu... khiến Ba Đức cũng phải nể phục. Nhưng Ba Đức bảo, dù có đầu óc canh tân, thích chơi nổi..., nhưng người phụ nữ hậu sinh này lại kém xa Công tử Bạc Liêu xưa về cái khoản đối nhân xử thế.
Công tử Bạc Liêu hầu như không để mất lòng ai, những tá điền nghèo gặp khó khăn thường được ông xé giấy nợ, cho mượn gạo để sinh sống, khi nào có thì trả, còn không có thì thôi, chứ không mua cá số tiền bạc tỷ rồi kéo dài thời gian trả nợ để nông dân lao đao như bà Diệu Hiền. Còn nữa, Công tử Bạc Liêu ngày xưa không bao giờ mượn ai thứ gì, thích đi máy bay thì bỏ tiền ra mua, chứ không như bà Diệu Hiền tính chuyện mượn máy bay bầu Đức.
Nhắc về chuyện “đại gia” ở Hà Tĩnh dám bỏ ra mấy chục tỷ để làm đám cưới cho con, còn tặng nhà 130 tỷ đồng, ông Ba Đức nói, sao giống hình ảnh ông hội đồng Trạch (ông nội của Ba Đức) làm đám rước “khủng” khi con trai là Trần Trinh Huy từ Pháp trở về, rồi giao hết sản nghiệp cho đứa con cưng ấy, để Trần Trinh Huy tha hồ đập phá đến tan tành sản nghiệp...
Khoảng 70 năm sau ngày Công tử Bạc Liêu đánh cây bài “khủng” trị giá 30.000 đồng Đông Dương, các hậu duệ ở Bạc Liêu còn dám chơi trội hơn bậc tiền bối, khi liên tục đánh những ván cờ bạc tỷ, trong đó có ván cờ ăn thua 5 tỷ đồng. Sau khi cơ quan công an công bố kết luận điều tra đã khiến dư luận bị choáng với số tiền ăn thua của các quan Sóc Trăng lên đến gần 40 tỷ đồng.
Còn Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (Ba Huy) được sinh ra trên “đống vàng” của cụ thân sinh để lại là ông hội đồng Trần Trinh Trạch. Ba Huy thỏa sức ăn chơi, đến cả dân chơi Nam Kỳ cũng phải bái phục. Cứ Vua Bảo Đại có gì là Ba Huy có ấy, kể cả xe hơi đời mới, máy bay. Giai thoại “đốt tiền nấu chè đậu xanh” chính là giai thoại bất hủ của “Công tử Bạc Liêu”.
Sẵn tiền, Ba Huy càng ăn chơi bạo hơn, cờ bạc không tiếc tay. Bạo lắm lúc bấy giờ Ba Huy cũng mới đặt tới 1 cây bài “khủng” lên đến 30.000 đồng Đông Dương (thời giá bây giờ khoảng 1,5 tỷ đồng) để lấy lòng người đẹp gốc Trà Vinh.
Khi Ba Huy đặt xấp tiền tất cả con bạc và người tài phán đều phải sững sờ không dám quyết định mà phải báo lại cho chủ sòng bạc. Ông chủ sòng bạc, sau một hồi đắn đo, mới quyết định chấp nhận cây bài của Ba Huy. Bài giở lên, Ba Huy thua 30.000 đồng, nhưng ông vẫn bình thản đứng dậy mời cô Ba Trà qua nhà hàng dùng bữa chiều.
Trong suốt 300 năm khai mở vùng đất Nam Bộ, ai cũng thừa nhận Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy là tay ăn chơi nổi tiếng với những giai thoại để đời như đốt tiền làm đuốc, mua máy bay đi thăm ruộng, đánh một cây bài 30.000 đồng Đông Dương... Ông ăn chơi tới nỗi hàng trăm nghìn hecta ruộng của cha để lại cứ lần lượt không cánh mà bay. Để đến đời con của Công tử Bạc Liêu phải rơi vào nghèo khổ, sống bằng nghề chạy xe ôm.
Thế nhưng, nếu Công tử Bạc Liêu sống dậy, ắt phải ngã mũ chào thua những kẻ hậu sinh ở đất Bạc Liêu với những ván cờ tiền tỷ, đám cưới siêu xe hay tặng nhà trăm tỷ của những đại gia mới nổi. Con trai Công tử Bạc Liêu, ông Trần Trinh Đức, cũng không khỏi ngỡ ngàng trước những thú chơi "siêu ngông" của các đại thiếu gia xứ đất miền Tây.
Ba Đức bên ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu ngày trước, nay là Khách sạn Công Tử Bạc Liêu. |
Năm 2010, Ba Đức về Bạc Liêu dự giỗ cha là Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy được Công ty Du lịch Bạc Liêu tổ chức trong ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu ngày trước. Ba Đức gặp một chủ doanh nghiệp thành đạt và có lời khuyên ông nên trở về quê hương.
Ba Đức cùng vợ con rời TP HCM trở về Bạc Liêu nhưng không sống trong ngôi biệt thự của Công tử Bạc Liêu ngày trước (vì nó đã bị “quốc hữu hóa” từ trước ngày miền Nam giải phóng), mà tá túc trong căn hộ tập thể trong hẻm sâu để sống trong khi chờ đợi “xin nhà” và tìm công ăn việc làm.
Gần đây, Ba Đức đã được một doanh nghiệp bố trí làm quản lý, hướng dẫn du khách tham quan và được trả lương. Ba Đức đang có ý tưởng xây phủ thờ và nơi trưng bày về Công tử Bạc Liêu, vừa phục vụ du lịch, vừa làm nơi sinh sống của gia đình Ba Đức.
Ba Đức cũng từng mê bài bạc giống như cha mình, nhưng nay đã khánh kiệt, cũng từ giã luôn bài bạc. Thế nhưng, ông vẫn giữ thói quen đánh cờ tướng, thỉnh thoảng lại ngồi đánh cờ với bạn bè, chỉ là cho vui thôi. Ông chơi cờ khá hay, mà nhậu thì cũng “cứng cựa” dù ông không còn trẻ.
Theo ông Ba Đức, ngày xưa Công tử Bạc Liêu chỉ thi thoảng mới vào sòng bạc, đánh vài ba cây bài cho ra hồn, ăn thua gì cũng nghỉ để đi chơi chuyện khác. Còn các “kỳ thủ” ở Sóc Trăng ngày nay quanh năm suốt tháng vùi đầu vào bàn cờ tiền tỷ tự hành xác. Còn nữa, ngày trước Công tử Bạc Liêu ăn thua gì cũng vui vẻ, chung tiền sòng phẳng, đầy đủ, chứ không “được làm vua, thua làm giặc” như những con bạc hậu sinh ở vùng đất Bạc Liêu ngày nay.
Gần đây trên tỉnh Hậu Giang (địa phận đất Bạc Liêu xưa), mới “xuất đầu lộ diện” một “đại gia” có cách chơi na ná giống Công tử Bạc Liêu ngày trước, gọi là “Công tử Bạc Liêu tóc dài”.
Kiểu chơi “không đụng hàng” của bà Diệu Hiền (Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An) như làm đám cưới “khủng” cho con mình với dàn “siêu xe”, định mượn cả máy bay của Bầu Đức để đón dâu... khiến Ba Đức cũng phải nể phục. Nhưng Ba Đức bảo, dù có đầu óc canh tân, thích chơi nổi..., nhưng người phụ nữ hậu sinh này lại kém xa Công tử Bạc Liêu xưa về cái khoản đối nhân xử thế.
Công tử Bạc Liêu hầu như không để mất lòng ai, những tá điền nghèo gặp khó khăn thường được ông xé giấy nợ, cho mượn gạo để sinh sống, khi nào có thì trả, còn không có thì thôi, chứ không mua cá số tiền bạc tỷ rồi kéo dài thời gian trả nợ để nông dân lao đao như bà Diệu Hiền. Còn nữa, Công tử Bạc Liêu ngày xưa không bao giờ mượn ai thứ gì, thích đi máy bay thì bỏ tiền ra mua, chứ không như bà Diệu Hiền tính chuyện mượn máy bay bầu Đức.
Nhắc về chuyện “đại gia” ở Hà Tĩnh dám bỏ ra mấy chục tỷ để làm đám cưới cho con, còn tặng nhà 130 tỷ đồng, ông Ba Đức nói, sao giống hình ảnh ông hội đồng Trạch (ông nội của Ba Đức) làm đám rước “khủng” khi con trai là Trần Trinh Huy từ Pháp trở về, rồi giao hết sản nghiệp cho đứa con cưng ấy, để Trần Trinh Huy tha hồ đập phá đến tan tành sản nghiệp...
Ba Đức bên di ảnh của vợ chồng Công tử Bạc Liêu. |
Còn Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (Ba Huy) được sinh ra trên “đống vàng” của cụ thân sinh để lại là ông hội đồng Trần Trinh Trạch. Ba Huy thỏa sức ăn chơi, đến cả dân chơi Nam Kỳ cũng phải bái phục. Cứ Vua Bảo Đại có gì là Ba Huy có ấy, kể cả xe hơi đời mới, máy bay. Giai thoại “đốt tiền nấu chè đậu xanh” chính là giai thoại bất hủ của “Công tử Bạc Liêu”.
Sẵn tiền, Ba Huy càng ăn chơi bạo hơn, cờ bạc không tiếc tay. Bạo lắm lúc bấy giờ Ba Huy cũng mới đặt tới 1 cây bài “khủng” lên đến 30.000 đồng Đông Dương (thời giá bây giờ khoảng 1,5 tỷ đồng) để lấy lòng người đẹp gốc Trà Vinh.
Khi Ba Huy đặt xấp tiền tất cả con bạc và người tài phán đều phải sững sờ không dám quyết định mà phải báo lại cho chủ sòng bạc. Ông chủ sòng bạc, sau một hồi đắn đo, mới quyết định chấp nhận cây bài của Ba Huy. Bài giở lên, Ba Huy thua 30.000 đồng, nhưng ông vẫn bình thản đứng dậy mời cô Ba Trà qua nhà hàng dùng bữa chiều.
(Phunutoday)
Comment