'Sau khi hạ cánh, cài phanh, nhân viên kỹ thuật đóng chèn lốp mới tả hỏa không thấy một chiếc lốp đâu', cơ trưởng máy bay ATR 72 bị rơi lốp kể.
Ngày 21/10, chiếc ATR 72 mang số hiệu VN 1673 của Vietnam Airlines (VNA) cất cánh bình thường, mang cả thợ máy từ sân bay Đà Nẵng ra Cát Bi (Hải Phòng) như nhiều lần để đón khách cho chặng bay ngược lại. Theo cơ trưởng Vũ Tiến Khánh (sinh năm 1979, có kinh nghiệm 6 năm lái ATR 72), quy định của ngành trước chuyến bay, thợ máy kiểm tra nghiêm ngặt các bộ phận và báo cáo mọi thứ “bình thường”.
Tiếp đến, cơ phó Trịnh Linh Thơ (sinh năm 1985) kiểm tra bằng mắt thường thêm và cũng báo cáo “bình thường”. Cuối cùng, đích thân cơ trưởng Khánh thực hiện kiểm tra trước khi máy bay cất cánh. Mọi thứ đủ điều kiện bay.
Chuyến bay VN 1673 lúc đó có 41 khách (trong tổng số 68 ghế ngồi). “Tiếp viên trưởng Huỳnh Kim Bảo Ngân (có kinh nghiệm 17 năm) báo cáo khách đã lên đủ và đóng cửa. Tôi xin huấn lệnh nổ máy từ kiểm soát viên không lưu. Rồi máy bay cất cánh nhẹ nhàng”, cơ trưởng Khánh nói. Ngay cả tiếp viên trưởng, tiếp viên phó trên chuyến bay cũng không nhận thấy điều gì khác biệt.
Một trong 2 chiếc lốp càng trước (bên trái) của máy bay ATR 72 bị rơi lúc nào (ảnh to). Cận cảnh chiếc càng bị rơi lốp (ảnh nhỏ).
Không giống như các dòng máy bay Airbus hay Boeing, chỉ cần áp suất lốp căng quá hay giảm đi, hệ thống máy tính thông minh sẽ phát cảnh báo. Nhưng với dòng máy bay ATR 72, không có hệ thống cảnh báo trên. Do đó, khó xác định được một chiếc lốp mũi (trong 2 chiếc nằm sát nhau phía trước máy bay) bị rơi ở đâu, lúc nào.
Cơ trưởng Khánh cho biết, trước khi máy bay hạ cánh sân bay Đà Nẵng, trời lúc đó rất đẹp, chỉ có gió cạnh ngang hơi phức tạp một chút buộc cơ trưởng phải trực tiếp điều khiển (nếu gió đẹp hơn, cơ phó có thể làm việc này).
"Một pha tiếp đất êm đến nỗi, sau này, tôi có hỏi nhân viên kỹ thuật ngồi cùng trong buồng lái là có cảm nhận gì khác không. Anh ấy nói không thấy gì. Tuy nhiên, lúc hạ cánh xong, khi lăn máy bay vào chỗ đỗ, tôi mới cảm giác máy bay di chuyển hơi ì ạch nên phải tăng công suất. Sau 4 phút hạ cánh, cài phanh, nhân viên kỹ thuật đóng chèn lốp, mới tả hỏa không thấy một chiếc lốp đi đâu mất. Tất nhiên, hành khách cũng không biết sự việc”, cơ trưởng Khánh kể.
“Phi công của VNA mỗi năm được huấn luyện 2 lần và phải thực hiện được cả những tình huống phức tạp. Tôi lo lắng nhất là không biết chiếc lốp kia có rơi vào người nào dưới mặt đất hay không”, anh Khánh nói thêm. Sau vụ việc trên, những người liên quan phải làm giải trình với cơ quan chức năng.
Trong lịch sử hàng không thế giới ghi nhận đây là một ca hy hữu. Như ở Ấn Độ, cũng chỉ có trường hợp máy bay ATR hạ cánh xuống đường băng, bị gập càng do va phải chó hoặc động vật hoang dã lao vào. Sau khi sự cố diễn ra, ngay lập tức, VNA đã báo cáo sơ bộ sự việc với Cục Hàng không đồng thời, thông báo cho nhà sản xuất phối hợp điều tra tìm hiểu nguyên nhân trước khi đưa ra kết luận cuối cùng. Toàn bộ đội bay ATR 72 tạm thời dừng khai thác để kiểm tra.
Cục trưởng Hàng không Lại Xuân Thanh đánh giá đây là sự cố nghiêm trọng. Cơ quan này cũng đã thành lập tổ điều tra toàn diện về nguyên nhân sự cố. Việc điều tra bao gồm việc kiểm tra hồ sơ lưu trữ, thực địa tại máy bay, sân bay. Ông Thanh cho biết, hiện cả nước có 14 máy bay ATR 72, đều thuộc sở hữu của VNA, có tuổi đời khai thác thấp (thế hệ mới).
Tối 21/10, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết đã nắm được sự việc. Ngay sau khi được báo cáo, Bộ trưởng GTVT, kiêm Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia Đinh La Thăng ngay lập tức chỉ đạo kiểm tra toàn diện đội bay ATR 72, yêu cầu các bên liên quan báo cáo trong ngày 22/10.
VNA cho biết, máy bay cất cánh từ sân bay Cát Bi (Hải Phòng) lúc 12h45 ngày 21/10 và hạ cánh tại Đà Nẵng lúc 14h15. Máy bay đăng ký số hiệu B219, xuất xưởng năm 2009, khai thác tại Việt Nam từ ngày 13/10/2009; kiểm tra kỹ thuật định kỳ gần nhất vào ngày 21/9.
Ngày 21/10, chiếc ATR 72 mang số hiệu VN 1673 của Vietnam Airlines (VNA) cất cánh bình thường, mang cả thợ máy từ sân bay Đà Nẵng ra Cát Bi (Hải Phòng) như nhiều lần để đón khách cho chặng bay ngược lại. Theo cơ trưởng Vũ Tiến Khánh (sinh năm 1979, có kinh nghiệm 6 năm lái ATR 72), quy định của ngành trước chuyến bay, thợ máy kiểm tra nghiêm ngặt các bộ phận và báo cáo mọi thứ “bình thường”.
Tiếp đến, cơ phó Trịnh Linh Thơ (sinh năm 1985) kiểm tra bằng mắt thường thêm và cũng báo cáo “bình thường”. Cuối cùng, đích thân cơ trưởng Khánh thực hiện kiểm tra trước khi máy bay cất cánh. Mọi thứ đủ điều kiện bay.
Chuyến bay VN 1673 lúc đó có 41 khách (trong tổng số 68 ghế ngồi). “Tiếp viên trưởng Huỳnh Kim Bảo Ngân (có kinh nghiệm 17 năm) báo cáo khách đã lên đủ và đóng cửa. Tôi xin huấn lệnh nổ máy từ kiểm soát viên không lưu. Rồi máy bay cất cánh nhẹ nhàng”, cơ trưởng Khánh nói. Ngay cả tiếp viên trưởng, tiếp viên phó trên chuyến bay cũng không nhận thấy điều gì khác biệt.
Một trong 2 chiếc lốp càng trước (bên trái) của máy bay ATR 72 bị rơi lúc nào (ảnh to). Cận cảnh chiếc càng bị rơi lốp (ảnh nhỏ).
Không giống như các dòng máy bay Airbus hay Boeing, chỉ cần áp suất lốp căng quá hay giảm đi, hệ thống máy tính thông minh sẽ phát cảnh báo. Nhưng với dòng máy bay ATR 72, không có hệ thống cảnh báo trên. Do đó, khó xác định được một chiếc lốp mũi (trong 2 chiếc nằm sát nhau phía trước máy bay) bị rơi ở đâu, lúc nào.
Cơ trưởng Khánh cho biết, trước khi máy bay hạ cánh sân bay Đà Nẵng, trời lúc đó rất đẹp, chỉ có gió cạnh ngang hơi phức tạp một chút buộc cơ trưởng phải trực tiếp điều khiển (nếu gió đẹp hơn, cơ phó có thể làm việc này).
"Một pha tiếp đất êm đến nỗi, sau này, tôi có hỏi nhân viên kỹ thuật ngồi cùng trong buồng lái là có cảm nhận gì khác không. Anh ấy nói không thấy gì. Tuy nhiên, lúc hạ cánh xong, khi lăn máy bay vào chỗ đỗ, tôi mới cảm giác máy bay di chuyển hơi ì ạch nên phải tăng công suất. Sau 4 phút hạ cánh, cài phanh, nhân viên kỹ thuật đóng chèn lốp, mới tả hỏa không thấy một chiếc lốp đi đâu mất. Tất nhiên, hành khách cũng không biết sự việc”, cơ trưởng Khánh kể.
“Phi công của VNA mỗi năm được huấn luyện 2 lần và phải thực hiện được cả những tình huống phức tạp. Tôi lo lắng nhất là không biết chiếc lốp kia có rơi vào người nào dưới mặt đất hay không”, anh Khánh nói thêm. Sau vụ việc trên, những người liên quan phải làm giải trình với cơ quan chức năng.
Trong lịch sử hàng không thế giới ghi nhận đây là một ca hy hữu. Như ở Ấn Độ, cũng chỉ có trường hợp máy bay ATR hạ cánh xuống đường băng, bị gập càng do va phải chó hoặc động vật hoang dã lao vào. Sau khi sự cố diễn ra, ngay lập tức, VNA đã báo cáo sơ bộ sự việc với Cục Hàng không đồng thời, thông báo cho nhà sản xuất phối hợp điều tra tìm hiểu nguyên nhân trước khi đưa ra kết luận cuối cùng. Toàn bộ đội bay ATR 72 tạm thời dừng khai thác để kiểm tra.
Cục trưởng Hàng không Lại Xuân Thanh đánh giá đây là sự cố nghiêm trọng. Cơ quan này cũng đã thành lập tổ điều tra toàn diện về nguyên nhân sự cố. Việc điều tra bao gồm việc kiểm tra hồ sơ lưu trữ, thực địa tại máy bay, sân bay. Ông Thanh cho biết, hiện cả nước có 14 máy bay ATR 72, đều thuộc sở hữu của VNA, có tuổi đời khai thác thấp (thế hệ mới).
Tối 21/10, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết đã nắm được sự việc. Ngay sau khi được báo cáo, Bộ trưởng GTVT, kiêm Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia Đinh La Thăng ngay lập tức chỉ đạo kiểm tra toàn diện đội bay ATR 72, yêu cầu các bên liên quan báo cáo trong ngày 22/10.
VNA cho biết, máy bay cất cánh từ sân bay Cát Bi (Hải Phòng) lúc 12h45 ngày 21/10 và hạ cánh tại Đà Nẵng lúc 14h15. Máy bay đăng ký số hiệu B219, xuất xưởng năm 2009, khai thác tại Việt Nam từ ngày 13/10/2009; kiểm tra kỹ thuật định kỳ gần nhất vào ngày 21/9.
Comment