Chuyện Hay, Chuyện Dở Cuối Năm 2013
Văn Quang– Viết từ Sài Gòn
Cây thông lớn nhất thế giới tại Rio de Janeiro, Brazil đã lên đèn, bừng sáng với hơn ba triệu bóng đèn, mở màn cho mùa lễ hội. Vào những ngày đầu tháng 12 này, chắc chắn bạn đọc khắp nơi, từ trong nước đến ngoài nước đã và đang chuẩn bị cho hai Lễ Giáng Sinh và Năm Mới. Hầu như ai cũng cảm thấy một chút tất bật trong mọi việc và một chút xao xuyến vừa chợt đến trong tâm tư. Mỗi người, mỗi nhà đều có những kỷ niệm vui buồn của riêng mình.
Ở Saigon cũng vậy, không khí lễ hội đang rộn ràng khắp nơi, ở các đường phố lớn, đi đâu cũng thấy hình ảnh quen thuộc của lễ hội nhưng lại rất mới mẻ với những vật dụng trang trí vừa hoàn thành hay còn chút xíu dang dở. Từ các thương xá, các siêu thị, các khách sạn lớn nhỏ cho đến tư thất các đại gia đều được trang hoàng lộng lẫy mà không nhuốm một màu sắc chính trị nào, không khẩu hiệu, không cờ quạt, không “muôn năm”… Lòng người cảm thấy thanh thản hơn.
Ban trẻ có những cảm nghĩ và hoạt động hơi khác với cánh già chúng tôi. Ở đây tôi chỉ muốn chia sẻ đôi điều về những suy nghĩ ấy của mấy người bạn già, rất riêng tư nhưng có lẽ lại là một phần những suy nghĩ chung.
Cuộc hội ngộ cuối năm hay cuối cùng
Ngay từ cuối năm ngoái, tháng 12 năm 2012, tôi đã “liều mạng” về thăm quê hương, nơi tôi sinh ra và lớn lên, tôi cũng nói rõ là “Về quê lấn cuối” và tôi đã “tâm sự” với bạn đọc về chuyến đi cứ như “Kinh Kha sang Tần” này. Có lẽ nhiều ông bà bạn già cũng đã làm việc này như thực hiện một tâm nguyện cuối đời.
Năm nay đến lượt ông bà Nguyễn Thế Tuất Hải từ Hawai về VN và ông cũng tuyên bố “đây là lần cuối tôi về thăm quê đấy các cụ ạ.” Những năm trước mỗi lần về thăm VN còn có 2 cặp nữa đi cùng là Huy Sơn và Đặng Văn Nhâm, nhưng năm nay thì hai “cặp” kia không còn sức bước lên máy bay nữa. Cứ mỗi năm một mất mát dần.
Ông bà Hải cũng phải cố gắng lắm mới “liều mạng” leo lên máy bay được. Ông còn nhiều anh chị em nội ngoại, bạn bè từ Hà Nội đến Saigon và ở các tỉnh lẻ. Nhưng ông chỉ “lết” được đến Hà Nội rồi vào đến Sài Gòn đi thăm nội ngoại tận mấy vùng quê là ông giơ tay hàng, không đi thêm được nữa, đành gửi cái “meo” xin lỗi những bà con anh em ở tình xa như Đà Lạt, Nha Trang, đã hẹn mà không đến được.
Ông Hải xuất thân từ một phóng viên tiền tuyến lăn lóc trên nhiều chiến trường từ những năm 60. Sau đó ông giải ngũ, cộng tác với các đài Phát Thanh VOF và Mẹ VN, rồi tháng 4-75, ông nhanh chân “biến” sang Hoa kỳ, chọn ngay được nơi nghỉ mát lý tưởng của thế giới là Hawai để định cư cho tới nay. Bạn bè của ông ở Saigon cũng mất mát nhiều, chỉ còn có Kim đầu bạc, chị Tâm Vấn và tôi. Chúng tôi chỉ có thì giờ gặp nhau được một lần ở một nhà hàng thuộc loại cửa kính máy lạnh, nhưng giá cả lại rất “bình dân” mới mở cửa, nằm ngay trên đường Nguyễn Thiện Thuật.
Kinh nghiệm của tôi là không tội vạ gì đến những tiệm nổi tiếng cho chúng chém. Đến đó thức ăn chưa chắc đã ngon hơn, chưa chắc đã được tiếp đón chu đáo hơn, khách khứa xô bồ, mà giá cả luôn ở trên trời chỉ vì có “cái tiếng.” Thà đến mấy nhà hàng loại “tầm tầm” vừa rẻ vừa ngon. Bữa ăn gồm 7 người, ăn đủ bốn món với trà hoa cúc mật ong mà chỉ phải trả 800 ngàn VN (bằng 40 USD). Nếu ăn uống ở một quán “nổi tiếng,” chắc chắn giá sẽ gấp đôi gấp ba.
Kim đầu bạc, tôi và Thế Hải đều ở tuổi Quý Dậu (1933) vừa bằng tuổi nhau, cái tuổi “chân trước chân sau,” một chân ở 80 còn một chân bước sang tuổi 81. Còn chị Tâm Vấn thì cũng gọi là “đồng trang lứa,” nhưng nói về phụ nữ không ai dại gì khai rõ tuổi.
Hầu như vào cái tuổi này, không ai nói trước được điều gì. Hôm nay còn khỏe, ngày mai lăn đùng ra chẳng còn biết ai vào ai, chẳng còn lo trời trăng gì nữa.
Vì thế nên ai cũng chuẩn bị “tư thế sẵn sàng” để không còn vướng mắc bất cứ thứ gì cho đến ngày cuối cuộc đời. Chúng tôi cũng nói về những thứ chuyện ấy một cách thản nhiên như chuyện một chuyện vui, song điều bùi ngùi nhất là mọi người đều biết rất rõ, đây là lần gặp nhau cuối cùng, sẽ chẳng bao giờ còn một buổi nào hội ngộ đầy đủ như thế này nữa.
Dù cho chị Tâm Vấn, tôi và Kim đầu bạc và cùng ở Saigon nhưng cũng rất ít có dịp gặp nhau. Nói đến Kim đầu bạc ở Sài Gòn, dân chơi tennis nào cũng biết, trước và sau năm 1975, ông vẫn là huấn luyện viên tennis. Sau này, nhiều ông “cán” thích văn minh nên cũng học chơi môn thể thao nhuốm màu “quý sờ tộc” này, chỉ đứng sau chơi gôn. Vì thế nên ông có khá nhiều học trò là những quan chức khá lớn ở thành phố.
Cùng ở Sài Gòn nhưng cũng ít gặp
Về chị Tâm Vấn, lâu nay chị rời bỏ sân khấu ca nhạc và cũng ít giao thiệp với giới báo chí, tôi ít có dịp gặp chị hơn. Có thể nhiều bạn đọc, nhiều khán giả vẫn thỉnh thoảng nghe chị hát một vài bài ở đâu đó hoặc trên youtube do bạn bè gửi nên ít biết về chị. Hôm nay tôi gửi đến bạn đọc vài dòng sơ lược về Tâm Vấn, nữ danh ca một thời xa xưa.
Tôi nhớ lần gặp chị vào năm 1972, chị vào đài Phát Thanh Quân Đội (ĐPT QĐ), mượn phòng vi âm của Đài cùng một số anh em nhạc sĩ để làm một cuốn băng ghi lại những bài hát chị yêu thích để làm kỷ niệm. Tôi tự thấy có bổn phận phải làm việc này giúp chị. Bởi với tất cả những ca nhạc sĩ đã cống hiến cho nghệ thuật, mang tiếng hát, niềm vui đến với mọi người, trong đó có anh em quân nhân và gia đình họ, nhất là những nghệ sĩ đã từng cộng tác thường xuyên với Đài PT QĐ thì bổn phận của chúng tôi là phải nhớ đến công lao của những nghệ sĩ này. Chị đã có một buổi ghi âm cùng với những anh em nghệ sĩ của Đài thường cộng tác với chị từ xưa. Đó cũng là lý do khiến chị muốn ghi âm tại đài PT QĐ chứ không thiếu gì những studio tư nhân và các Đài PT khác sẵn sàng mời chị.
Từ ngày ấy đến nay đã là hơn 40 năm rồi, trải qua bao thăng trầm, mỗi người một công việc nên ít có dịp gặp nhau. Tôi mới gặp lại chị vào ngày cuối năm vừa qua.
Đệ nhất danh ca Bắc Hà
Thật ra, tôi biết chị từ hơn nửa thế kỷ trước, vào năm 1952. Chị là ca sĩ miền Bắc từ những năm 1945-53 tại Hà Nội, cùng thời với những Minh Đỗ, Ngọc Bảo, Quách Đàm. Hồi đó mấy tờ báo như Tia Sáng, Giang Sơn... gọi chị là Đế Nhất danh ca Bắc Hà.
Phan Nghị, Thanh Nam, Huy Quang là ban bè rất thân cũng thường gọi chị như thế. Chị trẻ đẹp và có thể gọi là một thiếu nữ rất hấp dẫn.
Một trong những đóa hoa tươi tắn trong làng ca nhạc của đất Thăng Long ngàn năm văn vật. Chị vui tính, dễ thân gần hơn các ca sĩ khác. Giọng hát của chị rõ ràng, khỏe mạnh, luyến láy nhẹ nhàng, truyền cảm sâu sắc. Chị cố tránh cái tiếng mà người ta gọi là làm duyên õng ẹo.
Một thời gian sau đó, tháng 2 năm 1953, chị bỏ Hà Nội vào Sài Gòn sinh sống. Tuy vậy, trên các sân khấu ca nhạc của Sài Gòn hồi đó rất ít khi chị công tác với một show nào và dường như chị cũng không cộng tác thường xuyên với các phòng trà ca nhạc. Chị thường hát trên hầu hết các Đài phát thanh.
Vào tháng 10 năm 2013 vừa qua, chị đã làm một chuyến Mỹ du lần thứ hai, thăm con cái bạn bè khắp nơi. Không ầm ỹ nhưng bạn bè cũ mới, những nghệ sĩ thuộc lớp sau vẫn nhiệt tình tìm đến thăm hỏi và chị cũng đi đến nhiều tiểu bang để được tay bắt mặt mừng với bạn cũ. Có lẽ Tâm Vân là một nữ danh ca thời xa xưa còn sót lại, tuy đã có tuổi nhưng rất nhanh nhẹn và khỏe mạnh. Chị vẫn còn hứng thú đi du lịch khắp nơi.
Gặp Tâm Vấn, tôi rất bất ngờ vì tiếng cười lanh lảnh và tiếng nói rành rọt chẳng khác gì thuở xa xưa. Chị kể khi ở Mỹ, có điện thoại cho Thái Thanh nhưng dường như Thái Thanh không còn nhận ra Tâm Vấn. Nỗi buồn của chị cũng như tôi, bây giờ nhìn lại những người quen biết chúng tôi ngày xưa chẳng còn bao nhiêu.
Một đời tôi hát
Chị tặng chúng tôi một cái CD mới mang tên “MỘT ĐỜI TÔI HÁT.” Chị nói không hề biết trước có cái CD này. Bất ngờ Thanh Trang mang đến tặng chị 100 bản, có lẽ trích trong những cassette cũ và CD của chị. Sau đó, con chị làm thêm 500 bản nữa mới đủ tặng bạn bè, không hề được bán ra thị trường.
CD gồm phần đầu là lời giới thiệu ca sĩ Tâm Vấn của Thanh Trang trên đài PT VOA ngày 02-10-2013. Phần thứ hai là 12 bài hát rất xưa, rất... Tâm Vấn, không thể lẫn được. Gồm một số bài quen thuộc như Nỗi Lòng, Thu Tàn, Gái Xuân, Giáo Đường In bóng, Dứt Đường Tơ, Duyên Thề... và vài bài rất ít khán giả biết như “Hà Nội 49,” “Một đời tôi hát.”
Chất giọng của chị vẫn mượt mà, rất trẻ trung như hồi nào. Tôi không biết trong đó có bài nào chị hát ở phòng vi âm Đài PT QĐ không. Thật ra đó chưa phải là tất cả những gì của cả “một đời tôi hát.” Chị còn hát nhiều hơn thế và hay hơn thế, nhất là với những người nay đã lớn tuổi, nghe càng “thấm.”
Cuộc đời ca hát của chị đánh dấu bằng một show đặc biệt do các bạn ở Mỹ tổ chức, kỷ niệm 80 năm ca hát của chị, gồm 20 năm Hà Nội và 60 năm Sài Gòn. Có lẽ ở VN ít có ca sĩ nào có số năm sống với ca hát lâu đời thế. Trong show kỷ niệm đó, chị vẫn đứng trên sân khấu hát, tưởng như chẳng có gì thay đổi trong tiếng hát và trong tâm hồn chị.
Một buổi hội ngộ cuối năm hay cuối đời của những người bạn già? Còn được gặp nhau là còn may mắn. Như thế cũng là mãn nguyện lắm rồi.
Văn Quang– Viết từ Sài Gòn
Cây thông lớn nhất thế giới tại Rio de Janeiro, Brazil đã lên đèn, bừng sáng với hơn ba triệu bóng đèn, mở màn cho mùa lễ hội. Vào những ngày đầu tháng 12 này, chắc chắn bạn đọc khắp nơi, từ trong nước đến ngoài nước đã và đang chuẩn bị cho hai Lễ Giáng Sinh và Năm Mới. Hầu như ai cũng cảm thấy một chút tất bật trong mọi việc và một chút xao xuyến vừa chợt đến trong tâm tư. Mỗi người, mỗi nhà đều có những kỷ niệm vui buồn của riêng mình.
Ở Saigon cũng vậy, không khí lễ hội đang rộn ràng khắp nơi, ở các đường phố lớn, đi đâu cũng thấy hình ảnh quen thuộc của lễ hội nhưng lại rất mới mẻ với những vật dụng trang trí vừa hoàn thành hay còn chút xíu dang dở. Từ các thương xá, các siêu thị, các khách sạn lớn nhỏ cho đến tư thất các đại gia đều được trang hoàng lộng lẫy mà không nhuốm một màu sắc chính trị nào, không khẩu hiệu, không cờ quạt, không “muôn năm”… Lòng người cảm thấy thanh thản hơn.
Ban trẻ có những cảm nghĩ và hoạt động hơi khác với cánh già chúng tôi. Ở đây tôi chỉ muốn chia sẻ đôi điều về những suy nghĩ ấy của mấy người bạn già, rất riêng tư nhưng có lẽ lại là một phần những suy nghĩ chung.
Cuộc hội ngộ cuối năm hay cuối cùng
Ngay từ cuối năm ngoái, tháng 12 năm 2012, tôi đã “liều mạng” về thăm quê hương, nơi tôi sinh ra và lớn lên, tôi cũng nói rõ là “Về quê lấn cuối” và tôi đã “tâm sự” với bạn đọc về chuyến đi cứ như “Kinh Kha sang Tần” này. Có lẽ nhiều ông bà bạn già cũng đã làm việc này như thực hiện một tâm nguyện cuối đời.
Năm nay đến lượt ông bà Nguyễn Thế Tuất Hải từ Hawai về VN và ông cũng tuyên bố “đây là lần cuối tôi về thăm quê đấy các cụ ạ.” Những năm trước mỗi lần về thăm VN còn có 2 cặp nữa đi cùng là Huy Sơn và Đặng Văn Nhâm, nhưng năm nay thì hai “cặp” kia không còn sức bước lên máy bay nữa. Cứ mỗi năm một mất mát dần.
Ông bà Hải cũng phải cố gắng lắm mới “liều mạng” leo lên máy bay được. Ông còn nhiều anh chị em nội ngoại, bạn bè từ Hà Nội đến Saigon và ở các tỉnh lẻ. Nhưng ông chỉ “lết” được đến Hà Nội rồi vào đến Sài Gòn đi thăm nội ngoại tận mấy vùng quê là ông giơ tay hàng, không đi thêm được nữa, đành gửi cái “meo” xin lỗi những bà con anh em ở tình xa như Đà Lạt, Nha Trang, đã hẹn mà không đến được.
Ông Hải xuất thân từ một phóng viên tiền tuyến lăn lóc trên nhiều chiến trường từ những năm 60. Sau đó ông giải ngũ, cộng tác với các đài Phát Thanh VOF và Mẹ VN, rồi tháng 4-75, ông nhanh chân “biến” sang Hoa kỳ, chọn ngay được nơi nghỉ mát lý tưởng của thế giới là Hawai để định cư cho tới nay. Bạn bè của ông ở Saigon cũng mất mát nhiều, chỉ còn có Kim đầu bạc, chị Tâm Vấn và tôi. Chúng tôi chỉ có thì giờ gặp nhau được một lần ở một nhà hàng thuộc loại cửa kính máy lạnh, nhưng giá cả lại rất “bình dân” mới mở cửa, nằm ngay trên đường Nguyễn Thiện Thuật.
Kinh nghiệm của tôi là không tội vạ gì đến những tiệm nổi tiếng cho chúng chém. Đến đó thức ăn chưa chắc đã ngon hơn, chưa chắc đã được tiếp đón chu đáo hơn, khách khứa xô bồ, mà giá cả luôn ở trên trời chỉ vì có “cái tiếng.” Thà đến mấy nhà hàng loại “tầm tầm” vừa rẻ vừa ngon. Bữa ăn gồm 7 người, ăn đủ bốn món với trà hoa cúc mật ong mà chỉ phải trả 800 ngàn VN (bằng 40 USD). Nếu ăn uống ở một quán “nổi tiếng,” chắc chắn giá sẽ gấp đôi gấp ba.
Kim đầu bạc, tôi và Thế Hải đều ở tuổi Quý Dậu (1933) vừa bằng tuổi nhau, cái tuổi “chân trước chân sau,” một chân ở 80 còn một chân bước sang tuổi 81. Còn chị Tâm Vấn thì cũng gọi là “đồng trang lứa,” nhưng nói về phụ nữ không ai dại gì khai rõ tuổi.
Hầu như vào cái tuổi này, không ai nói trước được điều gì. Hôm nay còn khỏe, ngày mai lăn đùng ra chẳng còn biết ai vào ai, chẳng còn lo trời trăng gì nữa.
Vì thế nên ai cũng chuẩn bị “tư thế sẵn sàng” để không còn vướng mắc bất cứ thứ gì cho đến ngày cuối cuộc đời. Chúng tôi cũng nói về những thứ chuyện ấy một cách thản nhiên như chuyện một chuyện vui, song điều bùi ngùi nhất là mọi người đều biết rất rõ, đây là lần gặp nhau cuối cùng, sẽ chẳng bao giờ còn một buổi nào hội ngộ đầy đủ như thế này nữa.
Dù cho chị Tâm Vấn, tôi và Kim đầu bạc và cùng ở Saigon nhưng cũng rất ít có dịp gặp nhau. Nói đến Kim đầu bạc ở Sài Gòn, dân chơi tennis nào cũng biết, trước và sau năm 1975, ông vẫn là huấn luyện viên tennis. Sau này, nhiều ông “cán” thích văn minh nên cũng học chơi môn thể thao nhuốm màu “quý sờ tộc” này, chỉ đứng sau chơi gôn. Vì thế nên ông có khá nhiều học trò là những quan chức khá lớn ở thành phố.
Cùng ở Sài Gòn nhưng cũng ít gặp
Về chị Tâm Vấn, lâu nay chị rời bỏ sân khấu ca nhạc và cũng ít giao thiệp với giới báo chí, tôi ít có dịp gặp chị hơn. Có thể nhiều bạn đọc, nhiều khán giả vẫn thỉnh thoảng nghe chị hát một vài bài ở đâu đó hoặc trên youtube do bạn bè gửi nên ít biết về chị. Hôm nay tôi gửi đến bạn đọc vài dòng sơ lược về Tâm Vấn, nữ danh ca một thời xa xưa.
Tôi nhớ lần gặp chị vào năm 1972, chị vào đài Phát Thanh Quân Đội (ĐPT QĐ), mượn phòng vi âm của Đài cùng một số anh em nhạc sĩ để làm một cuốn băng ghi lại những bài hát chị yêu thích để làm kỷ niệm. Tôi tự thấy có bổn phận phải làm việc này giúp chị. Bởi với tất cả những ca nhạc sĩ đã cống hiến cho nghệ thuật, mang tiếng hát, niềm vui đến với mọi người, trong đó có anh em quân nhân và gia đình họ, nhất là những nghệ sĩ đã từng cộng tác thường xuyên với Đài PT QĐ thì bổn phận của chúng tôi là phải nhớ đến công lao của những nghệ sĩ này. Chị đã có một buổi ghi âm cùng với những anh em nghệ sĩ của Đài thường cộng tác với chị từ xưa. Đó cũng là lý do khiến chị muốn ghi âm tại đài PT QĐ chứ không thiếu gì những studio tư nhân và các Đài PT khác sẵn sàng mời chị.
Từ ngày ấy đến nay đã là hơn 40 năm rồi, trải qua bao thăng trầm, mỗi người một công việc nên ít có dịp gặp nhau. Tôi mới gặp lại chị vào ngày cuối năm vừa qua.
Đệ nhất danh ca Bắc Hà
Thật ra, tôi biết chị từ hơn nửa thế kỷ trước, vào năm 1952. Chị là ca sĩ miền Bắc từ những năm 1945-53 tại Hà Nội, cùng thời với những Minh Đỗ, Ngọc Bảo, Quách Đàm. Hồi đó mấy tờ báo như Tia Sáng, Giang Sơn... gọi chị là Đế Nhất danh ca Bắc Hà.
Phan Nghị, Thanh Nam, Huy Quang là ban bè rất thân cũng thường gọi chị như thế. Chị trẻ đẹp và có thể gọi là một thiếu nữ rất hấp dẫn.
Một trong những đóa hoa tươi tắn trong làng ca nhạc của đất Thăng Long ngàn năm văn vật. Chị vui tính, dễ thân gần hơn các ca sĩ khác. Giọng hát của chị rõ ràng, khỏe mạnh, luyến láy nhẹ nhàng, truyền cảm sâu sắc. Chị cố tránh cái tiếng mà người ta gọi là làm duyên õng ẹo.
Một thời gian sau đó, tháng 2 năm 1953, chị bỏ Hà Nội vào Sài Gòn sinh sống. Tuy vậy, trên các sân khấu ca nhạc của Sài Gòn hồi đó rất ít khi chị công tác với một show nào và dường như chị cũng không cộng tác thường xuyên với các phòng trà ca nhạc. Chị thường hát trên hầu hết các Đài phát thanh.
Vào tháng 10 năm 2013 vừa qua, chị đã làm một chuyến Mỹ du lần thứ hai, thăm con cái bạn bè khắp nơi. Không ầm ỹ nhưng bạn bè cũ mới, những nghệ sĩ thuộc lớp sau vẫn nhiệt tình tìm đến thăm hỏi và chị cũng đi đến nhiều tiểu bang để được tay bắt mặt mừng với bạn cũ. Có lẽ Tâm Vân là một nữ danh ca thời xa xưa còn sót lại, tuy đã có tuổi nhưng rất nhanh nhẹn và khỏe mạnh. Chị vẫn còn hứng thú đi du lịch khắp nơi.
Gặp Tâm Vấn, tôi rất bất ngờ vì tiếng cười lanh lảnh và tiếng nói rành rọt chẳng khác gì thuở xa xưa. Chị kể khi ở Mỹ, có điện thoại cho Thái Thanh nhưng dường như Thái Thanh không còn nhận ra Tâm Vấn. Nỗi buồn của chị cũng như tôi, bây giờ nhìn lại những người quen biết chúng tôi ngày xưa chẳng còn bao nhiêu.
Một đời tôi hát
Chị tặng chúng tôi một cái CD mới mang tên “MỘT ĐỜI TÔI HÁT.” Chị nói không hề biết trước có cái CD này. Bất ngờ Thanh Trang mang đến tặng chị 100 bản, có lẽ trích trong những cassette cũ và CD của chị. Sau đó, con chị làm thêm 500 bản nữa mới đủ tặng bạn bè, không hề được bán ra thị trường.
CD gồm phần đầu là lời giới thiệu ca sĩ Tâm Vấn của Thanh Trang trên đài PT VOA ngày 02-10-2013. Phần thứ hai là 12 bài hát rất xưa, rất... Tâm Vấn, không thể lẫn được. Gồm một số bài quen thuộc như Nỗi Lòng, Thu Tàn, Gái Xuân, Giáo Đường In bóng, Dứt Đường Tơ, Duyên Thề... và vài bài rất ít khán giả biết như “Hà Nội 49,” “Một đời tôi hát.”
Chất giọng của chị vẫn mượt mà, rất trẻ trung như hồi nào. Tôi không biết trong đó có bài nào chị hát ở phòng vi âm Đài PT QĐ không. Thật ra đó chưa phải là tất cả những gì của cả “một đời tôi hát.” Chị còn hát nhiều hơn thế và hay hơn thế, nhất là với những người nay đã lớn tuổi, nghe càng “thấm.”
Cuộc đời ca hát của chị đánh dấu bằng một show đặc biệt do các bạn ở Mỹ tổ chức, kỷ niệm 80 năm ca hát của chị, gồm 20 năm Hà Nội và 60 năm Sài Gòn. Có lẽ ở VN ít có ca sĩ nào có số năm sống với ca hát lâu đời thế. Trong show kỷ niệm đó, chị vẫn đứng trên sân khấu hát, tưởng như chẳng có gì thay đổi trong tiếng hát và trong tâm hồn chị.
Một buổi hội ngộ cuối năm hay cuối đời của những người bạn già? Còn được gặp nhau là còn may mắn. Như thế cũng là mãn nguyện lắm rồi.
Comment